Site icon ĐÔNG Y TUẤN DU

Vị thuốc Ngưu Tất

Ngưu tất là vị thuốc có tính ôn, vị đắng, chua đi vào hai kinh can thận. Y học cổ truyền thường dùng dược liệu này trong các bài thuốc chữa viêm họng, đau bụng kinh, sốt, suy thận…

Hình ảnh cây ngưu tất

Mô tả về cây ngưu tất

Đặc điểm thực vật

Cây ngưu tất thuộc dạng thân thảo sống lâu năm. Thân cây mọc thẳng, có 4 cạnh được chia làm nhiều đốt. Chiều cao của cây trưởng thành dao động từ 60 đến 110cm.

Cây có nhiều cành mọc chĩa ra 2 bên, lá mọc đối hình bầu dục, có lông bao phủ trên mặt, hai bên mép hình gợn sóng. Cuống lá chỉ dài khoảng 1 – 3cm. Phiến lá hình trứng.

Cây thường ra hoa vào tháng 5 đến tháng 9. Hoa mọc ở kẽ lá, ngọn hoặc ngay đầu cành. Cây kết quả vào tháng 10 hoặc 11 hàng năm. Quả ngưu tịch hình bầu dục, bóc vỏ ra thấy 1 hạt bên trong.

Xem thêm: Mua thuốc đông y uy tín, chất lượng tại thành phố Hà Giang

Đặc điểm dược liệu

Rễ ngưu tất phơi khô được sử dụng làm dược liệu. Nó có màu vàng tro, bề mặt nhăn nheo, vị hơi ngọt. 

Phân bố

Ngoài Việt Nam, cây còn được trồng ở một số quốc gia như Nepal, Nhật, Ấn Độ hay Trung Quốc ( Tứ Xuyên, Quý Châu).

Ở nước ta, cây ngưu tịch đang được trồng rộng rãi với số lượng lớn để lấy dược liệu phục vụ cho việc chữa bệnh. Loài cây này được người dân trồng có nguồn gốc từ Trung Quốc sẽ cho rễ to hơn so với các cây mọc hoang.

Bộ phận dùng

Rễ cây

Thu hái – Sơ chế:

Cây ngưu tất được trồng bằng hạt. Ở các vùng đồng bằng cây thường được gieo hạt vào các tháng 9 hoặc 10, ở miền núi thì người dân gieo hạt vào tháng 2 – 3. Sau khoảng 6 tháng có thể thu hoạch.

Những cây già úa vàng sẽ được thu hoạch rễ trước. Rễ ngưu tất mang về rửa sạch đất cát, cắt bỏ rễ con và đầu rễ, đem phơi cho đến khi rễ hơi héo. Sau đó hun vài lần với lưu huỳnh và tiếp tục phơi cho đến khi khô hẳn, cắt lát mỏng . Những rễ to, dài và dẻo sẽ có giá trị cao hơn.

Bảo quản

Để thuốc nơi mát mẻ, tránh ẩm

Thành phần hóa học

Phân tích thành phần hóa học của rễ ngưu tất thu được các chất sau:

Vị thuốc ngưu tất

Rễ ngưu tất được phơi khô làm thuốc chữa bệnh

Tính vị

Ngưu tất tính ôn. Vị đắng xen lẫn vị chua

Quy kinh

Đi vào hai kinh Can, Thận

Tác dụng dược lý và chủ trị

Trong y học cổ truyền, ngưu tất có tác dụng hoạt huyết, điều kinh, trừ ứ, mạnh gân cơ, kích thích tiểu tiện, bổ can thận. Dược liệu này được dùng trong các bài thuốc chữa bệnh chảy máu dạ con, bí tiểu, bế kinh, đau bụng kinh, phong hàn tê thấp, đau lưng, mỏi gối…

Thử nghiệm cao lỏng ngưu tất trên động vật thu được kết quả sau:

Ngoài ra, hoạt chất saponin trong ngưu tất còn có tác dụng giảm huyết áp, hạ cholestorol máu, ức chế sự phát triển của nhiều loại sâu bọ.

Cách dùng và liều lượng

Dùng 12 – 20g/ngày. Cách dùng ngưu tất phổ biến nhất là sắc hoặc ngâm rượu uống

Độc tính

Ngưu tất không độc. Tuy nhiên dược liệu này có thể khiến một số trường hợp bị dị ứng. Hỏi ý kiến thầy thuốc trước khi sử dụng để hạn chế những rủi ro không mong muốn.

Bài thuốc chữa bệnh từ ngưu tất

1. Chữa lên sởi có viêm họng

2. Trị chảy máu dạ con

3. Chữa bí tiểu cho người cao tuổi

4. Chữa bế kinh, đau bụng kinh

5. Trị rong kinh

6. Điều trị viêm đa khớp dạng thấp

7. Chữa chảy máu cam

8. Chữa phong hàn tê thấp, viêm khớp, đau khớp, đau lưng, mỏi gối

9. Trị đau tụ huyết bụng dưới, phù nề đầu gối, yếu gân cốt, đầu ngón chân lạnh buốt

10. Chữa bại liệt, phong thấp, bệnh xơ vữa thành mạch

12. Chữa tụ máu, ứ máu do bị thương, nhức mỏi tay chân sau khi đi xa về

13. Chữa dính ruột sau mổ

14. Chữa đau đầu, rối loạn tiền đình, thừa cân, khó đi cầu, đêm trằn trọc khó ngủ

15. Chữa cholesterol máu cao

16. Chữa đau lưng, mỏi gối, miệng khô, phong thấp, đau rát họng, khớp tay chân co quắp

17. Chữa tắc kinh, bế kinh

18. Chữa tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim

19. Trị quai bị

20. Chữa viêm mũi dị ứng gây sổ mũi

21. Hạ sốt

22. Chữa viêm nhiễm ở gan, thận, bàng quang

23. Chữa bệnh thấp khớp trong giai đoạn đang sưng

24. Chữa rối loạn kinh nguyệt, huyết hư

25. Chữa viêm cầu thận, vàng da, viêm gan do virus, nhiễm trùng bàng quang, tiểu ra máu

26. Điều trị suy thận, phù thũng

27. Chữa xuất huyết cơ năng tử cung

III. Kiêng kỵ khi sử dụng dược liệu

Xem thêm: Mua thuốc đông y uy tín, chất lượng tại thành phố Hà Giang

_____________________________________________________________________________________

Đông y TUẤN DU
– Hotline/Whatsapp: 0983.444.560 – 0359.736.095
– Email: Buidinhtuan1210@gmail.com.
– Fanpage: Đông y TUẤN DU – Phòng khám YHCT & PHCN
– Address:
  – No.14 – Hữu nghị street – Hà Giang city.
  – No 369 – Nguyễn Trãi street – Hà Giang City.
Exit mobile version