Cây Gối hạc còn được gọi là kim lê, bí đại, gối hạc tía. Dược liệu thường được dùng trong điều trị đau nhức xương khớp, phong tê thấp, rong kinh. Ngoài ra, nhờ vị đắng ngọt và tính mát, dược liệu còn có tác dụng thông huyết, tiêu sưng, kháng viêm và sát khuẩn.
Nội dung bài viết
Tên gọi, phân nhóm
Tên gọi khác: Kim lê, bí đại, gối hạc tía, phi tử, mũn, mạy chia (Thổ), đơn gối hạc, củ đen, củ rối ấn
Tên khoa học: Leea rubra Blume
Thuộc họ: Gốc hạc (danh pháp khoa học: Leeaceae)
Đặc điểm sinh thái
Mô tả
Cây Gối hạc là một loại cây gỗ nhỏ. Chúng thường mọc thành bụi dày, thẳng đứng có chiều cao từ 1 – 1,5m. Dược liệu phân thành nhiều cành. Thân dược liệu có hình zic zắc, tiết diện tròn, tồn tại với 6 – 7 cạnh lồi. Thân non chứa dịch nhầy, có màu xanh lục, xuất hiện nhiều chấm với màu tía.
Gốc lóng phù to, có màu tía và có lông mịn màu trắng nhưng không nhiều. Khi già thân có màu xám đen, sần sùi. Lá dược liệu thường mọc cách nhau, có chất nhầy, kép lông chim 2 – 3 lần. Lá chét 3 -7.
Phiến lá hình bầu dục thuôn, có gốc nhọn hoặc tròn, đầu có đuôi nhọn. Lá có chiều rộng từ 4 – 6cm, chiều dài từ 9 – 12cm. Mặt trên của lá có màu xanh lục sậm, mặt dưới của lá xuất hiện với màu nhạt hơn. Gân lá có lông ngắn, mép lá có răng cưa nhọn. Lá kèm là hai phiến mỏng, có chiều dài từ 10 – 30mm, chiều rộng 3 – 5mm. Chúng dính vào hai bên dáy của cuống lá.
Cụm hoa ngù, mọc đối diện với lá ở phía ngọn cành, có cuống màu đỏ hoặc không có cuống. Cuống dài 1,5 – 2,5cm, có rãnh dọc trên bề mặt và có nhiều lông mịn. Quả dược liệu có đường kính từ 6 – 7mm, hạt 4 – 6 và có chiều dài 4mm. Quả khi chín sẽ có màu đen. Mùa hoa quả vào tháng 5 – 10.
>Xem thêm: Mua thuốc đông y uy tín, chất lượng tại thành phố Hà Giang
Phân bố
Cây Gối hạc thường mọc hoang ở vùng đồi núi. Dược liệu phân bố nhiều tại Campuchia, Malaysia, Indonexia, Ấn Độ và một số tỉnh thành ở Việt Nam: Hà Tiên, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Vĩnh Phúc, Hòa Bình, Thái Nguyên.
Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và bảo quản
Bộ phận dùng: Rễ cây Gối hạc
Thu hái: Chủ yếu vào mùa đông
Chế biến: Sau khi đào lấy rễ, rửa sạch dược liệu, phơi khô hoặc sấy khô để làm thuốc
Bảo quản: Để dược liệu tại những nơi khô ráo, thoáng mát, tránh những nơi ẩm móc.
Thành phần hóa học
Chưa tìm thấy tài liệu nghiên cứu.
>Xem thêm: Mua thuốc đông y uy tín, chất lượng tại thành phố Hà Giang
Tác dụng dược lý của cây Gối Hạc
Theo nghiên cứu dược lý hiện đại
Cây Gối hạc có tác dụng ngăn ngừa và điều trị một số bệnh lý sau:
- Đau nhức xương khớp
- Tê thấp
- Thấp khớp cấp tính, thấp khớp mãn tính
- Đau bụng
- Rong kinh.
Theo y học cổ truyền
Dược liệu mang trong mình tính mát, vị đắng ngọt có tác dạng kháng viêm, sát khuẩn, thông huyết và giúp tiêu sưng.
Tính vị
Tính mát, vị ngọt đắng.
Qui kinh
Qui vào ba kinh phế, tỳ và vị.
Liều dùng và cách dùng
Liều dùng
Dùng 10 – 16 gram/ngày.
Cách dùng
- Dùng trong: Sấy khô, phơi khô hoặc dùng tươi sắc lấy thuốc uống, nấu thành cao, ngâm rượu hoặc tán thành bột.
- Dùng ngoài: Ngâm dược liệu với rượu để đắp ngoài.
Bài thuốc
Những bài thuốc chữa bệnh từ cây Gối hạc:
- Bài thuốc từ cây Gối hạc điều trị thấp khớp cấp tính: Dùng 16 gram rễ dược liệu, 16 gram ké đầu ngựa, 10 gram dây kim ngân, 8 gram lá thông, 12 gram lá cây đơn đỏ, 12 gram lá cây đơn tướng quân, 12 gram lá bạc thau đã sao vàng. Nếu hàn nhiều thì thêm 16 gram thổ phục linh, 16 gram tỳ giải. Nếu tính phong nhiều thì thêm 12 gram kinh giới, 16 gram vòi voi. Rửa sạch tất cả dược liệu với nước muối và cho vào nồi cùng với 600ml. Thực hiện sắc thuốc trong 30 phút với lửa nhỏ hoặc cho đến khi lượng nước trong nồi chỉ còn lại 200ml. Để nguội bớt và sử dụng trong ngày. Chia đều thuốc thành 3 lần uống và uống trước mỗi bữa ăn.
- Bài thuốc từ cây Gối hạc điều trị thấp khớp mạn tính (bài thuốc 1): Dùng 12 gram rễ dược liệu, 12 gram rễ bươm bướm, 12 gram găng bầu, 12 gram nam đằng đã sao vàng, 12 gram tầm gửi câu ruối, 8 gram rễ tơ mành, 8 gram rễ rung rúc, 16 gram tử thiên tuế. Trong trường hợp kém ăn thì thêm 20 gram ý dị. Trong trường hợp huyết kém thì thêm 16 gram vương tôn, 16 gram rễ gấm. Rửa sạch tất cả dược liệu với nước muối. Cho dược liệu vào nồi cùng với 600ml. Thực hiện sắc thuốc với lửa nhỏ cho đến khi lượng nước trong nồi chỉ còn lại 200ml. Để nguội bớt và sử dụng trong ngày. Chia đều thuốc thành 2 – 3 lần uống và uống trước mỗi bữa ăn.
- Bài thuốc từ cây Gối hạc điều trị thấp khớp mạn tính (bài thuốc 2): Dùng 40 – 50 gram rễ dược liệu rửa sạch với nước muối. Cho dược liệu vào nồi và thực hiện sắc thuốc cùng với 800ml nước lọc. Đến khi lượng nước trong nồi chỉ còn lại một nửa thì tắt bếp. Chắt lấy phần nước thuốc và uống ngay khi còn ấm. Dùng 1 lần/ngày. Hoặc dùng 30 gram rễ dược liệu, 15 gram tỳ giải, 15 gram rễ gấc, 15 gram cỏ xước hoặc 15 gram ngưu tất. Rửa sạch dược liệu và sắc với 1 lít nước. Chắt lấy nước thuốc và chia thành 3 lần uống trong ngày. Uống 1 thang/ngày.
- Bài thuốc từ cây Gối hạc điều trị đau bụng, rong kinh ở phụ nữ, kích thích ăn uống và giảm đau cho phụ nữ vừa sinh đẻ: Dùng 12 – 15 gram rễ dược liệu rửa sạch với nước muối, phơi khô. Tán dược liệu thành bột để sử dụng hoặc cho dược liệu vào nồi sắc cùng với 400ml nước lọc. Uống ngay khi còn ấm. Hoặc cho dược liệu sạch vào bình thủy tinh có nắp đậy. Rót rượu 45 – 50 độ đến khi ngập phần dược liệu. Đậy kín nắp và ngâm dược liệu trong 7 ngày. Khi dùng lấy 15ml rượu thuốc để uống. Uống 2 lần/ngày cho đến khi bệnh tình thuyên giảm.
- Bài thuốc từ cây Gối hạc điều trị phong thấp sưng đầu gối, đau bắp chuối, sưng tấy: Dùng 40 – 50 gram rễ dược liệu rửa sạch với nước muối. Cho dược liệu vào nồi cùng với 800ml nước lọc. Thực hiện sắc thuốc cho đến khi lượng nước trong nồi chỉ còn lại một nửa. Để nguội bớt và uống trong ngày.
Kiêng kỵ
- Phụ nữ có thai, người già thận yếu không nên dùng cây Gối hạc.
Bài viết trên đây là những thông tin cơ bản về tính vị, tác dụng dược lý, liều dùng và những bài thuốc chữa bệnh từ cây Gối hạc. Tuy nhiên những thông tin này chỉ mang tính chất tham khảo. Do đó, nếu muốn sử dụng dược liệu và những bài thuốc chữa bệnh, người bệnh nên hỏi ý kiến của bác sĩ hoặc những người có trình độ chuyên môn cao. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán và phương pháp chữa bệnh thay cho bác sĩ có chuyên môn.
_____________________________________________________________________________________
HOT NEWS
Thịt Trâu Héo Hà Giang – Hương Vị Núi Rừng Quyến Rũ 2025
Hà Giang, vùng đất nơi mây trời hòa quyện cùng núi [...]
Rau muống trong đông y, tại sao ăn rau muống lại bị sẹo lồi ? 2025
Rau muống (Ipomoea aquatica) là loại rau quen thuộc trong bữa [...]
Các vị thuốc đông y có nguồn gốc từ cây tre Việt Nam 2025
Cây tre là một hình ảnh quen thuộc trong đời sống [...]
The Benefits of Oriental Medicine Massage in Improving Sleep and Mental Health 2025
Oriental medicine massage is a therapeutic approach rooted in ancient principles [...]
Tác dụng của massage Đông y trong cải thiện giấc ngủ và tinh thần
Massage Đông y là phương pháp trị liệu dựa trên nguyên [...]
Guide to Choosing the Right Massage Therapy for Your Condition 2025
Massage is not just a relaxation method but also an effective [...]