Căng cơ là tình trạng hay gặp trong cuộc sống hiện nay khiến cho người bệnh đau đớn, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống. Vậy căng cơ do những bệnh gì gây ra, cách điều trị và phòng ngừa thế nào, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Nội dung bài viết
Căng cơ là gì?
Căng cơ là tình trạng co bóp liên tục không nghỉ ngơi của một nhóm cơ. Điều này không chỉ làm đau tại chỗ mà còn gây ra một sự đối kháng giữa phần không và có căng tạo cảm giác cứng và căng tức tại nơi diễn ra.
Các vùng thường xảy ra căng cơ là cổ, cơ hình thang (nằm ở phía dưới cổ về phía 2 bên vai), thắt lưng, tay, chân…
Căng cơ không phải là bệnh lý nguy hiểm nhưng lại mang lại phiền toái với sự đau nhức và khó chịu, thậm chí cơn đau có thể kéo dài dai dẳng nếu không có tư thế giảm đau, nguy hiểm hơn là khả năng rách cơ do kéo giãn quá mức.
Căng cơ có nhiều nguyên nhân gây nên. Dựa vào tính chất và thời gian mà người ta phân làm hai loại căng cơ cấp tính và căng cơ mạn tính. Với mỗi loại căng cơ này, phương pháp xử trí cũng khác nhau.
Căng cơ gây cảm giác đau tại chỗ và tạo cảm giác cứng ở vùng cơ căng
2. Nguyên nhân gây căng cơ
Căng cơ cấp tính
Căng cơ cấp tính là tình trạng cơ bị rách đột ngột. Nguyên nhân chủ yếu gây nên căng cơ loại này là do chấn thương (trực tiếp hoặc gián tiếp). Cụ thể là:
- Di chuyển, hoạt động không đúng so với những động tác thông thường của cơ.
- Tác động nhanh, mạnh vào một nhóm cơ khiến cho cơ co giật mạnh.
Khi gặp căng cơ kiểu này cần phải tiến hành sơ cứu tại chỗ để tránh tổn thương thêm và điều trị y tế nếu cần thiết.
Căng cơ mạn tính
Căng cơ mạn tính là nhóm căng cơ thường gặp và được nhắc tới nhiều hơn. Tình trạng này xảy ra là do sự căng cơ ở cường độ cao hoặc sai tư thế của 1 nhóm cơ trong một thời gian.
Mặc dù căng cơ này nhẹ nhàng không co kéo hoặc làm rách cơ nhưng lại kéo dài khiến cho khi ngừng làm động tác đó nhóm cơ này vẫn tiếp tục căng mà không thư giãn như thông thường.
Một số nguyên nhân có thể kể đến gây căng cơ mạn tính là:
- Luyện tập các môn thể thao như bóng chuyền, chèo thuyền, tennis, bóng chày, golf,…
- Ngồi làm việc trong thời gian dài khiến cho lưng và cổ phải giữ ở tư thế cố định rất lâu.
- Học tập và làm việc sai tư thế khiến các cơ vùng tác động bị căng.
3. Các cấp độ căng cơ
Dựa theo bảng phân loại chấn thương cơ, người ta chia căng cơ thành 3 độ như sau:
- Độ 1 (Nhẹ): đau tại chỗ, vận động bình thường. Nhóm này thường gặp trong căng cơ mạn tính.
- Độ 2 (Trung Bình): đau lan có cảm giác đau kéo đến các đầu gân, có thể cảm nhận sự suy yếu của vận động, có thể sờ thấy vị trí rách cơ dù nhỏ.
- Độ 3 (Nặng): hiếm găp trong bệnh lý căng cơ, tuy nhiên đối với cơ chế căng mạnh một cách cấp tính như tai nạn lao động vẫn có thể xảy ra. Đau dữ dội, mất vận động, thường có thể cảm nhận thời điểm toạc cơ như một cú bật ra của 2 đầu xương sau đó có thể cảm nhận được sự bất thường trong cả cấu trúc xương và cơ của người mắc phải. Kèm theo các triệu chứng bầm đỏ và đổi màu dễ nhận thấy vùng chấn thương. [2]
Có ba mức độ căng cơ
4. Dấu hiệu của căng cơ
- Đau: đau mỏi toàn bộ cơ bắp, đau kể cả khi nghỉ, đau tăng lên khi di chuyển.
- Đỏ hoặc bầm tím: vùng cơ bị tổn thương có thể xuất hiện đỏ hoặc bầm tím, nhận thấy rõ nếu nguyên nhân do chấn thương.
- Chuyển động hạn chế: các hoạt động sẽ bị hạn chế do cơ căng cứng. Khi cố gắng di chuyển sẽ gây ra hiện tượng đau đớn, co rút dữ dội.
- Chuột rút hoặc co thắt cơ bắp: do lực đối kháng giữa vùng cơ căng và không căng sẽ gây nên cảm giác chuột rút. Mặt khác, khi các cơ này hoạt động quá lâu gây ra các chuyển động đột ngột gọi là co thắt cơ bắp.
- Sưng tấy: đây là tình trạng hay gặp do tổn thương gây căng cơ làm cho vùng cơ bị tác động sưng tấy, gây đau đớn.
- Yếu cơ: căng cơ kéo dài có thể làm cho các tế bào cơ nghỉ ngơi không đủ gây suy giảm chức năng đàn hồi của các sợi cơ làm yếu cơ.
Dau đơn và sưng tấy là triệu chứng có thể gặp ở bệnh nhân căng cơ
5. Biến chứng của căng cơ
Căng cơ nếu không được điều trị đúng và kịp thời có thể gây ra một số biến chứng [4]. Đó là:
- Tổn thương thứ phát: khi các cơ bị căng nếu không nghỉ ngơi đúng cách sẽ làm tăng sự căng cơ đồng thời tác động đến các thành phần như gân, xương. Khi cố gắng hoạt động không chỉ gây đau mà còn có thể dẫn tới tổn thương như gãy xương, đứt gân, tổn thương mô mềm.
- Tổn thương cơ đối bên hoặc cơ khác: Do tình trạng căng cơ xảy ra lâu dài gây đau và suy yếu cơ, người bệnh thường sẽ cố gắng tránh vận động cơ bị căng điều này sẽ khiến cơ đối bên (cơ ở tay, chân đối bên) hoặc cơ khác (nhóm cơ cổ) vận động nhiều hơn và dễ sinh ra những tổn thương thứ phát khác.
- Rách cơ: do khi bị căng cơ sẽ dẫn tới cơ bị kéo căng quá mức, có thể dẫn tới suy yếu sợi cơ do cơ hoạt động không được nghỉ ngơi. Nếu cứ tiếp tục hoạt động, các vết rách này sẽ lớn hơn, gây tổn thương nghiêm trọng đến cơ bắp.
- Đứt gân cơ: trường hợp cơ bị kéo dãn quá mức trong thời gian dài ảnh hưởng đến gân tác động. Khi tác động quá lớn và lặp đi lặp lại có thể gây đứt cơ.
- Viêm khớp: khi căng cơ mạn tính diễn ra trong thời gian dài, khiến các khớp xương làm việc không như bình thường làm gia tăng tình trạng thoái hóa rất dễ khiến các khớp xương viêm và thoái hóa.
- Ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống: căng cơ thường xuyên, kéo dài có thể làm người bệnh không đảm bảo được sinh hoạt gây tình trạng căng thẳng trong thời gian dài.
Căng cơ nếu không được điều trị có thể dẫn tới viêm khớp
6. Chẩn đoán căng cơ
Chẩn đoán căng cơ hầu hết dựa vào lâm sàng. Bác sĩ đặt các câu hỏi liên quan đến thời điểm xuất hiện, thời gian kéo dài, các phương pháp đã xử trí tình trạng căng cơ, có biểu hiện nào khác đi kèm hay không.
Sau khi khai thác các dấu hiệu, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám để xác định tình trạng căng cơ như đau, co thắt, yếu, giảm cử động. Nếu tình trạng nặng để xác định nguyên nhân bác sĩ có thể chỉ định chụp X-quang, cắt lớp vi tính (CT-scanner), cộng hưởng từ (MRI).
7. Khi nào cần gặp bác sĩ
Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ
Khi tình trạng căng cơ chỉ ở mức độ nhẹ và trung bình, bạn hoàn toàn có thể khắc phục tại nhà. Tuy nhiên, khi gặp các vấn đề sau bạn nên đến các cơ sở uy tín để được thăm khám:
- Tình trạng đau không thuyên giảm hoặc có dấu hiệu tăng lên sau 1 tuần.
- Khu vực căng cơ khiến bạn không thể di chuyển được.
- Không thể di chuyển các chi.
- Tình trạng căng cơ xảy ra nhiều ngày hoặc tái phát liên tục.
Khi căng cơ mà tình trạng đau kéo dài hơn 1 tuần, bệnh nhân nên đến cơ sở y tế
Nơi khám và điều trị cơ – xương – khớp uy tín tại Hà Giang
- Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Giang: bệnh viện tuyến đầu của tỉnh với các bác sĩ chuyên khoa cùng trang thiết bị vô cùng hiện đại.
- Phòng Khám Đông y TUẤN DU: Phòng khám chuyên khoa chuyên điều trị các bệnh về xương khớp, kết hợp phương pháp điều trị YHCT và vật lý trị liệu, giúp bệnh nhân rút ngắn quá trình điều trị.
8. Xử trí căng cơ tại nhà
- Nghỉ ngơi: cho cơ nghỉ ngơi hoàn toàn. Cởi bỏ quần áo hoặc các phụ kiện vùng cơ bị căng để giải phóng áp lực tránh cơ khỏi tính trạng vận động.
- Chườm đá: nhiệt độ lạnh sẽ giúp giảm viêm và giảm đau vùng cơ. Bạn có thể thực hiện trong 20 phút mỗi ngày. Lưu ý, không chườm trực tiếp đá mà sử dụng túi chườm hoặc khăn lông bọc vào đá rồi đắp quanh vết thương.
- Băng bó: khi cơ bị thương, tiến hành cố định để tránh tăng nặng thêm vùng tổn thương.
- Nâng cao vị trí căng cơ: trong trường hợp cơ bị tổn thương, tiến hành nâng cao vị trí căng cơ để giảm tình trạng viêm.
- Dùng thuốc giảm đau: có thể sử dụng các thuốc giảm đau để giảm cảm giác khó chịu cho cơ thể.
- Thuốc giãn cơ: dùng để điều trị khi gặp tình trạng chuột rút và co thắt cơ.
- Bài tập thư giãn cơ cho các trường hợp căng cơ nhẹ: sử dụng các bài tập cho từng nhóm cơ bị căng sẽ giúp kéo giãn, cải thiện tính linh hoạt của các cơ trong cơ thể.
Áp dụng chườm đá để hạn chế đau, viêm ở khu vực căng cơ
9. Điều trị căng cơ nặng
Vật lý trị liệu
- Khi căng cơ kéo dài hoặc liên tục tái phát, người bệnh có thể được chỉ định tập các bài tập vật lý trị liệu theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
- Các bài tập này được sắp xếp theo lộ trình tăng dần nhằm cải thiện sức khỏe và độ dẻo dai của cơ bắp. Lộ trình này được sắp xếp tùy thuộc vào loại chấn thương và mức độ nghiêm trọng.
Phẫu thuật
Thông thường, căng cơ sẽ không cần đến phẫu thuật để khắc phục tình trạng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp sau, bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện phẫu thuật:
- Tình trạng căng cơ không khỏi hoặc không thuyên giảm.
- Dấu hiệu căng cơ nặng thêm.
- Xuất hiện các triệu chứng căng cơ mới.
- Nguyên nhân gây căng cơ được định hướng không tương ứng với các tổn thương có trên lâm sàng.
Phục hồi sau căng cơ
Tùy thuộc vào nhóm cơ bị căng sẽ có những bài tập khác nhau làm giãn cơ vùng đó. Ví dụ:
- Giãn nhóm cơ khoeo (vùng xung quanh đầu gối): đứng hai chân rộng bằng vai, uốn cong thắt lưng về phía trước.
- Giãn nhóm cơ lưng: nằm ngửa, kéo đầu gối về phía ngực, giữ trong 10 đến 15 giây sau đó đổi chân.
- Giãn nhóm cơ vùng cổ: nghiêng đầu sang các hướng như gập đầu vào cằm, nghiêng đầu chạm vào tai, ngửa cổ ra sau.
Tập vật lý trị liệu để giảm tình trạng căng cơ
10. Biện pháp phòng tránh căng cơ
Bằng những động tác đơn giản và thay đổi một số thói quen trong cuộc sống sẽ giúp hạn chế căng cơ.
- Khởi động kỹ càng trước khi thực hiện các hoạt động thể lực (có thể đi bộ và hoạt động nhẹ nhàng từ 3 – 5 phút).
- Duy trì cân nặng ở mức độ vừa phải, tránh tạo áp lực nên hệ cơ xương khớp. Nên duy trì BMI ở khoảng từ 18 đến 22 (kg/m2).
- Bê vác các vật nặng đúng kỹ thuật, tránh dùng lưng và sức của tay để nâng.
- Bảo vệ các vùng cơ dễ bị chấn thương nếu hoạt động trong thời gian dài.
- Tập một số bài tập để nâng cao sức mạnh cơ bắp theo sự hướng dẫn của bác sĩ.
- Đảm bảo tư thế ngồi cũng như tư thế sinh hoạt đúng để tránh ảnh hưởng đến các cơ.
Làm việc đúng tư thế để giảm căng cơ
Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn các kiến thức cơ bản về căng cơ, đặc biệt là các cách xử trí cũng như phòng ngừa. Nếu bạn thấy bài viết hay, hãy chia sẻ cho người thân và bạn bè nhé!
_____________________________________________________________________________________
HOT NEWS
Tác Dụng Giải Độc Của Hoàng Cầm và Liên Kiều
1. Tổng Quan Về Hoàng Cầm và Liên Kiều Hoàng Cầm: [...]
Tác Dụng Của Cặp Thuốc Sài Hồ Và Hoàng Cầm Trong Y Học Cổ Truyền
Trong y học cổ truyền, các vị thuốc từ thiên nhiên [...]
Điều Trị Thoát Vị Đĩa Đệm Bằng Vật Lý Trị Liệu Kết Hợp Y Học Cổ Truyền – Phương Pháp Hiệu Quả Và An Toàn
Điều Trị Thoát Vị Đĩa Đệm Bằng Vật Lý Trị Liệu [...]
Lung Cu Flag Tower – A Proud Landmark at Vietnam’s Northernmost Border
The Lung Cu Flag Tower, located in Lung Cu commune, Dong [...]
Cột Cờ Lũng Cú – Điểm Tựa Tự Hào Nơi Địa Đầu Tổ Quốc
Cột cờ Lũng Cú, thuộc xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, [...]
Explore Suoi Thau Steppe – The Untouched Beauty of Ha Giang’s Highlands
Explore the Enchanting Steppe of Suoi Thau – Ha Giang’s Hidden [...]