Site icon ĐÔNG Y TUẤN DU

Thoái hóa khớp vai điều trị như thế nào?

1. Thoái hóa khớp vai là gì?

Thoái hóa khớp vai là tình trạng lớp sụn khớp bị bào mòn, làm cho các đầu xương cọ xát với nhau, gây sưng đau khó chịu, từ đó khiến vai suy giảm khả năng vận động.

Vai được tạo thành từ hai khớp chính là Acromioclavicular (AC) và Glenohumeral. Trong đó, khớp AC chịu nhiều lực tác động nên dễ xảy ra tình trạng thoái hóa hơn.

2. Ai có nguy cơ bị thoái hóa khớp vai?

Thoái hóa khớp vai xảy ra phổ biến ở những người trên 50 tuổi. Tuy nhiên, thoái hóa xương khớp vai cũng có thể xảy ra ở người trẻ, do chấn thương, trật khớp vai hoặc do di truyền.

Người trẻ tuổi cũng có nguy cơ thoái hóa khớp vai nếu thường xuyên khuân vác nặng hoặc bị chấn thương ở vị trí này.

Ngoài ra, những người có công việc đòi hỏi phải nâng vật trên cao, ném hoặc thực hiện các hoạt động có tác động mạnh đến vai, chẳng hạn như chặt gỗ, thường xuyên khuân vác nặng có thể gặp một vài chấn thương nhỏ ở khớp vai. Những chấn thương này là yếu tố làm tăng nguy cơ phát triển thoái hóa khớp vai.

3. Các triệu chứng của bệnh thoái hóa khớp vai là gì?

Thoái hóa xương khớp vai có thể khởi phát âm thầm, từ vài tháng hoặc vài năm trước khi các triệu chứng xuất hiện rõ ràng. Trong thời gian này, người bệnh có thể thỉnh thoảng cảm thấy đau, cứng xương khớp vai nhưng thường chủ quan bỏ qua vì cho rằng đây là biểu hiện của tuổi tác hoặc do thời tiết, sinh hoạt sai tư thế.

Việc nhận biết sớm những dấu hiệu thoái hóa xương khớp vai rất quan trọng, nhằm điều trị bệnh kịp thời, làm chậm quá trình tiến triển của bệnh cũng như ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm. Theo đó, khi thoái hóa xương khớp vai, người bệnh thường xuất hiện các triệu chứng như:

3.1. Đau vai

Thoái hóa khớp vai sẽ gây ra cảm giác căng và đau sâu bên trong bộ phận này. Cơn đau khởi phát ngay cả khi người bệnh chuyển động vai ở cường độ trung bình, không quá rộng hay gắng sức.

Đau vai do thoái hóa đôi khi có thể là đau âm ỉ hoặc đau từng cơn kéo dài vào ban đêm, khiến người bệnh trằn trọc, mất ngủ.

Đau vai phải không nhấc tay lên được phải làm sao?

Đau vai phải – một tình trạng khá phổ biến nhưng không ít người chủ quan bỏ qua. Đến khi đau dữ dội không chịu nổi, không nhấc tay lên được, nhiều người mới lo sợ và bắt đầu tìm cách khắc phục. Tuy nhiên, lúc này tình trạng bệnh…

3.2. Khớp vai bị cứng và khó chuyển động

Khớp vai có thể bị cứng sau một thời gian không vận động, thường gặp nhất là vào buổi sáng, sau khi ngủ dậy. Đi kèm với đó là khớp vai giảm phạm vi chuyển động, ngay cả khi có người hỗ trợ (bác sĩ, chuyên viên vật lý trị liệu) thì việc xoay khớp vai cũng trở nên khó khăn.

Có cảm giác đau nhức, khó cử động vai là những biểu hiệu khớp vai bị thoái hóa.

Có không ít trường hợp bị cứng khớp buổi sáng, ngay khi vừa ngủ dậy. Ban đầu, cơn co cứng khớp chỉ thoáng qua, ở mức độ nhẹ nên dễ khiến nhiều người chủ quan. Về lâu dài, tình trạng này sẽ trở nên nghiêm trọng và đi kèm các…

3.3. Khớp vai phát ra tiếng “lộp cộp”

Lớp sụn bao bọc xung quanh xương bị bào mòn, khiến các đầu xương cọ xát với nhau, tạo ra âm thanh lộp cộp hay lạo xạo khi vận động khớp vai.

3.4. Yếu và teo cơ

Khi bị đau vai, nhiều người bệnh có tâm lý tránh hoạt động vai nhiều, về lâu dài có thể dẫn đến yếu cơ, thậm chí là teo cơ.

3.5. Vai có dấu hiệu sưng đỏ

Khi xảy ra tình trạng ma sát giữa các xương, mô mềm xung quanh có thể bị tổn thương theo, dẫn đến sưng đỏ, viêm đau, nóng rát.

4. Nguyên nhân gây ra thoái hóa khớp vai

Có nhiều nguyên nhân khiến khớp vai bị thoái hóa, trong đó phổ biến là do:

4.1. Chấn thương vai

Các chấn thương như trật khớp, gãy xương, va đập mạnh… có thể gây tổn thương cho khớp vai, từ đó làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp vai. Ngoài ra, biến chứng sau phẫu thuật ở vai cũng là tác nhân gây ra tình trạng thoái hóa này.

Các bệnh vai thường gặp và cách điều trị

Các chấn thương vai thường gặp bao gồm trật khớp vai, hội chứng chóp xoay, đông cứng khớp vai,… Tình trạng này có thể xảy ra do té ngã, tập luyện sai kỹ thuật, không khởi động kỹ trước khi chơi thể thao,… Thậm chí, một số sinh hoạt trong…

4.2. Tuổi cao

Thoái hóa xương khớp vai tăng dần theo tuổi tác, tỷ lệ mắc cao ở những người trên 50 tuổi. Bởi theo quá trình lão hóa tự nhiên, xương khớp sẽ bị hao mòn, lớp sụn khớp trở nên mỏng và kém linh hoạt, tạo điều kiện cho quá trình thoái hóa khớp vai xảy ra.

4.3. Béo phì

Theo các nghiên cứu, người thừa cân (béo phì) có nguy cơ thoái hóa khớp vai cao hơn so với người thường xuyên luyện tập thể dục. Nguyên nhân là do béo phì là yếu tố liên quan đến các phản ứng viêm toàn thân, có thể góp phần vào sự phát triển của quá trình thoái hóa xương khớp.

4.4. Di truyền

Người có người thân trong gia đình bị thoái hóa khớp vai sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với những người có người thân không bị tình trạng này.

4.5. Bệnh lý

Viêm khớp dạng thấp, bệnh gout, viêm khớp nhiễm trùng, rối loạn chuyển hóa… là những bệnh lý đẩy nhanh quá trình bào mòn lớp sụn khớp vai.

5. Các phương pháp điều trị thoái hóa khớp vai

Thoái hóa xương khớp vai cần được điều trị sớm, kiểm soát tốt ngay từ đầu để ngăn chặn những hệ lụy nguy hiểm khi bệnh tiến triển nặng như hình thành gai xương, biến dạng xương, viêm gân cơ, teo cơ, rối loạn giấc ngủ… Hiện nay, các cách điều trị bệnh thường được áp dụng bao gồm:

5.1. Phẫu thuật

Khi những phương pháp điều trị bảo tồn không mang lại hiệu quả, người bị thoái hóa khớp vai nặng có thể được xem xét phẫu thuật. Các loại phẫu thuật khớp vai thường là: Thay khớp vai toàn phần hoặc bán phần (chỉ định khi vai bị biến dạng nặng, mất chức năng vận động); phẫu thuật cắt bỏ phần sụn khớp bị hư tổn, phẫu thuật tái tạo sụn…

Phẫu thuật cần được cân nhắc kỹ trước khi thực hiện vì có thể để lại nhiều di chứng hậu phẫu, mất thời gian nghỉ ngơi, chi phí cao gây tốn kém. Ngoài ra, sau mổ người bệnh cần tập luyện vật lý trị liệu – phục hồi chức năng theo chỉ định của bác sĩ để khôi phục chức năng vận động của khớp vai.

5.2. Dùng thuốc

Một số loại thuốc giảm đau có thể được sử dụng để làm giảm tạm thời các cơn đau khó chịu do thoái hóa khớp vai, chẳng hạn như:

5.3. Điều trị tại nhà

Với những trường hợp thoái hóa khớp vai đau nhẹ, người bệnh có thể thử áp dụng các cách giảm đau tại nhà như chườm nóng hoặc chườm lạnh, nghỉ ngơi, giảm vận động.

Lưu ý, nếu cơn đau không có biểu hiện thuyên giảm hoặc cường độ đau ngày càng dữ dội, người bệnh nên thăm khám càng sớm càng tốt để có biện pháp chữa trị kịp thời.

5.4. Dùng thực phẩm chức năng bổ sung Glucosamine và Chondroitin

Sử dụng thực phẩm chức năng như Glucosamine và Chondroitin cũng là một trong những cách hỗ trợ cải thiện các triệu chứng và làm chậm quá trình thoái hóa khớp vai. Tuy nhiên, người bệnh nên thảo luận với bác sĩ trước khi sử dụng các chất bổ sung vì chúng có thể tương tác với các loại thuốc khác.

5.5. Trị liệu thần kinh cột sống kết hợp vật lý trị liệu

Trị liệu thần kinh cột sống (Chiropractic) là phương pháp điều trị bảo tồn được nhiều chuyên gia trên thế giới đánh giá cao về độ an toàn và hiệu quả mang lại. Phương pháp này có ưu điểm là điều trị bảo tồn mà không dùng thuốc hoặc can thiệp phẫu thuật. Thay vào đó, bằng các kỹ thuật nắn chỉnh chuyên khoa, bác sĩ sẽ điều chỉnh các khớp xương sai lệch vào đúng vị trí, chấm dứt cơn đau, giúp khôi phục khớp vai lại trạng thái tự nhiên ban đầu.

Hiện nay,Đông y Tuấn Du là phòng khám chuyên khoa Trị liệu cột sống uy tín tại Hà Giang. Không chỉ nổi bật với đội ngũ 100% bác sĩ giàu kinh nghiệm, Đông y Tuấn Du còn có liệu trình điều trị chuyên biệt, kết hợp giữa phương pháp Trị liệu  cột sống và Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng bao gồm chiếu, sóng xung kích, sóng siêu âm, điện xung… Liệu trình này được chứng minh mang lại hiệu quả chữa lành cơn đau dứt điểm, ngăn ngừa đau tái phát; đồng thời hỗ trợ người bệnh phục hồi khả năng vận động nhanh chóng.

Không chỉ vậy, khi thăm khám tại Đông y Tuấn Du, bác sĩ còn đưa ra những lời khuyên hữu ích, giúp người bệnh thay đổi thói quen sinh hoạt, ăn uống để phòng ngừa bệnh thoái hóa khớp vai. Bên cạnh đó, Tuấn du còn đang cung cấp các sản phẩm bổ sung giúp chăm sóc sức khỏe xương khớp như Glucosamine và Canxi. Bạn có thể truy cập TẠI ĐÂY để tìm hiểu rõ hơn về sản phẩm.

6. Phòng ngừa thoái hóa khớp vai như thế nào?

Với những trường hợp thoái hóa khớp vai thứ phát do chấn thương, thừa cân hay bệnh lý gây ra, bạn có thể phòng ngừa bằng cách:

Đừng chủ quan trước những biểu hiện thoái hóa khớp vai bởi bất kỳ tổn thương nào ở hệ xương khớp cũng gây ra những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Chính vì vậy, mỗi người hãy lắng nghe cơ thể của chính mình và chủ động thăm khám ngay khi có những dấu hiệu bất thường.

BOOK NOW:

TUẤN DU ORIENTAL HEALTHCARE

Address: No.369 – Nguyễn Trãi street – Hà Giang City

Phone: (+84) 983 444 560 – (+84) 359 736 095

Exit mobile version