Xoa bóp bấm huyệt là kỹ thuật trị liệu bằng tay phổ biến trong Y Học Cổ Truyền. Phương pháp này đã được chứng minh mang lại nhiều lợi ích trong việc điều trị một số bệnh lý như cơ xương khớp, thần kinh,…
Bấm huyệt hay xoa bóp bấm huyệt từ lâu đã được áp dụng như một phương pháp phòng và điều trị bệnh hiệu quả. Vậy bấm huyệt có những tác dụng gì? Bấm huyệt ứng dụng trong phòng và điều trị những bệnh lý nào? Hãy cùng Đông y Tuấn Du tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Nội dung bài viết
1.Xoa bóp bấm huyệt là gì?
Xoa bóp, bấm huyệt là những phương pháp trị liệu bằng tay, người bấm huyệt sẽ dùng tay tác động lên các huyệt, da thịt và gân khớp của người bệnh, các tác động vật lý đó sẽ kích thích vào hệ thần kinh tạo nên những thay đổi của thể dịch, nội tiết giúp nâng cao năng lực hoạt động của lục phủ ngũ tạng và nâng cao quá trình dinh dưỡng của cơ thể.
Theo Y Học Cổ Truyền, xoa bóp bấm huyệt tác động vào các huyệt, kinh lạc có thể đuổi được ngoại tà, điều hòa được dinh vệ, thông kinh hoạt lạc và điều hòa chức năng tạng phủ.
2. Xoa bóp bấm huyệt có tác dụng gì?
Xoa bóp bấm huyệt là kỹ thuật được áp dụng trong điều trị nhiều bệnh lý như:
- Nhóm bệnh cơ xương khớp: xoa bóp có tác dụng giúp giãn cơ, đặc biệt là những nhóm cơ đã bị co cứng trước đó do các bệnh về gân, khớp, dây chằng, giúp tăng tính linh hoạt của khớp và cải thiện vận động cho người bệnh
- Nhóm bệnh về thần kinh: Xoa bóp tác động trực tiếp lên các thụ cảm thần kinh ở dưới da tạo ra các đáp ứng phản xạ thần kinh từ đó có tác dụng điều hòa thần kinh, giảm căng thẳng, tăng khả năng tập trung, giảm đau, giãn cơ
>>> Xoa bóp bấm huyệt điều trị mất ngủ
>>> Xoa bóp bấm huyệt tác động cột sống điều trị hội chứng tiền đình
- Thẩm mỹ: xoa bóp, bấm huyệt ở các huyệt vùng mặt giúp tăng lưu thông máu, trẻ hóa da mặt, giúp da săn chắc, hồng hào hơn.
- Ngoài ra, xoa bóp bấm huyệt còn giúp điều hòa chức năng nội tạng, tăng cường nhu động của dạ dày, ruột và cải thiện chức năng tiêu hoá.
>> Massage là gì? lợi ích của việc massage
3. Lưu ý xoa bóp bấm huyệt
Xoa bóp bấm huyệt mang lại hiệu quả điều trị tốt cho một số bệnh, tuy nhiên nó cũng có chống chỉ định với một số tình trạng như gãy xương, chấn thương đụng dập cơ và dây chằng, ở khớp; bệnh tim phổi nặng như nhồi máu cơ tim, suy tim, cơn hen ác tính, suy hô hấp, vùng lở loét mụn nhọt (vì sẽ gây nhiễm khuẩn và làm nặng thêm tình trạng lở loét), khi các cơ quan bị tổn thương thực thể về ngoại khoa (viêm ruột thừa, thủng dạ dày, bệnh truyền nhiễm).
TUAN DU ORIENTAL HEALTHCARE
HOT NEWS
Tác Dụng Giải Độc Của Hoàng Cầm và Liên Kiều
1. Tổng Quan Về Hoàng Cầm và Liên Kiều Hoàng Cầm: [...]
Tác Dụng Của Cặp Thuốc Sài Hồ Và Hoàng Cầm Trong Y Học Cổ Truyền
Trong y học cổ truyền, các vị thuốc từ thiên nhiên [...]
Điều Trị Thoát Vị Đĩa Đệm Bằng Vật Lý Trị Liệu Kết Hợp Y Học Cổ Truyền – Phương Pháp Hiệu Quả Và An Toàn
Điều Trị Thoát Vị Đĩa Đệm Bằng Vật Lý Trị Liệu [...]
Lung Cu Flag Tower – A Proud Landmark at Vietnam’s Northernmost Border
The Lung Cu Flag Tower, located in Lung Cu commune, Dong [...]
Cột Cờ Lũng Cú – Điểm Tựa Tự Hào Nơi Địa Đầu Tổ Quốc
Cột cờ Lũng Cú, thuộc xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, [...]
Explore Suoi Thau Steppe – The Untouched Beauty of Ha Giang’s Highlands
Explore the Enchanting Steppe of Suoi Thau – Ha Giang’s Hidden [...]