Site icon ĐÔNG Y TUẤN DU

Vị thuốc Hoàng Cầm

Dược liệu hoàng cầm có tác tiêu cốc, tả phế hỏa, an thai, trừ thấp nhiệt và chỉ huyết. Vì vậy thường được áp dụng trong bài thuốc chữa các chứng bệnh do nhiệt sinh ra như ho có đờm, mụn nhọt sưng đau, kiết lỵ, bạch đới,…

Hoàng cầm là dược liệu quý có nguồn gốc từ Trung Quốc

1. Tên gọi, phân nhóm

Hiện nay có khoảng 100 loài có tên hoàng cầm, vì vậy cần chú ý để lựa chọn dược liệu phù hợp.

Tên gọi khác: Không trường, Đỗ phụ, Đạm tử cầm, Thử vĩ cầm, Đông cầm, Lý hủ thảo, Hoàng văn, Hủ trường, Điều cầm, Tửu cầm,…

Tên khoa học: Scutellaria baicalensis

Tên dược: Phần rễ của cây hoàng cầm – Radix Scutellariae

Họ: Hoa môi (danh pháp khoa học: Lamiaceae)

Giải thích tên gọi:

Vị thuốc có màu vàng sẫm nên được gọi là hoàng cầm, vì hoàng (vàng), cầm (màu vàng sẫm) (theo Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

Sau khi phơi khô dược liệu, nhận thấy rễ xốp nhẹ nên phát sinh tên gọi Khô trường, Khô cầm và Nội hư (theo Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

Xem thêm: Mua thuốc đông y uy tín, chất lượng tại thành phố Hà Giang

2. Đặc điểm sinh thái

Mô tả:

Hoàng cầm là cây thân thảo sống nhiều năm, chiều cao trung bình từ 30 – 60cm. Thân mọc đứng, 4 cạnh, phân nhánh tại gốc. Rễ cây to, hình chùy, có lớp vỏ bên ngoài màu đen.

Hoàng cầm là cây thân thảo sống nhiều năm, hoa có màu lam tím, mọc ở đầu cành

Lá mọc đối cứng, phiến lá hình mác dài, đầu hơi tù, chiều dài từ 1.5 – 3cm, rộng 2 – 7mm, mép lá nguyên, cuống rất ngắn hoặc không có cuống. Hoa mọc ở đầu cành, màu lam tím.

Phân bố:

Thảo dược này sống chủ yếu ở các cao nguyên đất vàng, hướng về phía mặt trời mọc. Phân bố chủ yếu ở Trung Quốc, nhiều nhất ở các tỉnh phía Bắc và Tây Nam.

Xem thêm: Mua thuốc đông y uy tín, chất lượng tại thành phố Hà Giang

3. Bộ phận dùng, thu hái, chế biến, bảo quản

Bộ phận dùng: Rễ được dùng làm thuốc. Chỉ chọn loại rễ chắc, cứng, bên trong ruột có màu xanh, thịt đầy.

Thu hái: Thu hái vào mùa xuân.

Chế biến: Đem rửa bỏ đất cát, phơi khô sơ, sau đó cạo bỏ vỏ bên ngoài rồi tiếp tục phơi khô hoàn toàn.

Bào chế:

Bảo quản: Tránh ẩm.

4. Thành phần hóa học

Hoàng cầm chứa thành phần hóa học đa dạng, gồm có Baicalin, Wogonoside, b-Sitosterol, Baicalein, Wogonin, Oroxylin Oroxylin A, Wogoside, Benzoic acid, Skullcapflavone, 7-Trihyroxy-6-Methoxyflavanone,…

5. Tác dụng dược lý của Hoàng Cầm

Theo nghiên cứu dược lý hiện đại:

Tác dụng kháng khuẩn: Hoàng cầm có khả năng kháng khuẩn phổ rộng. Trong thực nghiệm nhận thấy dược liệu này có tác dụng ức chế tụ cầu vàng, phế cầu khuẩn, trực khuẩn bạch cầu, não mô viêm Neisseria, trực khuẩn lao, nấm da và Leptospira (theo Chinese Herbal Medicine).

Tác dụng đối với huyết áp: Thực nghiệm trên mèo, chó và thỏ gây mê nhận thấy dịch truyền, nước sắc, cồn của dược liệu có tác dụng hạ huyết áp (theo Chinese Herbal Medicine).

Tác dụng chuyển hóa lipit: Hỗn hợp nước sắc từ đại hoàng, hoàng cầm và hoàng liên làm hạ lipid ở người được điều trị bằng Thyroid hoặc người thực hiện chế độ kiêng cholesterol trong 7 tuần (theo Chinese Herbal Medicine).

Tác dụng đối với vị trường: Cồn chiết và nước sắc từ dược liệu có tác dụng ức chế nhu động ruột (theo Chinese Herbal Medicine).

Tác dụng miễn dịch: Thành phần Baicalein trong dược liệu có khả năng ức chế tế bào giải phóng enzyme nên có khả năng ngăn ngừa dị ứng. Bên cạnh đó, Baicalin và Baicalein được chứng minh có tác dụng giãn phế quản trong thực nghiệm với hẹn bị gây dị ứng suyễn (theo Chinese Herbal Medicine).

Rễ hoàng cầm có tác dụng hạ thân nhiệt (theo Chinese Herbal Medicine).

Nước sắc từ thảo dược này có tác dụng lợi tiểu đối với người khỏe mạnh và chó.

Cồn chiết và nước sắc từ hoàng cầm có khả năng tăng lượng mật ở thỏ và chó (theo Chinese Herbal Medicine).

Hoạt chất Baicalin làm giảm phản xạ và khả năng di chuyển của chuột (theo Chinese Herbal Medicine).

Xem thêm: Mua thuốc đông y uy tín, chất lượng tại thành phố Hà Giang

Theo y học cổ truyền:

6. Tính vị

7. Qui kinh

Qui vào kinh Bàng quang, Đại trường, Phế, Đởm, Tâm.

8. Liều dùng, cách dùng

Hoàng cầm thường được dùng ở dạng thuốc sắc. Mỗi ngày dùng từ 12 – 20g.

9. Bài thuốc

Hoàng cầm có tính hàn, lạnh nên thường được sử dụng để chữa các chứng bệnh do nhiệt sinh ra.

Hoàng cầm thường được dùng để chữa các chứng bệnh do nhiệt sinh ra

10. Kiêng kỵ

Bài viết chỉ cung cấp thông tin mang tính chất tham khảo. Nếu bạn có ý định sử dụng hoàng cầm để chữa bệnh, vui lòng hỏi ý kiến bác sĩ khoa y học cổ truyền để được tư vấn cụ thể.

_____________________________________________________________________________________

Đông y TUẤN DU
– Hotline/Whatsapp: 0983.444.560 – 0359.736.095
– Email: Buidinhtuan1210@gmail.com.
– Fanpage: Đông y TUẤN DU – Phòng khám YHCT & PHCN
– Address:
  – No.14 – Hữu nghị street – Hà Giang city.
  – No 369 – Nguyễn Trãi street – Hà Giang City.
Exit mobile version