Site icon ĐÔNG Y TUẤN DU

Vị thuốc Mỏ Quạ

Cây mỏ quạ (Xuyên phá thạch) là vị thuốc quý trong y học cổ truyền. Dược liệu có vị đắng, tính mát, tác dụng phá ứ, khứ phong, giãn gân và làm mát phổi, được nhân dân dùng để chữa chứng bế kinh, đau nhức xương khớp, phế nhiệt, lao phổi,…

Mô tả dược liệu mỏ quạ

 

1. Đặc điểm, hình ảnh cây mỏ quạ

Mỏ quạ là cây thân nhỏ. Thân và cành mềm yếu nên loài thực vật này thường mọc tựa vào nhau tạo thành từng bụi lớn. Rễ cây có hình trụ, mọc ngang, phân nhiều nhánh và có thể xuyên qua đá.

Thân có vỏ màu nâu, có nhiều gai nhọn cong xuống như mỏ quạ. Lá mọc cách, phiến hình trứng, mép lá nguyên, mặt nhẵn và có màu xanh lục, lá thường có vị tê cay khi nếm.

Hoa mọc thành cụm ở kẽ lá, có màu vàng nhạt và thường mọc vào tháng 4 – 5 hằng năm. Quả mọc vào tháng 10 – 12, dạng kép, có màu vàng hoặc đỏ khi chín, bên trong chứa hạt nhỏ.

Xem thêm: Mua thuốc đông y uy tín, chất lượng tại thành phố Hà Giang

2. Bộ phận dùng

Lá và rễ của cây mỏ quạ được sử dụng để làm thuốc.

3. Phân bố

Mỏ quạ là loài thực vật phân bố tại các khu vực có khí hậu nhiệt đới như Châu Úc, Châu Phi và Châu Á. Ở nước ta, cây mỏ quạ mọc hoang ở ven đường, sườn núi hoặc có thể được trồng để làm hàng rào. Cây mọc nhiều nhất ở Lào Cai, Quảng Trị, Quảng Nam và Đồng Nai.

4. Thu hái – sơ chế

Thu hái dược liệu quanh năm, sau đó đem rửa sạch, thái nhỏ và phơi khô dùng dần. Nếu sử dụng lá, có thể đem nấu thành cao để dùng dần.

5. Bảo quản

Nơi thoáng mát, khô ráo, tránh ẩm và nhiệt độ cao.

6. Thành phần hóa học

Lá và rễ cây chứa acid hữu cơ, kaempferol, cudraniaxanthon, quercetin, butyrospermol acetat, taxifolin, flanonoid, populnin, aromadendrin, và tannin pyrocatechin.

Vị thuốc mỏ quạ

1. Tính vị

Vị hơi đắng, tính mát.

2. Quy kinh

Quy vào kinh Phế.

3. Công dụng của cây mỏ quạ

– Theo nghiên cứu dược lý hiện đại:

– Công dụng của cây mỏ quạ theo Đông Y:

4. Cây mỏ quạ chữa bệnh gì?

Hiện nay, cây mỏ quạ được sử dụng để chữa bệnh lao phổi, động kinh, vết thương ở mô mềm, bế kinh (mất kinh nguyệt) và phong thấp.

5. Cách dùng – liều lượng

Cây mỏ quạ được sử dụng ở dùng ngoài (giã đắp) hoặc được sử dụng ở dạng sắc, nấu rượu, chế thành cao lỏng. Liều dùng tham khảo: 12 – 40g/ ngày tùy vào dạng sử dụng – dùng ngoài da không quy định liều lượng cụ thể.

Bài thuốc chữa bệnh từ cây mỏ quạ

1. Bài thuốc hỗ trợ điều trị ho do lao phổi

2. Bài thuốc trị bế kinh ở phụ nữ

3. Bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh phong thấp

4. Bài thuốc trị bệnh kinh giản, lên cơn 3 – 4 lần/ ngày

5. Bài thuốc chữa chấn thương phần mềm

Xem thêm: Mua thuốc đông y uy tín, chất lượng tại thành phố Hà Giang

6. Bài thuốc trị ho, đờm vàng và sốt do lao phổi

7. Bài thuốc trị chân tay nhức mỏi, lưng đau do bệnh phong thấp

8. Bài thuốc trị mụn nhọt sưng đau

9. Bài thuốc chữa ho ra máu do nhiệt tích ở phổi

10. Bài thuốc hỗ trợ điều trị ung thư thực quản và ung thư dạ dày

11. Bài thuốc trị sạn đường mật

12. Bài thuốc trị sạn đường tiết niệu

13. Bài thuốc trị chứng thận hư do thấp nhiệt có kèm sạn

14. Bài thuốc trị ho lâu ngày do nhiễm khí lạnh

15. Bài thuốc chữa bệnh sỏi đường tiết niệu

Những lưu ý – Kiêng kỵ khi sử dụng cây mỏ quạ

Cây mỏ quạ là thảo dược quý, đem lại nhiều công dụng hữu ích đối với sức khỏe. Tuy nhiên để hạn chế rủi ro trong thời gian điều trị, bạn nên tham vấn y khoa trước khi áp dụng bài thuốc từ dược liệu này.

Xem thêm: Mua thuốc đông y uy tín, chất lượng tại thành phố Hà Giang

_____________________________________________________________________________________

Đông y TUẤN DU
– Hotline/Whatsapp: 0983.444.560 – 0359.736.095
– Email: Buidinhtuan1210@gmail.com.
– Fanpage: Đông y TUẤN DU – Phòng khám YHCT & PHCN
– Address:
  – No.14 – Hữu nghị street – Hà Giang city.
  – No 369 – Nguyễn Trãi street – Hà Giang City.
Exit mobile version