Vị thuốc Long nhãn (Long nhãn nhục) còn gọi: Lệ chi nô, Á lệ chi. Tên lệ chi nô vì mùa nhãn đến ngay sau khi mua vải hết, như người hầu đi theo chủ nhân ngay (lệ chi là quả vải, nó là đầy tớ).

– Tên khoa học: Euphoria longana Lamk. (Euphoria longan (Lour) steud, nephelium longana lamk). Thuộc họ Bồ hòn (Sapindaceae).

1. Bộ phận làm thuốc, thu hái và bào chế

Bộ phận dùng:

+ Long nhãn nhục (Arillus longanae) là áo hạt phơi hay sấy khô của quả nhãn.

+ Lá long nhãn (Long nhãn diệp): Đây là lá hoặc mầm non của cây long nhãn Euphoria longan (Lour) steud.

+ Rễ long nhãn

+ Hoa long nhãn

+ Hạt long nhãn

+ Vỏ quả nhãn

2. Long nhãn nhục

– Còn gọi:

Ích trí (Bản kinh), Mật tỳ (Cương mục), Long nhãn can (Tuyền chân bản thảo). Long mục (Thục đô phủ). Tủ mục (Ngô phổ bản thảo). Lệ chi nô (Nam phương thảo mộc trang). Tú một đoàn, xuyên đạn tử (Thanh, di lục). Á lệ chi (Khai bảo bản thảo). Quế viêm (Dược phẩm hóa nghĩa).

–  Thu hái chế biến:

Tháng 7 – 10 lúc quả chín hái về sấy hoặc phơi khô, bóc bỏ vỏ quá, lấy cùi nhãn phơi. Hoặc đem quả vào trong nước sôi, nấu 10 phút vớt ra cho thủy phần tan mất, lại sấy một ngày đêm thì được long nhãn nhục, miếng nhãn to, thịt dầy, chất mềm sắc nâu vàng, gần trong suốt vị ngọt đậm là tốt.

Vị thuốc long nhãn

Vị thuốc long nhãn

2.1 Tính vị – tác dụng – chủ trị

– Tính vi: Ngọt, ấm.

– Về kinh: Tâm, tỳ, can, thận..

– Công dụng chủ trị: ích tâm tỳ, bổ khí huyết, an thần. Thi hư lao gầy yếu, mất ngủ, hay quên, kinh quí, chính xung.

+ Bản kinh: Chủ trị tà khí 5 tạng, an chí, chán ăn, uống lầu mạnh hồn phách thông minh.

– Biệt lục: Trừ trùng khử độc.

+ Khai bảo bản thảo: Về tỳ mà có thể ích chí.

+ Nhật dụng bản thảo: Ích trí yên tâm.

+ Điền Nam bản thảo: Nuôi máu an thần, mở vị ích tụ thu mồ hôi lớn trí.

+ Bản thảo thông huyện: Nhuận phế ngừng ho.

+ Đắc phối bản thảo: ích tỳ vị, giữ gìn tâm huyết, nhuận 5 tạng, trị chính xung.

+ Tuyển châu bản thảo: Mạnh dương ích khí, bổ tỳ vị. Trị đàn bà sau đó phù thũng.

+ Vân Nam trung được tư nguyên danh lục:

Công dụng: Thịt quả: Ích tâm tỳ, bổ khí huyết, an thần, trị hư lao gầy yếu, mất ngủ hay quên, kinh quí, chính xung.

Rễ: Trị bệnh ty trùng, khí hư.

Hạt: Ngừng máu, định đau, lý khí, hóa thấp, trị sáng thương và Thấu, sán khí, lệ lịch (hạch) thấp sang.

– Liều lượng: 6g-12g/ngày.

– Chú ý: Khống dùng cho người có chửng ẩm, thấp trở ngại ở trung tiêu.

2.2 Phương chọn lọc

a) Trị tư lự quá độ, lao thương tâm tỳ, hay quên, chính xung.

Bạch truật 1 lạng; Phục linh 1 lạng; Hoàng kỳ 1 lạng; Long nhãn nhục 1 lạng; Toan táo nhân (sao) 1 lạng; Nhân sâm 1/2 lạng; Mộc hương 1/2 lạng; Cam thảo nướng 2 đ.cân

Cùng nghiền nhỏ, mỗi lần uống 4 đồng cân, nước 1 chén rưỡi, gừng tươi 5 lát táo 1 quả sắc còn 7 phần, bỏ bã uống ấm, không kể lúc nào. (“Tế sinh phương” Qui tỳ thang)

b) Đại bổ khí huyết, ôn bổ tỳ vị, trợ tinh thần:

Long nhãn nhục không kể nhiều ít, rượu tốt ngâm 100 đêm ngày, thường uống vài chén. (Long nhãn tửu)

c) Trị tỳ hư tiết tả: Long nhãn “khô 14 hạt, gừng tươi 3 lát, sắc Trước uống.(Tuyển châu bản thảo)

d) Trị đàn bà sau để phù thũng: Long nhãn khô, sinh khương, đại táo sắc nước uống. (Tuyển châu bản thảo)

3. Vỏ và hoa nhãn 

Vỏ nhãn (Long nhãn xác)

– Tính vị: Ngọt, ấm, không độc.

– Vào kinh: Phế.

– Công dụng chủ trị:

+ Bản thảo tái tân nói: Trị tâm hư đầu quay cuồng tan tà trừ phong, thông tại sáng mắt.

+ Trùng Khánh Đường tùy bút: Nghiền nhỏ trị bỏng nước sôi cũng tốt.

– Lượng dùng: Uống trong 2 – 3 đồng cân. Dùng ngoài: Nung tồn tính nghiền nhỏ để khô xoa hoặc đắp, rắc.

– Phương dùng:

– Trị bỏng nước sôi: Vỏ quả nhãn nung tồn tính nghiền nhỏ, dầu trẩu trộn vào bôi lên chỗ đau, lập tức ngừng đau, sau không vết ngấn. (Hành tráp kiểm bí)

– Trị mụn nhọt lâu không liền miệng:  Vỏ quả nhãn sao cháy nghiền nhỏ trộn dầu trà đắp. (Tuyền Châu bản thảo).

Hoa nhãn (Long nhãn hoa)

– Công dụng chủ trị: Tuyền châu bản thảo nói:

Mọi loại chứng lâm, lấy hoa nhãn sắc nước uống, (mùa hoa nhãn nhặt rửa sạch phơi khô để dành làm thuốc). Hạ tiêu, đái ra như đậu phủ; Hoa long nhãn 1 lạng cùng thịt lợn nạc ăn 3 – 5 lần,

4. Hạt long nhãn

– Còn gọi: . Quế viên hạch nhân,

– Thành phần: Hạt hàm chứa chất tố bồ kết saponaretin (phì tạo thảo tố) cùng với mỡ.

– Tính vị: Sáp.

– Công dụng: Ngừng ra máu, nên đau, lý khí, hóa thấp. Trị bị thương ra máu, sán khí loa lịch, ghẻ ngứa, lở loét thấp.

+ Điền Nam bản thảo đồ thuyết: Trị bướu cổ.

+ Y học nhập môn: Đốt khói hun mũi trị chảy nước mũi không ngừng.

+ Cương mục: Trị hôi nách. Hột nhẫn 6 hột. Hồ tiêu 27 hột. nghiền nhỏ, gặp lúc ra mồ hôi thì xát vào..

+ Bản thảo tái tân: Trị hạch, tiêu sưng, bài tiết mủ, nhọt độc, đồng thời trị bệnh mắt.

+ Lĩnh nam thái dược lục: Chữa sán khí, đắp lở ngứa, lại chữa vết đâm chém ra máu.

– Lượng dùng 

+ Dùng ngoài: Nung tồn tính nghiền nhỏ, xoa khô, rắc vào, hoặc đắp.

+ Uống trong: Sắc uống 1 – 3 dòng cân hoặc nghiền bột uống.

– Phương dùng

+ Trị vấp ngã đánh đập mọi tổn thương, ngừng máu lên đau: Hạt nhân nghiền bột đắp.

+ Trị sán khí, dái sa một bên, Hạt nhân cho vào nồi đồng sao khói, đậy kín, trên để 1 ống thông vào trong lỗ mũi bên đau.

+ Trị tiểu tiện không thông: Hạt nhãn gọt vỏ đen đi, đập vỡ, sắc nước uống. Nếu thông rồi muốn thôi lấy thịt quả nhãn sắc uống. (Cương mục thập di)

+ Trị ngón chân rạn nứt ngứa.

Hạt nhãn sao cháy thấm vào (Dược kính). Trong nhà nên để dành hạt nhãn, phòng khi dùng đến, chữa vấp ngã đánh đầm, cầm máu, sinh cơ, không ngấn vết, chữa xong lại mọc tóc không sẹo. .

5. Vỏ rễ nhãn (Long nhãn căn)

– Tính vị: Đắng sáp.

– Công dụng chủ trị: Trị bệnh tụ trùng, khí hư.

– Cách dùng: Sắc uống 2 – 3 lạng hoặc nấu cao.

– Phương dùng:

+ Trị lưu hỏa (bệnh tự trùng). Vỏ rễ nhãn 4 lạng. Thổ ngưu tất 2 lạng. Câu cốt căn 2 lạng sắc uống. (Phúc Kiến trung thảo dược sử phương).

+ Trị tỳ thận hư, đái như nước gạo, lạnh thì ngưng đọng như tương đậu phủ:

Rễ nhãn 2 lần vỏ đều 2 lạng, sấy khô phun rượu, liên tục chế 2 lần, hợp với dị nhân 1 lạng sắc uống. Lần thứ 2 – 3 thêm phục linh 3 đồng cân, lại sắc uống, 3 lần là khỏi. (Tuyền Châu bản thảo)

+ Trị đàn bà ra khí hư: Rễ nhãn 2 lần vỏ (sao sém, phun rượu, lại sao lại phun, liên tục 3 lần) 2 lạng. Hợp với thịt lợn (nửa béo nửa gầy) đun uống. (Tuyền Châu bản thảo)

6. Lá nhãn ( Long nhãn diệp)

– Thu hái: Có thể hái quanh năm.

– Thành phần:

Lá hàm chứa sitosterol (Cốc tải thuần), stigmasterol (đậu tải thuần), glucozit đường stigmasterol, epifriedelanol, quercetin (hộc bì tố) quercetin (hộc bì đại).

– Tính vị: Ngọt, nhạt, bình.

+ Sinh thảo dược tính bị yếu: “Vị thơm ngọt, tính ấm”.

+ Quảng Châu bộ đội thường dụng trung thảo dược thủ san: Nhạt, bình.

– Công dụng chủ trị: Trị cảm mạo, sốt rét, định sưng, trị lở.

+ Sinh thảo dược tính bị yếu: Trị cam định, sát trùng, làm chè uống thì sáng mắt. Lá non nấu nước thêm băng phiến sát mắt lạn huyền phong (loét đỏ đau).

+ Bản thảo cầu nguyên: “Rửa đình, trĩ, cam sang chân lở loét.

– Phương chọn lọc:

+ Phòng trị lưu cảm, cảm mạo: Lá nhãn 3 đồng cần sắc nước thay trà uống.

+ Trị bệnh sốt rét: Lá nhân 7 lá – Chi ma – 1 chén trà nước trong 2 chén, sắc còn 1 chén, trước lúc phát cơn 2 giờ uống. (Tuyền châu bản thảo)

+ Trị đàn bà có mang động thai bụng đau:  Lá nhân hơn 10 lá; Gạo Sống 1 chén Muối ăn chút ít Sắc nước uống. (Tuyển châu bản thảo)

7.  Lâm sàng báo cáo 

Thử trị bệnh ty trùng[mfn]Ty trùng là giun chỉ (filaria), tỷ trùng bệnh = filariasis = bệnh giun chỉ[/mfn]

Lấy rễ nhãn tươi 100 cân, cắt vụn, thêm nước 250 cân, sắc 8 – 10 tiếng đồng hồ, bỏ bã lọc qua, được nước đặc 12 cân. Mỗi lần cho uống 30ml, ngày 2 lần, liên tục 2 ngày, chữa 225 người sau 3 ngày phúc tra máu (huyết phiến) có 220 người âm tính.

Xem thêm: Mua thuốc đông y uy tín, chất lượng tại thành phố Hà Giang

_____________________________________________________________________________________

Đông y TUẤN DU
– Hotline/Whatsapp: 0983.444.560 – 0359.736.095
– Email: Buidinhtuan1210@gmail.com.
– Address:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *