Hội chứng ống cổ tay là tình trạng phổ biến trong cộng đồng gây đau, tê bì bàn tay ở một hay cả hai bên.
Hội chứng này xảy ra khi dây thần kinh giữa bị chèn ép khi đi qua ống cổ tay và sẽ trở nên tồi tệ hơn theo thời gian. Vì vậy, việc nhận biết sớm, điều trị sớm là rất quan trọng để cải thiện triệu chứng và phục hồi chức năng cho người bệnh.
1. Nhắc lại giải phẫu ống cổ tay
Ống cổ tay là một đường hầm nhỏ kéo dài từ nếp cổ tay đến nếp giữa bàn tay (rộng khoảng 2.5 cm) được tạo bởi hai bên thành xương cổ tay, phần mái hầm là một dải mô liên kết gọi là dây chằng ngang. Trong đường hầm có dây thần kinh giữa và các gân gấp ngón tay. Đường hầm vốn đã chật hẹp, kết hợp với những yếu tố không thuận lợi sẽ khiến các tổ chức bên trong đó chèn ép lên nhau, đặc biệt là dây thần kinh giữa mềm nhất và nằm ở vị trí nông nên rất dễ tổn thương.
Dây thần kinh giữa là một trong những dây thần kinh chính ở bàn tay chi phối cảm giác của ngón cái, ngón trỏ, nửa ngón giữa và ngón đeo nhẫn, đồng thời chi phối vận động cơ mô cái.
5. Chẩn đoán hội chứng ống cổ tay
5.1 Dựa vào triệu chứng lâm sàng và một số nghiệm pháp
- Nghiệm pháp Tinel: dùng búa phản xạ gõ trên ống cổ tay ở tư thế duỗi tối đa gây cảm giác đau hay tê giật lên các ngón tay cái, ngón trỏ, ngón giữa và nửa ngón nhẫn => nghiệm pháp dương tính (+).
- Nghiệm pháp Phanel: gập cổ tay hết mức (90 độ) và giữ 60 giây. Nghiệm pháp dương tính nếu bệnh nhân thấy tê bì hoặc đau vùng dây thần kinh giữa chi phối.
- Nghiệm pháp Durkan: Thầy thuốc dùng ngón cái ấn vào vị trí giữa nếp gấp cổ tay bệnh nhân. Nghiệm pháp dương tính khi bệnh nhân thấy tê bì, đau tăng theo vùng phân bố của dây thần kinh giữa.
5.2 Dựa vào cận lâm sàng
- Đo điện cơ đồ: giảm tốc độ dẫn truyền cảm giác và tăng độ tiềm vận động. Đến giai đoạn nặng, không còn đáp ứng vận động cơ ô mô cái.
- Siêu âm khớp cổ tay: Có thể phát hiện nguyên nhân của hội chứng ống cổ tay như viêm tràn dịch các bao hoạt dịch gân gấp các ngón tay nông và sâu, các khối u, giả u vùng ống cổ tay… hoặc có thể thấy dây thần kinh giữa phù nề do bị chèn ép.
6. Điều trị
Tùy vào mức độ nặng nhẹ của hội chứng, bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra các phương pháp điều trị hiệu quả khác nhau cho bệnh nhân.
Thông thường, nếu nguyên nhân gây ra hội chứng là do mang thai, tình trạng đau đớn sẽ tự hết mà không cần điều trị. Nếu tình trạng bệnh quá nặng, các dây thần kinh giữa bị tổn thương quá nghiêm trọng bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện phẫu thuật cắt bỏ dải mô đi qua dây thần kinh để giảm bớt áp lực. Tuy nhiên phẫu thuật điều trị hội chứng đường hầm cổ tay còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như tuổi tác, thời gian kéo dài bệnh…
Ngoài phẫu thuật, sau đây là một số phương pháp giúp người bệnh kiểm soát tình trạng bệnh:
- Dùng nẹp cố định cổ tay giúp giảm áp lực lên dây thần kinh giữa, đai nẹp sẽ được đeo vào buổi tối trước khi đi ngủ và thời gian thực hiện khoảng 4 tuần. Bệnh nhân sẽ thấy tình trạng bệnh được cải thiện đáng kể sau đó.
- Sử dụng các thuốc giảm đau như paracetamol,ibuprofen…
- Hạn chế hoặc tránh những yếu tố gây ra đau cổ tay, đồng thời thực hiện các bài tập cho cổ tay, có thể tham khảo các bài tập từ bác sĩ chuyên khoa.
- Điều trị tốt các bệnh nền là nguyên nhân trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra hội chứng đường hầm cổ tay.
- Tiêm steroid vào cổ tay để giảm viêm.
Liên Hệ Với Phòng Khám Đông Y Tuấn Du – Đặt Lịch Khám Ngay!
Bạn đang gặp vấn đề về xương khớp hay bất kỳ vấn đề sức khỏe nào liên quan đến Y học cổ truyền và Đông Y? Hãy để Phòng Khám Đông Y Tuấn Du tại Thành phố Hà Giang giúp bạn!
Liên hệ đặt lịch khám ngay:
📞 Hotline: 0983.444.560 – 0359736095
Địa chỉ khám YHCT tại Hà Giang:
🏢 369 Nguyễn Trãi, thành phố Hà Giang, tỉnh Hà Giang