Y học cổ truyền Trung Quốc xem câu đằng như một vị thuốc quý trong các bài thuốc chữa chứng rối loạn chức năng thần kinh. Đối với y học hiện đại, cây câu đằng có tác dụng như thế nào? Mọi thông tin liên quan sẽ được cập nhật trong bài viết sau đây.
-
- Tên gọi khác: Gai móc câu, thuần câu câu.
- Tên khoa học: Uncaria sp. (Uncaria rhynchophylla)
- Họ: Thiến thảo (Rubiaceae)
Nội dung bài viết
Mô tả cây câu đằng
1. Đặc điểm của cây câu đằng
- Cây câu đằng thuộc dạng thân leo, cành non có rãnh dọc thiết diện vuông góc, màu xanh nhạt. Khi già, cây có màu xám đen.
- Cuống lá ngắn, mọc đối, có lá kèm, ở kẽ lá có gai nhỏ mọc cong xuống dưới. Cứ 1 mấu 2 gai lại xen phải 1 mấu có gai.
- Hoa mọc thành cụm, hình cầu mọc thành từng chùm hoặc đơn độc ở vùng đầu cành, kẽ lá,…
- Quả nang dài và dẹt, có chứa nhiều hạt có cánh.
Khu vực phân bố
- Câu đằng thường phân bố và tập trung chủ yếu ở những vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới như Ấn Độ, Malaysia, Việt Nam,…
- Tại Việt Nam, cây câu đằng phân bố rải rác tại các tỉnh miền núi phía Bắc như Cao Bằng, Lạng Sơn, Yên Bái và một số vùng thượng du.
2. Đặc điểm dược liệu
Vị thuốc câu đằng có một số đặc điểm sau:
- Đoạn thân (cành) vuông, có mấu gai, hình như lưỡi câu, được cắt thành đoạn từ 2 – 3cm, đường kính 5mm.
- Phần lớn mấu thân có 2 móc câu cong hướng đối diện nhau.
- Khi phơi khô, vỏ ngoài của dược liệu có màu nâu xám, bên trong màu nâu sáng hoặc vàng.
- Dược liệu cứng, dai, không có mùi, vị nhạt.
Lưu ý: Loại câu đằng 2 móc được ưa chuộng hơn so với loại 1 móc.
Bộ phận dùng làm dược liệu: Bộ phận được sử dụng để làm vị thuốc phổ biến nhất của câu đằng đó là đoạn thân, cành có mấu gai ở kẽ lá hoặc phần gai cong như lưỡi câu.
Thu hái – Sơ chế
- Câu đằng thường được thu hoạch quanh năm, nhưng tháng 7 – 8 là mùa chính. Bởi vì, lúc này các bộ phận gai đã đủ già.
- Sau khi thu hoạch, câu đằng được đem chặt lấy các đoạn có móc câu, rửa sạch, phơi hoặc sấy khô.
Bào chế
- Câu đằng được sấy khô, thái nhỏ, không sao tẩm, dùng để sắc với nước.
- Hoặc có thể tán thành bột mịn để làm hoàn tán.
Bảo quản: Bảo quản câu đằng sấy khô trong túi nilong hoặc hũ thủy tinh đậy kín nắp. Để thuốc ở nơi khô thoáng và độ ẩm không quá 12%.
3. Thành phần hóa học của câu đằng
Y học hiện đại nghiên cứu và phát hiện trong câu đằng có thành phần chính là Alcaloid. Trong thân và rễ câu đằng có khoảng 0,041% Alcaloid toàn phần với khoảng 28,9% rhynchophyllin và isorhynchophuyllin. Ngoài ra, Alcaloid còn được phân bố ở một số bộ phận khác như là:
- Thân, lá, móc câu: có chứa rhynchophyllin, isorhynchophuyllin, isocorynoxcin và corynoxcin.
- Thân và lá: gồm các thành phần như akumigin, rhynchophin, valestachotchamin.
- Vỏ, thân, cành: hirsutin, hirsutein.
Vị thuốc của câu đằng
1. Tính vị
Câu đằng có vị ngọt, không mùi, tính hơi hàn.
2. Quy kinh
Quy vào 3 kinh đó là can, tâm và tâm bào lạc.
3. Tác dụng dược lý
- Tác dụng hạ áp: Câu đằng các các chế phẩm của nó đều có tác dụng hạ áp, trì hoãn và kéo dài. Chất kiềm trong câu đằng chính là thành phần hạ áp cơ bản. Nguyên lý hạ áp là tác động trực tiếp và phản xạ tác dụng ức chế trung khu thần kinh vận mạch, làm giãn mạch ngoại vi, chẹn nút thần kinh giao cảm tạo lực cản để hạ áp. Câu đằng khi đun lâu có thể làm cho tác dụng hạ áp giảm, vì vậy không nên đun chúng quá lâu.
- Tác dụng an thần: Một thí nghiệm được thực hiện trên động vật cho thấy, nước sắc câu đằng và chiết xuất cồn có tác dụng an thần nhưng không rõ có gây ngủ hay không. Ngoài ra, câu đằng ngâm rượu còn có tác dụng chống co giật trên động vật.
- Tác dụng ức chế cơ trơn: Một nghiên cứu được thử nghiệm trên cơ thể chuột cho thấy câu đằng có khả năng ức chế cơ trơn của ruột, làm dịu cơn co thắt cơ trơn của phế quản.
4. Cách dùng – Liều lượng
- Có thể sử dụng câu đằng dưới dạng bột hoặc phơi khô, sắc lấy nước uống.
- Chỉ nên dùng khoảng 4 -9g câu đằng/ngày và không nên lạm dụng.
- Không nên nấu thuốc trên 10 phút.
5. Độc tính
Nếu sử dụng không đúng liều lượng hoặc tự ý kết hợp với các loại thuốc khác, câu đằng cũng có nguy cơ gây ra một số độc tính gây nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy, để sử dụng vị thuốc này an toàn, bạn nên tham khảo ý kiến chuyên gia hoặc người có chuyên môn trước khi dùng.
Các bài thuốc sử dụng cây câu đằng
1. Chữa chứng đau đầu, chóng mặt
– Nguyên liệu:
- 15g câu đằng
- 30g thạch cao
- 7,5g cam thảo
- 15g cúc hoa
- 15g phục thần
- 15g trần bì
- 15g mạch môn
– Thực hiện: Đem các nguyên liệu trên nghiền thành bột mịn, mỗi ngày dùng khoảng 12g bột để pha như trà. Lọc bỏ bã trước khi uống.
2. Trị chứng co giật, phong nhiệt, trẻ em bị co giật do sốt cao
Bài 1:
– Nguyên liệu:
- 12g câu đằng
- 10g quảng tê giác bột
- 10g thiên ma
- 5g toàn yết
- 3g mộc hương
- 3g cam thảo
– Thực hiện: Cho các nguyên liệu vào ấm, sắc với nước để uống.
Bài 2:
– Nguyên liệu:
- 10g câu đằng
- 6g thiên ma
- 8g cúc hoa
- 6g bạc hà
- 2g thuyền thoái
- 6g kinh giới
– Thực hiện: Đem các nguyên liệu đi sắc lấy nước cho trẻ uống khi bị ban sởi, sốt cao.
3. Chữa huyết áp cao
– Nguyên liệu:
- 12g câu đằng
- 9g tàn diệp
- 9g cúc hoa
- 9g hạ khô thảo
– Thực hiện: Sắc lấy nước uống theo liều lượng trên.
4. Chữa liệt thần kinh mặt
Lấy khoảng 60g câu đằng và hà thủ ô tươi đem đi rửa sạch và sắc lấy nước uống.
5. Trị chứng khóc đêm cho trẻ
– Nguyên liệu:
- 3g câu đằng
- 3g thuyền thoái
- 1g bạc hà
– Thực hiện: Đem các nguyên liệu đi sắc lấy nước uống, mỗi ngày 1 thang. Kiên trì uống khoảng 2 – 3 ngày.
6. Chữa chứng sốt cao, co giật, nghiến răng
– Bài 1: Dùng khoảng 10g câu đằng, 9g kim ngân hoa, 6g cúc vàng, 6g địa long, 3g bạc hà để sắc với 200ml nước. Cho đến khi còn khoảng 200ml nước thì lấy ra để uống 1 lần/ngày.
– Bài 2: Chuẩn bị 12g câu đằng, 12g răng lợn đốt cháy, 12 bọ cạp tẩm rượu, sao giòn, 40g kinh giới, 8g thuyền thoái, 8g phèn phi, sau đó đem đi phơi khô, sấy giòn, tán nhỏ, rây lấy bột mịn. Luyện hồ và vo viên bằng hạt đỗ xanh để uống. Trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên mỗi lần uống khoảng 2 viên/lần.
– Bài 3: Lấy 10g câu đằng, 10g thiên ma, 4g bọ cạp, 3g cam thảo, 2g mộc hương, 2g sừng tê giác để sắc lấy nước uống.
– Bài 4: Dùng khoảng 12g câu đằng, 12g kim ngân hoa, 10g địa long, 10g liên kiều, 3g bọ cạp để tán bột hoặc sắc lấy nước để uống.
– Bài 5: Lấy 10g câu đằng, 9g cúc hoa vàng, 9g lá dâu tằm, 9g hoàng cầm, 5g tằm vôi để sắc uống. Mỗi ngày dùng khoảng 1 thang.
7. Chữa đau đầu, hoa mắt, chóng mặt
– Bài 1: Câu đằng, ích mẫu, thạch quyết minh mỗi thứ 12g, 10g hạ khô thảo, 9g đỗ trọng, 6g hoàng cầm sắc lấy nước uống trong ngày.
– Bài 2: 12g câu đằng, sa sâm, hạ khô thảo, mạch môn, kỷ tử, thạch hộc, mẫu lệ mỗi thứ 8g, địa cốt bì, táo nhân, cúc hoa, trạch tả mỗi thứ 6g đem sắc lấy nước uống.
8. Trị chứng sốt uống ván
– Nguyên liệu:
- 15g câu đằng
- 15g tang diệp
- 10g hoàng cầm
- 60g thạch cao
- 6g đởm nam tinh
- 30g thuyền thoái
- 10g toàn yết
- 10g bạch phụ tử
- 2 con ngô công
– Thực hiện: Sắc lấy nước uống mỗi ngày, ngày 1 thang.
9. Chữa trúng phong
- 30g câu đằng
- 15g hàng bạch thược
- 15g địa long
- 90g trân châu mẫu
- 9g sinh địa hoàng
- 45ml trúc lịch
Đem sắc lấy nước uống. Ngày uống 2 thang ở giai đoạn cấp tính.
Kiêng kỵ khi sử dụng cây câu đằng
1. Những ai không nên sử dụng cây câu đằng?
Mặc dù câu đằng là dược liệu có ích đối với sức khỏe, tuy nhiên không phải bất kỳ ai cũng có thể sử dụng chúng. Câu đằng chống chỉ định với một số trường hợp sau:
- Trẻ em dưới 6 tháng tuổi.
- Người truyền máu.
- Người bị huyết áp thấp.
- Hoặc đang điều trị và sử dụng các loại tân dược.
2. Tương tác thuốc
Hiện nay, chưa có nghiên cứu cụ thể nào về việc tương tác thuốc của câu đằng. Nhưng để an toàn cho sức khỏe và tính mạng, bệnh nhân nên nhờ đến sự tư vấn và sử dụng thuốc theo liều lượng quy định.
3. Một số lưu ý khác khi sử dụng câu đằng
Ngoài ra, để sử dụng câu đằng bệnh nhân cũng nên lưu ý:
- Không nên sắc thuốc quá lâu, tránh làm mất tác dụng thực sự của chúng.
- Sử dụng ấm sứ hoặc thủy tinh để sắc thuốc thay vì sử dụng đồ dùng kim loại.
- Không được tự ý kết hợp các vị thuốc hoặc kết hợp câu đằng với thuốc Tây.
Hy vọng những thông tin này có thể giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về cây câu đằng. Lưu ý: Những thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo và không khuyến khích bệnh nhân sử dụng khi chưa được sự đồng ý của bác sĩ.
______________________________________________________________________________________
HOT NEWS
Combo Refresh tại Đông Y Tuấn Du: Phục Hồi Năng Lượng Sau Hành Trình Khám Phá Hà Giang
Hà Giang là điểm đến lý tưởng với cảnh sắc hùng [...]
Herbal Shampoo After Massage at Tuấn Du Oriental Healthcare – Feeling Fresh and Clean.1
You’ve just finished an incredibly relaxing massage session, and your whole [...]
Gội Đầu Thảo Dược Sau Massage – Đã “Đã” Rồi Lại Còn “Sạch Sành Sanh”!
Bạn vừa hoàn thành buổi massage thư giãn cực đã, toàn [...]
Cặp Thuốc Bổ Thận Bổ Dương Hoàng Kỳ và Phụ Tử: Bí Quyết Tăng Cường Sức Khỏe Nam Giới 2024
Trong hệ thống y học cổ truyền, hoàng kỳ và phụ [...]
Cặp thuốc táo thấp hóa đàm hay được sử dụng trong đông y
Bán Hạ Và Sinh Khương – Cặp Thuốc Táo Thấp Hóa [...]
Hiệu Quả Tiêu Thực Của Thần Khúc Và Mạch Nha Trong Đông Y
Thần Khúc Và Mạch Nha – Cặp Thuốc Tiêu Thực Hiệu [...]