Hoàng liên còn gọi xuyên liên, hồ hoàng liên, hoàng liên gai hay hoàng liên ô rô. Tên khoa học là Coptis chinensis Franch. Thuộc họ Mao lương. Hoàng liên mọc hoang và trồng ở các tỉnh Lào Cai, Lai Châu… Để tìm hiểu rõ hơn về những tác dụng của cây hoàng liên cũng như cách dùng, lưu ý, hãy cùng đọc thêm trong bài viết dưới đây.
Nội dung bài viết
1. Mô tả cây hoàng liên
1.1. Đặc điểm chung của cây hoàng liên
Cây hoàng liên được xem là một loại cây dại, mọc nhiều ở khu vực miền núi nước ta. Tuy nhiên có thể nhiều người sẽ bất ngờ với thông tin loại cây dại này thực chất lại là một trong những loại dược liệu quý được sử dụng rộng rãi trong Y Học Cổ Truyền với nhiều công dụng như: trị bệnh đường tiêu hóa, kháng viêm, điều trị ho gà…
Cây hoàng liên còn có rất nhiều tên gọi khác như: Cây chi liên, vương chi liên, thượng thảo, cây sâm hoàng liên, hoàng liên chân gà…. Cây hoàng liên thuộc họ Hoàng Liên (Ranunculaceae) có tên khoa học là Coptis teeta Wall.
Như đã nói, tuy là loại cây mọc hoang dại ở những khu vực vùng núi nhưng cây hoàng liên rất dễ nhận biết giữa các loại cây khác nhờ những đặc điểm tương đối nổi bật như sau:
- Thuộc loài cây thân thảo, sống lâu năm, thân thấp, chỉ cao khoảng chừng 30 cm.
- Lá cây có cuống dài khoảng từ 8 – 20cm và mọc trực tiếp từ phần gốc. Mỗi phiến lá có 3 – 5 lá chét, chia thành nhiều thùy xẻ sâu và mép lá có hình răng cưa, màu xanh mướt.
- Khoảng tháng 2 đến 4 là thời điểm cây ra hoa, hoa hoàng liên mọc thành từng cụm nhỏ 3 – 5 bông từ đầu cành và màu vàng lục đẹp mắt. Mỗi bông hoa có 5 cánh nhỏ và có nhiều nhụy.
- Đến tháng 3 – 6 cây kết quả. Quả hoàng liên có màu vàng và bên trong chứa chừng 10 hạt màu nâu đen hoặc lục xám.
- Rễ hoàng liên thuộc loại rễ chùm, hình trụ dài, có màu vàng nhạt hoặc có màu nâu. Khi cây trưởng thành thì rễ sẽ phát triển thành củ tựa như chân gà.
Xem thêm: Mua thuốc đông y uy tín, chất lượng tại thành phố Hà Giang
1.2. Khu vực phân bố chủ yếu
Cây thuốc hoàng liên là loại cây dại, mọc và phát triển tương đối phổ biến ở nước ta. Loại cây này sinh trưởng tốt nhất ở những khu vực vùng núi cao, chẳng hạn như Cao Bằng, Lạng Sơn, Sơn La, Sapa… Ngoài ra, cây hoàng liên chân gà cũng là loại cây có giá trị sử dụng và giá trị khai thác rất cao nên được trồng nhiều ở các vườn dược liệu trên cả nước, đặc biệt là ở vườn dược liệu Tam Đảo (Vĩnh Phúc).
Trong tự nhiên, có một số loại thực vật cũng mang tên hoàng liên nhưng lại khác biệt hoàn toàn với cây thuốc hoàng liên và không có giá trị về mặt dược liệu. Do đó, khi muốn sử dụng cây hoàng liên như một vị thuốc, ngoài tham khảo ý kiến bác sĩ, người bệnh cũng cần chú ý, tránh nhầm lẫn với một số loại cây sau nhằm đảm bảo sức khỏe:
- Cây hoàng liên gai: Loài cây này cũng xuất hiện nhiều ở các khu vực miền núi cao như vùng núi Sapa (Lào Cai). Cây hoàng liên gai cao khoảng 2 – 3 m, thân cây màu vàng xám nhạt, dưới mỗi nách lá đều có 3 nhánh gai nên có tên là hoàng liên gai. Cũng giống cây thuốc hoàng liên, hoàng liên gai cũng là một vị thuốc trong Y Học Cổ Truyền nhưng công dụng và cách sử dụng khác hoàn toàn cây hoàng liên.
- Cây hoa dây leo hoàng liên: Cây hoa dây leo hoàng liên còn được gọi là cây lạc tiên, thuộc loài cây leo, khá dài. Cây trưởng thành có thể dài từ 7-10 m. Hoa của cây dây leo hoàng liên cũng có nhiều màu sắc sặc sỡ như tím, hồng đậm, trắng, đỏ… Loại cây này chủ yếu được trồng làm cảnh và không có tác dụng trong chữa và điều trị bệnh.
- Cây hoàng liên ô rô: Hoàng liên ô rô thuộc loại cây thân bụi, cao từ 2 – 3m, còn được gọi là cây mật gấu, cây hoàng mật… Tác dụng của cây hoàng liên ô rô có nhiều điểm tương đồng với cây hoàng liên nhưng đặc điểm thực vật, cách sử dụng lại không hề giống nhau.
1.3. Thu hoạch và bào chế với cây hoàng liên
Hàm lượng dược tính cao nhất của cây hoàng liên nằm ở phần củ và rễ nên đây là những bộ phận được thu hoạch và sử dụng nhiều nhất. Thời gian thu hoạch tốt nhất là khi cây được khoảng 2 – 3 năm tuổi bởi đây là thời kỳ cây cho chất lượng dược liệu tốt nhất trong cả chu kỳ sống của mình. Ngoài ra, rễ và củ của cây hoàng liên nằm sâu dưới lòng đất nên khi thu hoạch cần chú ý đào sâu và đào từng phần tránh làm đứt gãy cây hay bỏ sót phần dược liệu.
Xem thêm: Mua thuốc đông y uy tín, chất lượng tại thành phố Hà Giang
Cây hoàng liên sau khi thu hoạch sẽ được rửa sạch tạp chất và bụi bẩn rồi ủ khoảng 1 – 2 tiếng cho mềm để tiến hành bào chế và sẵn sàng sử dụng trong thời gian dài. Cây hoàng liên có thể được bào chế bằng một số cách sau:
- Phơi để nguyên củ. Mang dược liệu phơi khô trong bóng mát chừng 1 đến 2 tháng cho đến khi khô hoàn toàn.
- Cắt dược liệu thành những lát mỏng sau đó phơi trong bóng mát cho khô để bảo quản dùng dần.
- Dược liệu cắt mỏng, rồi phơi âm can (không phơi trực tiếp dưới nắng). Mỗi lần dùng lấy một lượng vừa đủ sao với rượu và hạ thổ để dùng.
- Sử dụng cây hoàng liên ngâm rượu cũng là một cách bào chế phổ biến hiện nay. Cứ mỗi 2 – 3 kg dược liệu tươi ngâm với khoảng 10 lít rượu 40 – 42 độ, ủ càng lâu rượu càng thơm ngon. Mỗi ngày dùng từ 40 – 50ml rồi chia thành 2 – 3 lần sau ăn hoặc kết hợp trong bữa ăn.
2. Tác dụng của cây hoàng liên
Hoàng liên còn được gọi là sâm hoàng liên bởi chúng mang đến nhiều công dụng đối với sức khỏe như một loại nhân sâm của người Việt. Vậy cụ thể, tác dụng của cây hoàng liên là gì?
2.1. Theo Y Học Cổ Truyền
Theo nhiều sách về Y Học Cổ Truyền để lại, cây thuốc hoàng liên có vị đắng, tính hàn và không chứa độc tố, quy vào kinh Tâm, Can, Tỳ, Vị và Đại trường. Những dược tính này đã khẳng định hoàng liên là một loại thảo dược vô cùng quý giá cho sức khỏe với những công dụng có thể kể đến như sau:
- Tả hóa, táo thấp, khứ nhiệt độc và sát trùng.
- Tác dụng của cây hoàng liên giúp an tâm, chỉ mộng di, trấn can.
- Chủ trị các chứng như tâm hỏa thịnh, nhiệt miệng, nôn mửa, kiết lỵ, thấp chẩn, thương hàn,…
2.2. Theo Y Học Hiện Đại
Xét về mặt Y Học Hiện Đại, trong cây hoàng liên cũng có chứa nhiều hoạt chất tốt cho sức khỏe. Điển hình có thể kể đến như Berberin, Ethanol, Palmatin, Columbamine, Coptisine Coptisine,… Đặc biệt, hoạt chất Berberin chiếm đến 5,5 – 7,5% trong hoàng liên có tác dụng ức chế nhiều loại vi khuẩn, giúp kháng viêm hiệu quả.
Ngoài ra, tác dụng của cây hoàng liên đã được chứng minh gồm có:
- Ngăn cản sự phát triển của các loại vi khuẩn, chẳng hạn như: Shigella, liêu cầu khuẩn, vi khuẩn tụ cầu,… và một số bệnh về nhiễm khuẩn đường tiêu hóa.
- Điều trị ho gà, hạ huyết áp, ngăn ngừa tăng giãn mạch, phòng các bệnh về tim mạch chuyển hóa và đột quỵ.
- Tăng cường chức năng của mật, kích thích vỏ não khi sử dụng với liều lượng phù hợp.
- Chữa các chứng bệnh về đường tiêu hóa, chẳng hạn như kiết lỵ, tiêu chảy, đau bụng,…
- Tác dụng của cây hoàng liên trị mụn nhọt, nổi ngứa, mề đay, giải độc, thanh nhiệt.
- An thần, giảm căng thẳng, hay hồi hộp,…
2.3. Một số bài thuốc phổ biến sử dụng cây hoàng liên
Để đạt hiệu quả tốt nhất trong điều trị bệnh, trong một số bài thuốc cần kết hợp hoàng liên với nhiều loại dược thảo khác. Dưới đây là một số bài thuốc được sử dụng phổ biến với cây hoàng liên
- Bài thuốc chữa kiết lỵ, tiêu chảy: Sử dụng 12 gam bột hoàng liên đã được tán nhỏ chia thành 3 phần bằng nhau, hòa với nước ấm, có thể cho thêm một chút mật ong để tăng độ thơm ngon, dễ uống. Mỗi ngày uống 3 lần.
- Bài thuốc chữa nổi mề đay, làm mờ vết chàm: Chuẩn bị 12 gam mỗi vị: Cây hoàng liên, ngưu bàng tử, hoàng bá, khổ sâm, mộc thông. Kèm với đó là 16 gam mỗi vị: Sinh đọa, mã đề. Chuẩn bị thêm bạch tiễn bì, phục linh, thương truật mỗi vị 8 gam cùng với 4 gam bạc hà. Sắc với khoảng 1 lít nước cho đến khi cạn còn phân nửa chắt lấy nước, chia thành 3 phần uống trong ngày. Sử dụng đều đặn bài thuốc này cho đến khi bệnh có dấu hiệu thuyên giảm.
- Bài thuốc an thần, giảm lo âu, mệt mỏi: Chuẩn bị: 20 gam cây hoàng liên, 16 gam xích đan và 10 gam cam thảo. Mang dược liệu tán thành bột mịn rồi lấy một ít rượu trắng đun lên cho nóng, trộn đều rồi vo thành từng viên nhỏ như đậu xanh. Mỗi ngày uống 10 viên, thực hiện kiên trì và đều đặn hàng ngày.
- Bài thuốc chữa ra mồ hôi trộm ban đêm: Chuẩn bị cây hoàng liên, hoàng bá, hoàng cầm mỗi vị khoảng 8 – 12 gam, hoàng kỳ 16 – 24 gam, đương quy, thục địa, sinh địa mỗi vị 12 gam cùng táo nhân, long nhãn. Sắc tất cả các dược liệu cùng với nước và uống mỗi ngày 1 thang đến khi khỏi bệnh.
- Bài thuốc trị lỵ trực khuẩn, viêm ruột từ cây hoàng liên: Chuẩn bị: 80 gam hoàng liên, 20 gam mộc hương. Mang dược liệu nghiền thành bột mịn và tẩm mật vo thành những viên nhỏ. Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần dùng 2 – 8 gam dược liệu uống cùng với nước đun sôi để nguội.
- Bài thuốc chữa viêm loét dạ dày, tá tràng: Chuẩn bị: Hoàng liên, trạch tả, hạt dành dành, bối mẫu, mẫu đơn bì mỗi vị 8 gam, 12 gam bạch thược và 6 gam mỗi vị trần bì, ngô thù. Mang tất cả dược liệu trên sắc cùng với 1 lít nước đến khi còn lại 1⁄2 thì lọc bỏ bã rồi chia thành 3 lần uống/ngày. Mỗi ngày uống một thang trong thời gian dài sẽ giúp cho bệnh tình chuyển biến tích cực.
Cây hoàng liên tuy là dược phẩm ít độc tố nhưng lại có dược tính tương đối mạnh nên được khuyên không nên sử dụng cho trẻ em, phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú. Trước khi đưa hoàng liên vào làm vị thuốc sử dụng, người bệnh cần phân biệt chính xác cây hoàng liên để tránh nhầm lẫn với các loại cây khác. Tham khảo ý kiến của các bác sĩ trước khi sử dụng để tránh tương tác xấu hoặc tương kỵ với các loại thuốc tây.
_____________________________________________________________________________________
HOT NEWS
Thịt Trâu Héo Hà Giang – Hương Vị Núi Rừng Quyến Rũ 2025
Hà Giang, vùng đất nơi mây trời hòa quyện cùng núi [...]
Rau muống trong đông y, tại sao ăn rau muống lại bị sẹo lồi ? 2025
Rau muống (Ipomoea aquatica) là loại rau quen thuộc trong bữa [...]
Các vị thuốc đông y có nguồn gốc từ cây tre Việt Nam 2025
Cây tre là một hình ảnh quen thuộc trong đời sống [...]
The Benefits of Oriental Medicine Massage in Improving Sleep and Mental Health 2025
Oriental medicine massage is a therapeutic approach rooted in ancient principles [...]
Tác dụng của massage Đông y trong cải thiện giấc ngủ và tinh thần
Massage Đông y là phương pháp trị liệu dựa trên nguyên [...]
Guide to Choosing the Right Massage Therapy for Your Condition 2025
Massage is not just a relaxation method but also an effective [...]