Hoàng kỳ (Radix Astragali) là rễ phơi hay sấy khô của cây hoàng kỳ-(Astragalus menbranaceus (Fisch) Bungel-hay cây hoàng kỳ Mông Cổ (Astragalus mongholicus Bunge) hoặc của những cây cùng chỉ đều thuộc họ Đậu Fabaceae.
Vị thuốc màu vàng, sở trường về bổ cho tới có tên gọi như vậy: hoàng là vàng, kỹ là nhóm (sở trường).
Nội dung bài viết
Mô tả cây Hoàng Kỳ
Hai cây hoàng kỳ hay cho vị thuốc thường tiêu thụ trên thị trường là
- Hoàng kỳ (Astragalus membranaceus (Fish) Bunge) là một cây sống lâu năm, cao 50-80cm, rễ cái dài và mọc sâu, rất khó bỏ, đường kính 1- 3cm, vỏ ngoài màu vàng đỏ hay nâu. Thân mọc thẳng đứng, trên có phân nhiều cành. Lá mọc so le, kép, đìa lẻ, có lá kèm hình 3 cạnh, 6-13 đổi lá chét hình trứng dài 5-23mm, mặt dưới có nhiều lông trắng mịn. Cụm hoa mọc thành chùm ở kẽ lá, dài hơn lá, gồm 5-22 hoa, màu vàng tươi. Quả giáp mỏng, dẹt, dài 2-2,5cm, đường kính 0,9-1,2cm đầu dài ra thành hình gai nhọn, trên quả có lông ngắn, 5-6 hạt màu đen hình thận. Mùa hoa tại Trung Quốc vào các tháng 6-7, mùa quả vào các tháng 8-9 (Hà Bắc, Hắc Long Giang, Cát Lâm, Liêu Ninh).
- Hoàng kỳ Mông Cổ (Astragalus mongholicus Bunge) rất giống loại trên, nhưng khác bởi lá chét nhỏ hơn, 12-18 đôi lá chét, tràng hoa dài hơn, quả rộng hơn 1,1-1,5cm, không có lông. Mùa hoa vào các tháng 6-7, mùa quả vào các tháng 7-9, cũng hay gặp ở những nơi có hoàng kỳ.
Phân bố và chế biến
Cho đến nay ta vẫn phải nhập hoàng kỳ của Trung Quốc. Ta đã thí nghiệm trồng thử ở nước ta, mọc được, nhưng chưa đưa vào trồng nhiều. Cây hoàng kỳ mọc hoang tại Trung Quốc, ưa những nơi đất cát, thoát nước tốt. Thường trồng sau 3 năm mới thu hoạch, sau 6-7 năm thì tốt hơn. Đào rễ vào mùa thu, rửa sạch đất cát, cắt bỏ đầu rễ và rễ con, phơi hay sấy khô.
Xem thêm: Mua thuốc đông y uy tín, chất lượng tại thành phố Hà Giang
Thành phần hóa học
Theo sự nghiên cứu của Sở được thuộc Viện nghiên cứu y học Bắc Kinh, trong hoàng kỳ có cholin betain, nhiều loại axit amin và sacaroza.
Những tài liệu trước cũng cho biết hoạt chất của hoàng kỳ chưa rõ, chỉ mới biết có chất nhầy, chất đường.
Theo lý Thừa Có (Sinh được học, 1952) trong hoàng kỳ có sacaroza, glucoza, tinh bột, chất nhây, gôm, hơi có phản ứng ancaloit. Mới đây người ta phát hiện trong hoàng kỳ có chất selenium.
Tác dụng dược lý
Hoàng kỳ có một số tác dụng chủ yếu sau day:
- Theo báo cáo của Trưởng Trạch và Cao Kiểu (1940) hoàng kỳ có tác dụng làm cho kỳ động tình của chuột bạch thông thường là 1 ngày kéo dài thành 10 ngày.
- Trên hệ thống tuần hoàn. Theo Tự Điển và Cao Kiểu (Nhật Bản y học kiện khang bảo hiểm, 1941) hoàng kỳ có tác dụng tăng sự có bóp của tim bình thường. Đối với tim bị trúng độc hay do mệt mỏi mà suy kiệt thì tác dụng lại càng rõ rệt. Hoàng kỳ còn có tác dụng làm giãn mạch, kết quả của sự giãn mạch ngoại vi dẫn đến việc làm cho máu tới nhiều hơn, sự dinh dưỡng tốt hơn, cũng do giãn mạch ngoại vi, huyết áp hạ thấp, do mạch tim và mạch thận giãn nở nên cũng ảnh hưởng làm thông tiểu tiện.
Thí nghiệm trên chuột bạch và chuột lang còn chứng minh rằng hoàng kỳ có tác dụng tăng sức để kháng của mao mạch, đo đó có thể để phòng hiện tượng thẩm thấu của mao mạch tăng mạnh cho clorofoc, histamin tạo nên. Hoàng kỳ còn dùng chữa bệnh mao mạch dễ bị vỡ (dòn) do bị chiếu quang tuyến X quá độ.
Năm 1936 Kinh Lợi Bản và Lý Đăng Bảng thuộc Viện nghiên cứu y học Bắc Kinh (Sở nghiên cứu sinh lý) đã báo cáo rằng con hoàng kỳ (rượu 70″) chế thuốc và tiêm vào tĩnh mạch chó đã gây mê thì thấy huyết áp hạ thấp lâu dài.
- Tác dụng lợi tiểu:
Uống thuốc hoàng kỳ có tác dụng lợi tiểu: Theo báo cáo của Phác Trụ Thừa và Y Bác An, cho 3 con chó uống 0,5-4g hoàng kỳ, sau 4 giờ và 24 giờ đo lượng nước tiểu bài tiết thì thấy hoàng kỳ có tác dụng lợi tiểu rõ rệt trong đó có một con chó so với con không uống thuốc thấy tiểu tiện tăng gấp 2 lần.
Thí nghiệm trên 2 con thỏ, cũng thấy kết quả như vậy. Nhưng nếu cho uống lâu thì tác dụng lợi tiểu lại không rõ rệt. Nếu uống với liều cao, thì ngược lại ngày thứ nhất lượng nước tiểu giảm xuống, nhưng không đưa tới anbumin niệu hay đường niệu. Đối với chó bị viêm thận do nhiễm độc asen thì hoàng kỳ không có tác dụng lợi tiểu.
Năm 1936, Kinh Lợi Bân và Lý Đăng Bảng báo cáo đã dùng thuốc hoàng kỳ tiêm tĩnh mạch cho chó đã gây mê thì thấy tác dụng lợi tiểu rất rõ rệt, nhưng tiếc rằng các tác giả không nói rõ nồng độ và liều lượng dung địch đã tiêm, do đó Trương Xương Thiệu (Hiện đại đích trung được nghiên cứu, 97: 1954) mới phân tích và kết luận rằng nhận định đó còn phải thảo luận thêm.
- Ảnh hưởng trên đường huyết: Kinh Lợi Bân, Thạch Nguyễn Cao, Lý Đăng bảng (1936) đã báo cáo dùng thuốc hoàng kỳ tiêm dưới da cho nhỏ thì không thấy ảnh hưởng gì tới đường huyết.
- Tác dụng kháng sinh: Năm 1947, Từ Trọng Lỗ (Trung Hoa y học tạp chí, 33: 71-75) đã báo cáo hoàng kỳ có tác dụng kháng sinh đối với vi trùng lỵ Shiga trong ống nghiệm.
Xem thêm: Mua thuốc đông y uy tín, chất lượng tại thành phố Hà Giang
Công dụng và liều dùng
Hoàng kỳ là một vị thuốc còn dùng trong phạm vi đông y làm thuốc ích khí, tống sang độc, lợi tiểu, làm hết đau, hút mủ, là thuốc quan trọng chữa bệnh đậu không mọc được, chữa mọi bệnh của trẻ con, phụ nữ, có ác huyết không ra hết, đàn ông hư tổn.
Trên cơ sở nghiên cứu của tây y, người ta dùng hoàng kỳ để chữa những trường hợp lở loét mãn tính, suy nhược lâu ngày, huyết áp cao, mạch máu nhỏ dễ đứt vỡ, viêm thận mãn tính với anbumin niệu, cơ thể suy nhược hay ra nhiều mồ hôi.
Ngày dùng 3-9g dưới dạng thuốc sắc hoặc thuốc cao.
Theo tài liệu cổ hoàng kỳ có vị ngọt, tính ôn, vào 2 kinh phế và tỳ. Có tác dụng bổ khí, lợi tiểu, thác sang. Dùng chữa biểu hư sinh ra mô hỏi trộm, tỳ hư sinh ỉa lỏng, dương hư huyết thoát, thủy thũng, huyết tý.
Đơn thuốc có hoàng kỳ
- Hoàng kỳ lục nhất thang (đơn thuốc cổ điển trong đông y).
Dùng chữa toàn thân suy nhược, chân tay mỏi mệt rời rã, miệng khô, tim đập nhanh hồi hộp, mặt xanh vàng không muốn ăn uống, nhiều mồ hôi, sốt.
Hoàng kỳ sao mặt 6 phần, cam thảo 1 phần (một nửa dùng sống, một nửa sao). Tất cả tán nhỏ. Mỗi lần uống 4-8g bột này, vào sáng, trưa và chiều. Có thể sắc uống.
- Hoàng kỳ kiện trung thang:
Chữa cơ thể suy nhược, nhiều mồ hôi (ghi trong Kim qui phương).
Hoàng kỳ 6g, thược dược 5g, quế chi 2g, cam thảo 2g, sinh khương 4g, đại táo 6g, nước 600ml. sắc còn 200ml, trộn thêm một ít mạch nha cho ngọt chia 3 lần uống trong ngày.
Chú thích:
Ngoài hai cây hoàng kỳ nói trên, một số tài liệu trước xác định cây hoàng kỳ là Astragalus hoantchi. Nhưng theo sự điều tra mới dạy của các nhà thực vật và dược liệu Trung Quốc thì không thấy cây này. Một số địa phương của Trung Quốc còn dùng nhiều cây khác làm hoàng kỳ nhu Astragalus tongolensis Ulbr., Melitotis, Heydysarum polybotrys Hand. -Mazz.v.v…
_____________________________________________________________________________________
HOT NEWS
Thịt Trâu Héo Hà Giang – Hương Vị Núi Rừng Quyến Rũ 2025
Hà Giang, vùng đất nơi mây trời hòa quyện cùng núi [...]
Rau muống trong đông y, tại sao ăn rau muống lại bị sẹo lồi ? 2025
Rau muống (Ipomoea aquatica) là loại rau quen thuộc trong bữa [...]
Các vị thuốc đông y có nguồn gốc từ cây tre Việt Nam 2025
Cây tre là một hình ảnh quen thuộc trong đời sống [...]
The Benefits of Oriental Medicine Massage in Improving Sleep and Mental Health 2025
Oriental medicine massage is a therapeutic approach rooted in ancient principles [...]
Tác dụng của massage Đông y trong cải thiện giấc ngủ và tinh thần
Massage Đông y là phương pháp trị liệu dựa trên nguyên [...]
Guide to Choosing the Right Massage Therapy for Your Condition 2025
Massage is not just a relaxation method but also an effective [...]