Vị thuốc Một dược: Còn gọi: Mạt dược (Cương mục). Một dược (Dược tính luận, Trung Quốc dược học đại từ điển, Trung dược đại từ điển).

– Tên khoa học:

Thường dùng 2 loại có tên sau:

1) Cây một dược: Commiphora myrrha Engl.

2) Cây một dược ái luân bảo: Balsamodendron Ehrenbergianum Berg.

Đây là chất nhựa của cây một dược và cây một dược ái luân bảo thuộc họ Trám (Burseraceae).

1. Bộ phận dùng, thu hái và bào chế

– Bộ phận dùng: Một dược là nhựa của cây Một dược

– Hình thái 

a) Cây một dược:

Là loại cây vừa, thấp lùn, hoặc cây cao, cao 3m, cây khô thô, gồm nhiều cành thô dạng gai nhọn không theo qui tắc nào, vỏ cây mỏng, trơn sáng, bong tróc ra miếng nhỏ thì sắc nâu chanh nhạt, về sau sắc đen tro.

Lá mọc rải rác hoặc mọc rậm rạp, lắc đơn hoặc 3 lá kép, cuống ngắn, lá nhỏ hình trứng dài ngược, hoặc đảo pha hình kim, ở giữa một tấm lá dài 7 – 18mm rộng 4 – 8mm, lá giữa so Với 1 đổi lá 2 bên thì to hơn đầu lá tù, cả mép lá hoặc ở đoạn cuối lá hơi có răng cưa. Hoa nhỏ sinh túm tụm trên một cành ngắn.

Đài hoa dạng chén, còn từ trước, trên có đủ 4 răng cùn, mũ hoa sắc trắng, 4 cánh, hình tròn dài hoặc tròn dài dạng dây thẳng đứng.

Nhị đực 8, từ mé bên bàn hoa dạng chén ngắn ruỗi ra, thẳng đứng, dài không bằng nhau. Túi phấn hoa hình trứng, tử phòng 3 buồng, mỗi buồng đều đủ 2 cái noãn (phôi châu), trụ hoa ngắn thô, đầu trụ dạng đầu.

Quả hạch hình trứng, đầu nhọn, sáng trơn, sắc nâu, vỏ ngoài quả chất da hoặc chất thịt, hạt 1 – 3 cái, nhưng chỉ 1 cái chín ngoài ra đều có teo. Kỳ hoa mùa hạ. Phân bố ở vùng nhiệt đới Châu Phi và miền Tây Châu Á.

Xem thêm: Mua thuốc đông y uy tín, chất lượng tại thành phố Hà Giang

b) Hình thái cây một dược ái luân bảo:

Cây cao không gai loại nhỏ hoặc cây vừa, 3 lá kép, mọc tụm trên cành ngắn, cuống dài, sáng bóng hoặc có lông ngắn, lá nhỏ hình trứng ngược hoặc hình tròn dài, đầu lá ngắn nhọn hoặc tròn tù.

Hoa 1 đóa hoặc 2 đóa ở bên cạnh cụm lá duỗi ra, đoạn giữa cuống hoa có 2 cái túi bọc nhỏ, hạt quả hình trứng hơi nén bẹp xuống, một bên nhô lên giống như cái mỏ ngắn, một buồng, vỏ quả cứng, sắc vàng, hạt không phôi nhũ (nội nhũ).

Thường mọc ở vùng cảng biển 2 bên bờ Hồng Hải, cùng bán đảo Arabo, từ vĩ tuyến bắc 22° hướng nam đến dải bờ biển Somali.

– Cách bào chế:

Một dược, trừ bỏ tạp chất đập vỡ. Chế một dược; lấy một dược sạch đặt trong nồi, dùng lửa cho đến khi nhìn mặt ngoài hơi điểm chấm dung hóa, lấy ra để nguội. Hoặc sao đến lúc thấy mặt ngoài hơi dung hóa thì phun dấm gạo vào, tiếp tục sao đến khi tầng ngoài sáng bóng, lấy ra để nguội, một dược 100 cân dùng dấm 6 cân).

+ Bản thảo tòng tân: Một dược, thủy phi qua dùng cái bát đựng đế trong nước nóng, lấy đăng tâm cùng nghiền thì dễ nhỏ.

2. Tác dụng dược lý vị Một dược

Thuốc nước ngâm một dược tỉ lệ 1/2 trong ống thí nghiệm đối với: Trichophyton violaceum, Trichophyton concentricum, khuẩn facus schoenleinii, mọi loại khuẩn dẫn đến bệnh chân lan (funqus, eumycetes) đều có tác dụng ức chế với mức độ không giống

nhau. Tác dụng kháng khuẩn của một dược có thể cùng eugenol (đinh hương du phân) có quan hệ. Bộ phận hàm chứa dầu nhựa cây (oleoresin) có thể giáng thấp chứng máu cao cholesterol (Hypercholesterolemia) [bằng cách cho ăn dầu thực vật hydro hóa (Hydrogenate). Của con thỏ đực có hàm lượng cholesterol cao đồng thời có thể phòng ngừa ban, cục hình thành, cũng có thể khiến thỏ nhà thể trọng giảm nhe. So với chất khác có hàm chứa oleoresin tương tự.

Một dược (nói chung dùng tinture) có tác dụng kích thích  cục bộ nào đó, có thể dùng trong thuốc rửa xoang miệng, cũng có thể dùng cho lúc vị tràng yếu để hưng phấn nhu động ruột.

Vị thuốc Một dược

Vị thuốc Một dược

3. Vị thuốc Một dược theo Đông y

– Tính vị: Đắng, bình, không độc.

– Vào kinh: Vào kinh can, tỳ, thận, tâm.

– Công dụng chủ trị:

Tan huyết trừ ứ, tiêu sưng yên đau, trị vấp ngã, đâm chém, gân cốt, mọi đau tâm phúc, trưng hà, kinh bế, mụn nhọt sưng đau, trĩ rò, mắt màng che.

+ Dược tính luận: Trị đánh đập tổn thương vùng tâm bụng có máu ứ, gãy vỡ dập ăn xương ứ đau, vết đâm chém đau không nhịn nổi, đều lấy rượu hòa uống

+ Hải được bản thảo: Chủ ngã ngựa triết thương thay cũ đổi mới, có thể sinh máu tốt, nghiền nhỏ lấy rượu nóng điều

 Trụy thai tâm bụng đều đau cùng trĩ rò, sau đó huyết khí đau, làm hoàn tán uống.

+ Nhật Hoa tử bản thảo: Phá trong kết máu tích, tiêu độc sưng.

+ Khai báo bản thảo: Chủ phá huyết ngừng đau, chữa vết loét do gậy đánh, mọi lở ác, trĩ rò thốt nhiên ra máu, trong mắt màng che, sâu sẫm đau, da đỏ.

+ Vương Hiếu Cổ: Trị tâm đởm hư, can huyết không đủ.

+ Cương mục: Tan huyết, tiêu sưng, nên đau, sinh cơ.

+ Bản thảo thuật: Uống lâu thư duỗi màng gân, thông huyết mạch, bền chặt răng, dài râu tóc…

4. Phương thuốc chọn lọc

1) Trị gân cốt tổn thương: Bột gạo (sao vàng) 4 lạng. Cho một dược, nhũ hương bột vào đều nửa lạng, hòa rượu trộn thành cao, dán vào. (Ngự dược biện phương)

2) Trị mọi phong lịch tiết, gân xương đau nhức ngày đêm không thế nhịn được:

Một dược (nghiền) 1/2 lạng; Xương đùi hổ (đồ dấm nướng vàng) 3 lạng. Trước nghiền thành bột rồi cùng một dược cùng nghiền, rượu ấm điều uống 2 đồng cân, ngày 3 lần. (Bản thảo đồ kinh).

3) Trị các loại đau đớn tâm bụng không thể nhịn:

Một dược 3 đ.cân; Nhũ hương 3 đ.cân; Xuyên sơn giáp (nướng) 5 đ.cân; Hạt gấc 4 đ;cân

Cùng nghiền nhỏ, mỗi lần uống 1/2 – 1 đồng cân. Rượu 1/2 chén to cùng sắc uống ấm, không kể lúc nào (Tuyên minh luận phương” Một dược tán).

4) Trị đàn bà nội thương đau khổ, huyết vậng cùng rốn bụng đau ngầm: Một dược nghiền nhỏ, rượu ấm điều uống 1 đ.cân. (Bản thảo đồ kinh)

5) Trị sau đẻ huyết vậng, nói năng điên đảo, hay quên, mất trí:

Một dược, huyết liệt lượng bằng nhau, nghiền nhỏ, sau đó dùng nước tiểu trẻ cùng rượu đều nửa chén, đun 1 – 2 lần sôi điều uống 2 đồng cân, giờ lâu lại uống máu xấu tự ra.

(“Thương hàn bảo mạnh tập” Đoạt mệnh tán)

6) Tiêu máu cục:  Hoạt thạch 2 đ.cân; Một dược 1 đ.cân; Kỳ lân kiệt 1 đ.cân. Cùng nghiền nhỏ, dấm hồ viên. (Kim quỹ câu huyền)

7) Trị đàn bà kinh nguyệt không thông:

Một dược 1/2 lạng; Não sa 1/2 lang; Can tất giã sao hết khói 1/2 lạng; Quế tâm 1 lạng; Mật chó (phơi khô, 2 cái); Nguyên hoa (ngâm dấm 1 đêm sao khô) 1/2 lạng; Thủy ngân 3 phân (cho vào thịt quả táo nghiên cho hết tinh). Nghiền nhỏ lấy thịt táo hoàn viên như hạt đậu xanh. Mỗi lần trước bữa ăn, nước dấm ấm điều uống 10 viên.

(“Thánh huệ phương” Một dược hoàn)

8) Trị nhọt lở, sưng độc vô danh:

Một dược (bỏ dầu); Thần sa; Huyết liệt; Bằng sa; Nhũ hương (bỏ dầu); Hùng hoàng; Thiềm tô (ngâm sữa người); Khinh phấn; Băng phiến; Xạ hương. Lượng bằng nhau, cùng sữa nghiền nhỏ, dùng sữa hoàn viên như hạt tiểu mạch. Mỗi lần dùng 3 viên, ngậm dưới lưỡi, nuốt, ra mồ hôi là tự tiêu; nếu không có mồ hôi lấy rượu nóng uống thúc cho ra.

(“Đãng y đại toàn” Thiệt hóa đan)

9) Trị mụn nhọt lở độc, loét mục đi mới sinh:

Nhũ hương; Một dược, lượng bằng nhau. Đặt lên trên lá vầu, nướng lửa bỏ dầu đi, mài sữa sát lên chỗ đau, lấy cao dán vào. Thuốc này độc chưa hết thì chúc mủ ra ngoài độc đã hết thì thu miệng. (Đãng y đại toàn “Hải phu tán)

10) Trị 5 chứng trĩ: 

Một dược (nghiên) 1 lạng; Hoàng phàn 1/2 lạng; Nhân trung bạch (nung lửa) 1/2 lạng; Bạch phàn 1/2 lạng; Xạ hương (nghiền) 1 đ.cân. Cùng nghiền nhỏ. Khi dùng, trước lấy nước hành rửa chỗ trĩ cho sạch, lấy bột thuốc khô rắc. (“Thánh Lễ tổng lục” Tiêu độc một dược tán) .

11) Trị mắt rò rỉ ra máu mủ: 

Đại hoàng (nấu, dùng ít); Một dược; Phác tiêu, cùng nghiền nhỏ. Mỗi lần uống 3 đồng cân. Rượu điều uống, nước trà cũng được. (Ngân hải tinh vi” Một dược tán)

12) Trị mắt có tia máu suốt qua con ngươi, ngoài có màng che đau đớn:

Một dược 2 lạng; Kỳ lân kiệt 1 lạng; Đại hoàng 1,5 lạng; Mang tiêu 1,5 lạng; Cùng nghiền nhỏ. Sau bữa ăn trà nóng điều 1 đồng cân. (“Nhãn khoa long mộc luân” Một dược tán)

13) Trị dao chém không đến lớp mô:

Nhũ hương, một dược đều 1 đ.cân, cùng nghiền nhỏ, rượu 1/2 chén, tiểu trẻ 1/2 chén cùng thuốc đun nóng uống.  (Kỳ hiệu lương phương)

5. Các nhà luận bàn về vị thuốc Một dược

1) Bản thảo khiên nghĩa:

Một dược, đại khái là thông máu trệ, vấp ngã đánh đập tổn thương đau, đều lấy rượu hòa uống. Máu trì đọng thì khí ủng tắc ngưng đọng, khí ủng tắc ngưng đọng thì kinh lạc đầy cấp, kinh lạc đầy cấp cho nên đau và sưng. Phàm đánh đập cơ nhục bị tổn thương sưng đau, kinh lạc tắc nghẽn khí huyết không thông hành, ủng tắc ngưng đọng nên vậy.

2) Y học nhập môn: 

Đông Viên nói: Một dược ở khoa trị lở loét tan máu. Vị thuốc này thay cũ đổi mới, cho nên có thể phá máu cũ, tiêu sưng ngừng đau, là thuốc kỳ diệu của sương gia vậy.

3) Cương mục: 

Nhũ hương hoạt huyết, một dược tan huyết, đều có thể ngừng máu tiêu sưng, sinh cơ, cho nên 2 vị thuốc cùng kiêm mà dùng.

4) Bản thảo kinh sơ: kinh bản thảo:

Một dược vị đắng bình không độc. Song bình nên là cay khí cần phải hơi hàn. Phàm lộ ác trĩ rò, đều do máu nóng ứ trệ mà thành, ngoài bị dao gây tổn thương làm lở loét, cũng đều máu thịt bị bệnh. Máu thịt bị thương thí sinh ứ mà phát nhiệt gây đau. Thuốc này đắng có thể tiết, cay có thể tan, lạnh có thể trừ nhiệt.

Thủy thuộc âm, máu cũng là thuộc âm, lấy cùng loại cùng theo nhau, cho nên có thể vào phần huyết, tan máu ứ, trị máu nóng mọi lở loét cùng chứng thốt nhiên ra máu vật. Kinh can máu nóng thì mắt đỏ đau, kéo màng. làm tan máu nóng kinh can thì bệnh mắt trừ được vậy.

Xem thêm: Mua thuốc đông y uy tín, chất lượng tại thành phố Hà Giang

_____________________________________________________________________________________

Đông y TUẤN DU
– Hotline/Whatsapp: 0983.444.560 – 0359.736.095
– Email: Buidinhtuan1210@gmail.com.
– Address:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *