1. Glucosamine là gì ?
Glucosamine là một hợp chất tự nhiên được xếp loại như một loại đường amino. Glucosamine được xem như những “viên gạch” giúp cơ thể xây dựng nên tế bào và cấu trúc mô, đóng vai trò quan trọng trong nhiều chức năng trong cơ thể bạn. Glucosamine chủ yếu có nhiệm vụ phát triển và duy trì sụn trong khớp của cơ thể.
Glucosamine là một loại đường tự nhiên được tìm thấy trong và xung quanh chất lỏng và các mô đệm của khớ
Glucosamine cũng được tìm thấy ở một số động vật và các mô không phải của con người, bao gồm vỏ sò, xương động vật và nấm. Thực tế, các dạng bổ sung của glucosamine thường được lấy từ các nguồn tự nhiên này.
Glucosamine thường được sử dụng để điều trị và ngăn ngừa các rối loạn khớp, chẳng hạn như viêm xương khớp. Nó có thể được dùng bằng đường uống hoặc bôi tại chỗ ở dạng kem hoặc thuốc mỡ.
2. Công dụng của glucosamine
- Viêm khớp: Sử dụng glucosamine sulfate đường uống có thể giúp giảm đau cho những người bị viêm khớp đầu gối, hông hoặc cột sống.
- Viêm khớp dạng thấp: Nghiên cứu ban đầu cho thấy rằng sử dụng glucosamine hydrochloride bằng đường uống có thể làm giảm cơn đau liên quan đến viêm khớp dạng thấp khi so sánh với giả dược. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đã không thấy sự cải thiện trong tình trạng viêm khớp hoặc số lượng khớp bị đau hoặc sưng
- XEM THÊM:Thoái hóa cột sống: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
- Y Học Cổ Truyền và Đông Y: Chìa Khóa Chăm Sóc Xương Khớp Tại Phòng Khám Đông Y Tuấn Du.
Ngoài các bệnh lý về cơ xương khớp: viêm khớp, thoái hóa khớp…. glucosamine còn có thể được sử dụng trong các bệnh lý sau:
- Viêm bàng quang kẽ: Glucosamine được quảng bá như là một phương pháp điều trị viêm bàng quang kẽ (IC), một tình trạng liên quan đến sự thiếu hụt hợp chất glycosaminoglycan. Vì glucosamine là tiền chất của hợp chất này, nên có giả thuyết rằng bổ sung glucosamine có thể giúp quản lý IC. Tuy nhiên hiện nay vẫn chưa có dữ liệu khoa học đáng tin cậy để hỗ trợ lý thuyết này.
- Bệnh viêm đường ruột (IBD): Giống như viêm bàng quang kẽ, bệnh viêm ruột (IBD) có liên quan đến sự thiếu hụt glycosaminoglycan. Một nghiên cứu trên chuột mắc IBD chỉ ra rằng bổ sung glucosamine có thể làm giảm viêm.
- Bệnh đa xơ cứng (MS): Một nghiên cứu đã đánh giá hiệu quả của việc sử dụng glucosamine sulfate cùng với liệu pháp truyền thống để điều trị tái phát MS. Kết quả cho thấy không có tác động đáng kể đến tỷ lệ tái phát hoặc tiến triển bệnh khi dùng glucosamine.
- Bệnh tăng nhãn áp: Bệnh tăng nhãn áp được cho là có thể điều trị bằng glucosamine. Một số nghiên cứu ban đầu chỉ ra rằng glucosamine sulfate có thể thúc đẩy sức khỏe của mắt thông qua việc giảm viêm và tác dụng chống oxy hóa trong võng mạc. Ngược lại, một nghiên cứu nhỏ chỉ ra rằng lượng glucosamine quá mức có thể gây hại cho những người mắc bệnh tăng nhãn áp.
- Viêm khớp thái dương hàm (TMJ): Một nghiên cứu nhỏ cho thấy dùng kết hợp glucosamine sulfate và chondroitin làm giảm đáng kể các dấu hiệu đau và viêm, cũng như tăng khả năng vận động của hàm trong bệnh lý viêm khớp thái dương hàm
3. Liều dùng của glucosamine
Liều glucosamine thường là 1.500 mg mỗi ngày. Glucosamine bổ sung được lấy từ các nguồn tự nhiên – chẳng hạn như vỏ sò hoặc nấm – hoặc được sản xuất nhân tạo trong phòng thí nghiệm. Glucosamine bổ sung có sẵn ở hai dạng là glucosamine sulfate và glucosamine hydrochloride. Hầu hết các dữ liệu khoa học cho thấy hiệu quả lớn nhất đối với glucosamine sulfate hoặc glucosamine sulfate kết hợp với chondroitin. Glucosamin cần dùng liên tục từ 2-3 tháng, điều trị nhắc lại mỗi 6 tháng hoặc ngắn hơn tùy tình trạng bệnh.
4. Tác dụng phụ của glucosamine là gì ?
Tác dụng phụ khi dùng glucosamine sulfate điều trị viêm khớp hoặc các bệnh khác bao gồm:
- Táo bón
- Tiêu chảy
- Buồn ngủ
- Đau đầu
- Chứng ợ nóng
- Buồn nôn
- Phát ban.
Ngoài ra, glucosamine có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu và insulin. Do đó, bệnh nhân bị tiểu đường cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng glucosamine.
- Các nghiên cứu trên động vật cho thấy glucosamine có thể làm tăng thêm mức cholesterol “xấu” LDL.
- Glucosamine có thể ảnh hưởng tới một số loại thuốc như thuốc trợ tim, thuốc chống đông máu, thuốc hạ sốt giảm đau paracetamol, thuốc điều trị tăng lipid máu statin,…
- Glucosamin có thể làm tăng hấp thu tetracyclin ở dạ dày – ruột, có thể làm giảm hiệu quả của các thuốc hạ sốt giảm đau paracetamol, thuốc điều trị tăng lipid máu statin… nên tránh dùng glucosamin cùng lúc với các loại thuốc này
- Phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú, trẻ em, trẻ vị thành niên dưới 18 tuổi không nên dùng glucosamin do chưa có đủ dữ liệu về an toàn và hiệu quả.
Tại Phòng Khám Đông Y Tuấn Du, chúng tôi hiểu rằng sức khỏe là tài sản quý giá nhất và yêu cầu sự chăm sóc chuyên môn. Đội ngũ y bác sĩ tại chúng tôi đều có chứng chỉ hành nghề chuyên môn về vật lý trị liệu và y học cổ truyền, đồng thời được trang bị kiến thức sâu rộng và nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này.
-
Dịch vụ khám YHCT và Đông y chúng tôi cung cấp:
- Chẩn đoán và điều trị các vấn đề liên quan đến xương khớp như viêm khớp cấp, viêm khớp mãn tính, thoái hóa khớp, viêm khớp nguyên phát, viêm khớp thứ phát, bệnh Gout, thoái hoá cột sống , đau đầu, mất ngủ, các chứng liệt và các bệnh lý khác.
- Áp dụng phương pháp Đông Y và Y học cổ truyền để hỗ trợ chữa trị và duy trì sức khỏe.
- Tư vấn và hướng dẫn cách chăm sóc sức khỏe tại nhà.
Liên hệ đặt lịch khám ngay:
📞 Hotline: 0983.444.560 – 0359736095
Địa chỉ khám YHCT tại Hà Giang:
🏢 369 Nguyễn Trãi, TP Hà Giang, tỉnh Hà Giang
Đừng để sức khỏe của bạn bị ảnh hưởng bởi những vấn đề xương khớp. Hãy đến và trải nghiệm sự tận tâm và chuyên nghiệp tại Phòng Khám Đông Y Tuấn Du. Chúng tôi cam kết mang lại dịch vụ tốt nhất để bạn trở lại cuộc sống với đầy năng lượng.
Liên hệ ngay và đặt lịch hẹn để bắt đầu chăm sóc sức khỏe cho mình!