Viêm điểm bám gân lồi cầu xương cánh tay là tổn thương cơ bản ở chỗ bám của gân duỗi cổ tay quay, gây đau tại vùng lồi cầu ngoài cánh tay. Hầu hết các trường hợp đều có thể phục hồi sau thời gian nghỉ dưỡng và điều trị phù hợp.

1. Viêm điểm bám gân cầu lồi xương cánh tay

Viêm điểm bám gân gân cầu lồi ngoài xương cánh tay (lateral epicondylitis) còn được gọi bằng một số tên khác như: Viêm điểm bám gân cơ ngửa cổ tay quay ngắn, viêm mỏm trên lồi cầu cánh tay, khuỷu tay người chơi tennis (tennis elbow), hay khuỷu tay người chèo thuyền,…

Tỷ lệ mắc bệnh này chiếm khoảng 1 – 3% dân số, phổ biến từ 40 – 50 tuổi và phụ nữ tuổi trung niên. Đa phần các trường hợp đều phục hồi, thậm chí có người không cần điều trị mà chỉ cần nghỉ ngơi là khỏi. Tuy nhiên cũng có một số ca viêm điểm bám gân lồi cầu trong xương cánh tay tái phát sau 6 tháng. Bệnh có thể kéo dài từ vài tuần, hàng tháng hoặc nhiều năm, trung bình khoảng 6 tháng – 2 năm.

Nguyên nhân gây bệnh thường là do các cơ duỗi cổ tay quay ngắn và ngón tay vận động quá mức, hoặc do các động tác đối kháng ở tư thế ngửa cổ tay khiến căng giãn. Tình trạng này gặp phải khi thực hiện các động tác lặp đi lặp lại hàng ngày trong một thời gian dài như:

  • Chơi đàn;
  • Đan lát;
  • Thái thịt;
  • Vặn tua vít;
  • Chơi tennis, cầu lông, chèo thuyền…

Ngoài ra, nếu một người đột nhiên thực hiện động tác mạnh cũng có thể gây ra chấn thương cho gân cơ, chẳng hạn như không quen sử dụng búa.

Chơi tennis, cầu lông thời gian dài có thể gây viêm gân cầu lồi xương cánh tay
Chơi tennis, cầu lông thời gian dài có thể gây viêm gân cầu lồi xương cánh tay

Nơi gân bám vào xương vốn dĩ có lượng máu nuôi ít và không đủ, nếu gân hoạt động nhiều dễ dẫn đến thoái hóa và đứt vi thể một số sợi gân.

Các vi chấn thương, vết rách nằm giữa gân cơ duỗi chung và màng xương khu vực lồi cầu ngoài là hậu quả của quá trình vận động quá mức cơ này. Tại vị trí bám của gân có chứa tổ chức hạt, khi chúng xâm lấn vào mạc gân, tăng sinh mạch và gây phù nề. Nếu cắt bỏ tổ chức này thì sẽ hết triệu chứng của viêm điểm bám gân lồi cầu ngoài xương cánh tay.

2. Chẩn đoán viêm điểm bám gân cầu lồi cầu xương cánh tay

 

2.1. Triệu chứng lâm sàng

  • Cơn đau mơ hồ kéo dài theo cẳng tay, ở vùng lồi cầu ngoài xương cánh tay, có thể lan xuống mu cổ tay;
  • Đau tự nhiên xuất hiện hoặc khi thực hiện một số động tác như: chạy xe gắn máy, cầm chổi quét nhà, vắt khăn hoặc quần áo, duỗi hay lắc cổ tay, nâng vật nặng như ly nước, mở cửa, …
  • Đau tăng lên khi làm động tác đối kháng ở tư thể duỗi cổ tay và ngửa bàn tay, hoặc nâng vật nặng;
  • Giảm khả năng duỗi cổ tay cũng như cầm nắm, tuy nhiên các động tác vận động khớp khuỷu vẫn trong giới hạn bình thường;
  • Đau có thể kéo dài từ vài tuần đến hàng tháng;
  • Sưng nhẹ hoặc có điểm đau nhói khi ấn tại lồi cầu hoặc cạnh lồi cầu ngoài xương cánh tay.

2.2. Cận lâm sàng

Trong khi các xét nghiệm về viêm và Xquang khớp khuỷu tay bình thường, thì siêu âm gân cơ bằng đầu dò tần số cao (7.5 – 20MHz) sẽ phát hiện những tổn thương như:

  • Kích thước gân to hơn;
  • Giảm đậm độ siêu âm;
  • Đứt gân từng phần hoặc hoàn toàn;
  • Lắng đọng calci trong gân;
  • Vỏ xương tại vị trí bám của gân không đều.

Ngoài ra, khi siêu âm Doppler năng lượng còn cho hình ảnh tân sinh mạch máu.

Siêu âm khớp trong chẩn đoán viêm điểm bám gân
Siêu âm khớp trong chẩn đoán viêm điểm bám gân
Siêu âm Doppler khớp khuỷu tay

 

2.3. Chẩn đoán xác định

Việc chẩn đoán xác định viêm điểm bám gân cầu lồi chủ yếu dựa vào khám lâm sàng. Cụ thể, bệnh nhân bị đau vùng khuỷu và có điểm đau nhói tại vị trí điểm bám gân lồi cầu ngoài xương cánh tay.

2.4. Chẩn đoán phân biệt

3. Điều trị viêm điểm bám gân cầu lồi cầu xương cánh tay

 

3.1. Nguyên tắc điều trị

  • Tránh thực hiện những động tác có thể làm nặng thêm tình trạng viêm điểm bám gân lồi cầu ngoài xương cánh tay (như đã nêu ở mục 1);
  • Chủ yếu là điều trị bảo tồn;
  • Nếu thất bại có thể cân nhắc phẫu thuật.

3.2. Giáo dục bệnh nhân

Đội ngũ y tế sẽ giải thích cho người bệnh hiểu rõ như thế nào là viêm điểm bám gân lồi cầu trong xương cánh tay, đồng thời đưa ra lời khuyên cho bệnh nhân biết hạn chế và tránh các động tác có thể gây đau hoặc làm nặng hơn tình trạng viêm điểm bám gân cầu lồi cầu. Chẳng hạn như giảm các hoạt động cần phải duỗi mạnh và ngửa cổ tay.

3.3. Vật lý trị liệu

Để làm giảm sự căng cơ duỗi ở nơi bám vào lồi cầu, bác sĩ vật lý trị liệu thường thực hiện các biện pháp như:

  • Xoa bóp;
  • Điện phân;
  • Sóng ngắn;
  • Laser lạnh;
  • Tập các bài tập làm căng cơ để tăng sức chịu đựng và cải thiện gân.

Ngoài ra, có thể băng thun y tế ở cẳng tay (dưới khuỷu tay 2.5 – 5cm) để hỗ trợ cẳng tay khi lao động.

Vật lý trị liệu điều trị viêm điểm bám gân lồi cầu ngoài xương cánh tay
Vật lý trị liệu điều trị viêm điểm bám gân lồi cầu xương cánh tay

3.4. Điều trị bằng thuốc

  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs)

Có 2 dạng là gel bôi tại chỗ (diclofenac và profenid) hoặc uống (diclofenac, piroxicam, meloxicam, celecoxib, etoricoxib, …), bác sĩ sẽ dựa trên cơ địa bệnh nhân và các bệnh mạn tính để lựa chọn loại thuốc phù hợp.

  • Thuốc giảm đau

Có thể kết hợp thêm thuốc giảm đau thông thường nếu bệnh nhân đau nhiều.

  • Tiêm Corticosteroid tại chỗ

Áp dụng trong trường hợp đau nặng, dai dẳng, hoặc không đáp ứng với các loại thuốc kể trên. Có thể tiêm tại chỗ Methylprednisolone acetat (Depo-medrol) hoặc bethamethasone (Diprospan) 1/2ml.

Lưu ý chỉ nên tiêm 1 lần và nếu có tiêm nhắc lại thì phải cách ít nhất 3 tháng. Phương pháp này tuy có hiệu quả tốt nhưng không bền vững, việc tiêm nhiều lần có nguy cơ gây tổn thương chỗ bám của gân và dẫn đến biến chứng như teo da tại chỗ tiêm, nhiễm trùng, bạch biến… Do đó, bác sĩ luôn khuyến khích bệnh nhân hạn chế vận động nhằm bảo tồn kết quả.

3.5. Phẫu thuật

Một số kỹ thuật ngoại khoa được chỉ định khi các phương pháp điều trị nội khoa thất bại là:

  • Cắt bỏ tổ chức mủn nát ở gốc của gân duỗi nhằm giải phóng gân cơ duỗi từ mỏm lồi cầu;
  • Cắt gân cơ duỗi, kéo dài và tạo hình chữ Z để ngăn hoạt động của các cơ duỗi.
  • Cắt lọc bớt một số sợi gân bị đứt, chà mặt xương và kích thích mọc ra gân mới tăng cường cho lớp gân cũ.

3.6. Một số phương pháp mới

Có thể làm liệt cơ duỗi nhằm hạn chế quá tải cho gân duỗi bằng cách tiêm vào cơ duỗi ngón 3,4:

  • Huyết tương giàu tiểu cầu tự thân;
  • Hyaluronic acid;
  • Botulium to-xin A;
  • Băng glyceryl trinitrate…
Huyết tương giàu tiểu cầu tiêm tại  điểm bám gân
Phương pháp dùng huyết tương giàu tiểu cầu tự thân

 

Tuy nhiên các phương pháp này chưa được áp dụng rộng rãi vì vẫn còn đang trong quá trình nghiên cứu.

Nhìn chung, viêm điểm bám gân lồi cầu ngoài xương cánh tay là một bệnh lành tính và có thể tự hồi phục sau thời gian từ nhiều tuần cho đến hàng tháng hoặc vài năm.

Tình trạng viêm gân cầu lồi mạn tính cũng dễ tái phát, lâu dài dẫn đến thoái hóa, xơ hóa gân duỗi ảnh hưởng đến lao động và sinh hoạt.

Do đó khi có các triệu chứng nghi ngờ, bệnh nhân cần đến chuyên khoa về chấn thương chỉnh hình hoặc cơ xương khớp để chẩn đoán và điều trị. Tránh các vận động quá tải, đột ngột của gân cơ duỗi khi chơi thể thao, hoặc làm công việc nặng nhọc hàng ngày là cách phòng ngừa viêm điểm bám gân lồi cầu trong xương cánh tay.

  • Liên Hệ Với Phòng Khám Đông Y Tuấn Du – Đặt Lịch Khám Ngay!

    Bạn đang gặp vấn đề về xương khớp hay bất kỳ vấn đề sức khỏe nào liên quan đến Y học cổ truyền và Đông Y? Hãy để Phòng Khám Đông Y Tuấn Du tại Thành phố Hà Giang giúp bạn!

    Liên hệ đặt lịch khám ngay:

    📞 Hotline: 0983.444.560 – 0359736095

    Địa chỉ khám YHCT tại Hà Giang:

    🏢 369 Nguyễn Trãi, thành phố Hà Giang, tỉnh Hà Giang

    Liên hệ ngay và đặt lịch hẹn để bắt đầu chăm sóc sức khỏe cho mình!

Hội chứng ống cổ tay- Triệu chứng và cách điều trị