Vị thuốc cây Nghệ (Khương hoàng). Còn gọi: khương hoàng, safran des indes (Những cây thuốc bị thuốc Việt Nam). Bảo đỉnh hương (Cương mục). Hoàng thương (Sinh thảo dược tính bị yếu).
– Tên khoa học: Curcuma longa Linn. Thuộc họ Gừng (Zingiberaceae).
Nội dung bài viết
1. Bộ phận dùng, thu hái và bào chế
– Bộ phận dùng: Khương hoàng là thân rễ phơi khô của cây Nghệ
– Hình thái
Cây thảo cao 0,6 – 1m. Thân rễ to mang những củ hình trụ hay hình bầu dục màu vàng cam sẫm, thơm. Lá hình trái xoan thon nhọn ở 2 đầu, hai mặt đều nhắn, dài tới 45cm, rộng tới 18cm, cuống lá có bẹ. Cán hoa nằm giữa các lá, dài tới 20cm, mang cụm hoa hình trụ hay hình trứng dài; lá bắc dạng màng, màu trắng hay hơi lục, các lá bắc phía trên không sinh sản hẹp hơn và có màu hơi tím nhạt. Đài có 3 răng tù không đều nhau.
Tràng có ống dài hơn 2 – 3 lần, có các thùy bên đứng và phẳng, thùy giữa hơi lớn hơn và có mũi nhọn. Bao phấn nhẵn, có cựa do một phần lồi ra của trung đới ở dưới các ô; chỉ nhị rời, hơi dài hơn bao phấn. Cánh môi hầu như hình mắt chim, hơi chia 3 thùy. Nhị lép hình bầu dục rộng. Bầu có lông, vòi nhăn, đầu nhụy hơi có lông mi; nhụy lép hình chụp. Quả nang có 3 ô, mở bằng 3 van, hạt có áo hạt. Ra hoa vào tháng 8.
Cây mọc hoang dại và được trông rộng rãi ở khắp nơi trong nước ta để làm thuốc nhuận và thuốc chữa bệnh.
– Thu hái: Như vị thuốc Uất kim
– Bào chế:
Khương hoàng chọn bỏ tạp chất, dùng nước ngâm rửa, sau khi nhuận thấm vớt ra cắt thái miếng, phơi khô phiến khương hoàng: Luyện bỏ tạp chất cùng rễ con, râu rễ còn sót, rửa kỹ bùn đất, thái miếng.
Xem thêm: Mua thuốc đông y uy tín, chất lượng tại thành phố Hà Giang
2. Tác dụng dược lý
1) Tác dụng lợi mật:
Thuốc sắc nghệ cùng thuốc ngâm nghệ có thể tăng thêm bài tiết nước mặt chó, khiến thành phần nước mật khôi phục bình thường, đồng thời tăng thêm túi mật co bóp, có tác dụng yếu mà giữ lâu, có thể tiếp tục 1 – 2 giờ.
Curcumin hoặc Sodium salt (nạp diêm) có tác dụng lợi mật, tiêm tĩnh mạch chó có thể giảm bớt hàm lượng thành phần chắc rắn của cơ thế mà tăng thêm lượng bài tiết nước mật, nhưng từ tổng giá trị tuyệt đối nhìn lại, bile salt (đởm diêm), bilirubin (đởm hồng tố), cholesterol (đởm lưu thuần) lượng bài tiết đều tăng thêm, thành phần fatty axit (chi phương toan) vẫn giữ được cố định.
Ngoài ra có một loại cùng loài thực vật chiết xuất ra tinh dầu làm tăng thêm bài tiết nước mật, sắc tố thì dẫn đến co bóp túi mật. Curcumen là thuốc dung hóa cholesterol, có thể dùng để chữa đường mật kết sỏi. 50% thuốc sắc nghệ có thể xúc tiến ăn uống.
2) Tác dụng đối với tử cung:
Thuốc sắc nghệ cùng thuốc ngâm nghệ 2% hydrochloric axit (diêm toan) làm thuốc dung hóa) đối với tử cung đã tách rời cơ thể của chuột cống, chuột trắng nhỏ biểu hiện tác dụng hưng phấn, đối với tử cung thỏ nhà teo ống dẫn đến co bóp kiểu chu kỳ mỗi lần cho thuốc có thể duy trì từ 5 – 7 giờ.
3) Tác dụng giáng áp:
Dịch chiết nghệ bằng alcohol đối với chó đã gây mê biểu hiện tác dụng giáng áp, tác dụng này không phải do tiêm atropin cùng với cắt bỏ thần kinh mê tẩu mà bị ảnh hưởng, nếu dự tính trước tiêm ergot fluid extract (mạch giác lưu tầm cao) có thể khiến tác dụng giáng áp lật chuyển làm tác dụng thăng áp (cùng với tác dụng lật chuyến của coptisine (hoàng liên kiềm) có chỗ cũng giống). Thành phần chiết xuất từ ether tác dụng giáng áp rất yếu.
4) Tác dụng khác: Thuốc sắc nghệ có tác dụng chấn đau, đối với tim ếch đã tách rời cơ thể có tác dụng ức chế rõ ràng.
5) Tác dụng kháng khuẩn:
Curcumin (khương hoàng tử cùng bộ phận dầu bay hơi đối với staphylococcus aureux (kim hoàng sắc bồ đào cầu lan) có tác dụng kháng khuẩn tương đối tốt. Thuốc ngâm nghệ trong ống nghiệm đối với nhiều loại dermatophyte (bì phu chân lan) có tác dụng ức chế không giống nhau về mức độ. Thuốc sắc đối với chuột con đã tiếp chủng oirus (vaccinal virus) có thể kéo dài thời gian sinh tồn, nhưng đối với viêm gan kiều bệnh độc, trên cơ sở gia thêm chất hóa học tổn hại gan carbon tetrachloride thì vô hiệu. Ngoài ra thuốc chế bằng nghệ có thể giết ruồi nhặng.
3. Vị thuốc Khương hoàng theo Đông y
– Tính vị: Cay đắng, ấm.
+ Đường bản thảo: Vị cay đắng, đại hàn, không độc.
+ Bản thảo thập di: Vị cay, ấm, không độc.
+ Lý Hãn: Vị đắng ngọt cay, đại hàn, không độc.
+ Đông y bảo giám: Tính nhiệt, vị cay đắng, không độc.
– Về kinh: Vào kinh can, tỳ.
– Công dụng chủ trị:
Phá huyết hành khí, thông kinh ngừng đau, trị tâm bụng bị đầy chướng đau, cánh tay đau, trưng hà, đàn bà huyết ứ kinh bế, sau đẻ ứ đình bụng đau, vấp ngã đánh đập tổn thương, ung thũng.
+ Đường bản thảo: Chủ tâm bụng kết tích, chú tạc, hạ khí, phá huyết, trừ phong nhiệt, tiêu ung thũng, công lực mạnh hơn uất kim.
+ Nhật Hoa tử bản thảo: Thị trưng hà huyết cục, nhọt sưng, thông kinh nguyệt, trị vấp ngã máu ứ, tiêu độc sủng, ngừng đột ngột bị phong đau khí lạnh, tiêu com.
+ Bản thảo đồ kinh: Trị khí chướng cùng sau đẻ huyết xấu ác công vào tâm.
+ Cường mục: Trị phong tý cánh tay đau.
+Bản thảo chính: Trừ tâm bụng khi kết khí chướng, khí lạnh, thức ăn tích đau đớn.
+ Bản thảo thuật: Trị chứng khi chứng bĩ, đầy chướng suyễn, ợ, vị quản đau, bụng sườn vài lửng cùng cánh tay đau, chứng tý, sán.
+ Y lâm toát yếu: Trị tứ chi bị phong hàn thấp tý.
+ Hiện đại thực dụng trung dược: Làm thuốc thơm tho mạnh vị, có tác dụng lợi đường mật và tác dụng tiêu độc cho tang gan. Dùng chữa hoàng đản, ngực đầy bí muộn đau đớn. Lại làm thuốc ngừng lỵ, trị nôn ra máu, đái máu, đồng thời trị bệnh trĩ. Dùng ngoài đắp mủ sưng sáng thương.
+ Vân Nam trung dược tư nguyên danh lục: .
Tên trung dược: Khương hoàng.
Biệt danh: Hoàng tỳ uất kim. Bộ phận dùng: Rễ thân, rễ củ.
Công dụng: Rễ thân = Hành khí phá ứ, thông kinh ngừng đau, trị ngực bụng chướng đầu, vai cánh tay đau tắc, kinh nguyệt không điều bế kinh, vấp ngã đánh đập tổn thương.
Rễ củ: Cùng uất kim.
+ Lĩnh nam bản thảo:
– Khương hoàng tên gọi củ nghệ vàng.
Chốn chốn mọc lên khắp xóm làng.
Ngâm suốt đêm ngày cùng nước gạo.
Phơi khô dùng để chữa gân cường (Gân mạnh).
Tim đau, phá huyết, tiêu ung giỏi.
Hạ khí, thông lâm, nó sở trường.
Bổ máu tẩm sao cùng rượu tốt.
Chữa khí nên cùng tiểu trẻ lương (tốt).
Uất kim củ nghệ vốn trong vàng.
Cay, đắng, lạnh, bình, thuần hậu lương.
Chẳng nên ăn sống, sao qua rượu.
Phá huyết lên da nó sở trường.
Đái máu, huyết lâm dùng rất tốt. . . .
Tiêu trừ uất kết giúp 1 người lương (tức là tốt).
* Cách dùng lượng dùng:
+ Uống trong: Sắc uống 3g – 6g/ngày hoặc cho vào hoàn tán.
+ Dùng ngoài: Nghiền nhỏ điều đắp.
* Kiêng kỵ:
Huyết hư mà không khí trệ huyết ứ ấy kiêng uống.
Ghi chú: Uất kim tính thiên về hàm lượng nên có tác dụng thiên về hành khí giải uất. Vị thuốc khương hoàng tính thiên về ôn táo nên có tác dụng hoạt huyết tán mạnh hơn và chữa cả chứng tỳ.
4. Phương chọn lọc
1) Trị đau tâm không thể nhịn:
Nghệ (sao qua) 1 lạng; Đương qui (cắt sấy) 1 lạng; Mộc hương 1/2 lạng; Ô dược 1/2 lạng . Bốn vị trên giã nhỏ, mỗi lần uống 5 gam, nước dấm sắc thù du điều uống.
(“Thánh Lễ tổng lục” – Khương hoàng tán)
2) Trị 9 loại tâm đau, dấu cơn không kể lúc nào, cùng đau giun không thể nhịn nổi:
Khương hoàng 3 phân; Binh lang 1/2 lạng; Can tất (sao hết khói) 1/2 lạng; Thạch hội (sao đến vàng) 1 lạng. Cùng nghiền nhỏ mỗi lần uống 2 động cân, rượu ấm điều uống không kể lúc nào. .
(Dương thị gia tăng” Khương hoàng tán)
3) Trị viêm dạ dày, viêm đường mật, bụng chướng buồn bực, đau đớn nôn mửa, hoàng đản:
Nghệ vàng 1,5; Hoàng liên 6 phân; Nhục quế 3 phân; Diên hồ sách 1,2 đ.cân; Uất kim 1,5 đ.cân, Nhân trần 1,5 đ.cân Sắc nước uống. (Hiện đại thực dụng trung dược)
4) Trị cánh tay vai lưng đau, không phải phong không phải đờm:
Khương hoàng 1 lạng; Cam thảo 1 lạng; Khương hoạt 1 lạng; Bạch truật 2 lạng.
Mỗi lần dùng uống 1 lạng, sắc nước. Eo lưng trở xuống đau thêm hải đồng bì, đương quy, thược dược. (Xích thủy huyền châu” Khương hoàng tản)
5) Trị Con gái cấm cung mà kinh nguyệt sáp trệ, điều thuận doanh khí:
Khương hoàng 1/2 lạng; Đinh hương 1/2 lạng; Đương qui 1/2 lạng; Thược dược 1/2 lạng. Bốn vị trên giã nhỏ, mỗi lần uống 2 – 3g rượu ấm điều uống. Kinh mạch muốn lại trước uống thuốc này không kể lúc nào.
(Thánh Lễ tổng lục” Khương hoàng tản)
6) Trị nước sinh trước kỳ mà đến, máu sáp ít sắc đỏ:
Dùng: Đương quy; Thục địa; Xích thược; Xuyên khung; Khương hoàng; Hoàng cầm; Đan bì; Diên hồ sách; Hương phụ (chế) lượng bằng nhau, sắc uống.
(“Y tôn kim giám” Khương cầm tứ vật thang)
7) Trị con gái mang thai lậu, ra máu không ngừng, bụng đau:
Khương hoàng 1 lạng; Đương quy 1 lạng; Thục can địa hoàng 1 lạng; Lá ngải (sao qua) 1 lạng; Lộc giác giao 1 lạng.
(Sao khiến khô vàng) tất cả thuốc trên nghiền nhỏ mỗi lần uống 4 động cân, nước 1 bát thêm gừng tươi 1/2 phân, táo 3 quả, sắc còn 6/10 bỏ bã uống ấm trước lúc ăn.
(“Thánh huệ phương” Khương hoàng tán) .
8) Trị sau để bụng đau:
Khương hoàng 2 phân; Một dược 1 phân. Nghiền nhỏ, lấy nước cùng nước tiểu trẻ con mỗi thứ 1 chén, cho thuốc vào đun còn 1 chén rưỡi chia 3 lần uống, mỗi lần uống liền một hơi, thấy mệt như đi 5 – 7 dặm, lại uống lần nữa.
(“Phổ tế phương” Khương hoàng tán)
9) Trị các loại vấp ngã đánh đập tổn thương:
Đào nhân; Lan diệp; Đan bì; Khương hoàng; Tô mộc; Đương quy; Trần bì; Ngưu tất; Xuyên khung; Sinh địa; Nhục quế; Nhũ hương; Một dược. Lấy nước, rượu, tiểu trẻ cùng sắc uống.
(“Thương khoa phương thư” Khương hoàng thang).
10) Trị răng đau không chịu nổi:
Khương hoàng – Tế tân – Bạch chỉ. Lượng bằng nhau, nghiền nhỏ, luôn sát 2 – 3 lần, ngâm nước muối. (“Bách nhất tuyến phương” Khương hoàng tán).
11) Trị mọi lở ngứa, lúc mới phát sinh đau gãi. Giã nhỏ nghệ đắp vào. (Thiên kim phương)
5. Các nhà bàn luận
a) Cương mục:
Các vị thuốc Khương hoàng, uất kim, truật dược, ba vật này hình dáng công dụng cùng tương tự. Nhưng vị thuốc uất kim vào tâm trị huyết; vị thuốc khương hoàng kiêm vào tỳ trị khí; vị thuốc truật dược thì vào gan kiêm trị huyết ở trong khí, đó là điều không giống nhau. Cổ phương ngũ tý thang dùng phiến tử khương hoàng trị phong hàn thấp khí, cánh tay đau.
Đới nguyên lễ nếu quyết nói: Phiến tử khương hoàng có thể vào cánh tay trị đau thì cái công năng kiêm trị khí ở trong huyết đã rõ. (Truật dược tức nga truật).
b) Bản thảo kinh sơ:
Khương hoàng vị đắng thắng, cay kém, cay thơm dữ, tính không nên gọi là hàn. Đắng có thể tiết nhiệt, cay có thể tan kết, cho nên chủ tâm bụng kết tích thuộc phần huyết ấy, kiêm có thể trị khí, cho lại nói rằng hạ khí.
Tóm lại là cái lực cay đắng phá huyết trừ phong nhiệt, tiêu thũng, là việc có thể vậy, Nhật hoa tử bảo có thể tri trưng hà huyết cục lại thông kinh nguyệt cùng ứ. Tô Tụng bảo trừ tà tránh ác, trị khí chướng cùng sau đẻ máy công lên tâm… Cái gì chẳng phải là cái công hạ khí, phá huyết cay đắng tiết vậy. Xét về khí vị chữa trị thì phân biệt gì với kim tam lăng uất kim vậy.
Phàm bệnh do huyết hư cánh tay đau, huyết hư bụng đau mà không phải máu ứ ngưng trệ, khí ủng tắc nghịch lên gây chướng. nhất thiết chớ dùng lầm. Lầm thì càng tổn thương phần huyết, khiến bệnh chuyển nặng thêm
Xem thêm: Mua thuốc đông y uy tín, chất lượng tại thành phố Hà Giang
_____________________________________________________________________________________
HOT NEWS
Combo Refresh tại Đông Y Tuấn Du: Phục Hồi Năng Lượng Sau Hành Trình Khám Phá Hà Giang
Hà Giang là điểm đến lý tưởng với cảnh sắc hùng [...]
Herbal Shampoo After Massage at Tuấn Du Oriental Healthcare – Feeling Fresh and Clean.1
You’ve just finished an incredibly relaxing massage session, and your whole [...]
Gội Đầu Thảo Dược Sau Massage – Đã “Đã” Rồi Lại Còn “Sạch Sành Sanh”!
Bạn vừa hoàn thành buổi massage thư giãn cực đã, toàn [...]
Cặp Thuốc Bổ Thận Bổ Dương Hoàng Kỳ và Phụ Tử: Bí Quyết Tăng Cường Sức Khỏe Nam Giới 2024
Trong hệ thống y học cổ truyền, hoàng kỳ và phụ [...]
Cặp thuốc táo thấp hóa đàm hay được sử dụng trong đông y
Bán Hạ Và Sinh Khương – Cặp Thuốc Táo Thấp Hóa [...]
Hiệu Quả Tiêu Thực Của Thần Khúc Và Mạch Nha Trong Đông Y
Thần Khúc Và Mạch Nha – Cặp Thuốc Tiêu Thực Hiệu [...]