Thoái hóa khớp gối hiện nay đang là một vấn đề sức khỏe phổ biến ở các đối tượng trung niên và cao tuổi. Bệnh lý này không chỉ gây ra đau đớn, khó chịu trong cuộc sống hàng ngày mà còn dẫn đến những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe người bệnh. Hãy cùng tìm hiểu về nguyên nhân, biến chứng và phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối qua bài viết dưới đây.

1. Thoái hóa khớp gối là gì?

Thoái hóa khớp là hậu quả của quá trình cơ học và sinh học làm mất cân bằng giữa tổng hợp và hủy hoại của sụn và xương dưới sụn.

Đây là hiện tượng lớp đệm giữa các khớp bị mài mòn khiến xương các khớp cọ xát với nhau mạnh hơn dẫn đến sưng, đau và giảm khả năng di chuyển.

Thoái hóa khớp gối liên quan đến hẹp khe khớp gối

XEM THÊM:Thoái hóa cột sống: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Y Học Cổ Truyền và Đông Y: Chìa Khóa Chăm Sóc Xương Khớp Tại Phòng Khám Đông Y Tuấn Du.

2 . Nguyên nhân gây thoát hoá khớp gối

Do tuổi tác

Thoái hóa khớp thường gặp ở người trên 50 tuổi, do suy giảm chức năng tự hồi phục khi sụn khớp bị tổn thương.

Tuy nhiên, bệnh cũng có thể xảy ra ở những người trẻ tuổi do các yếu tố di truyền hoặc tổn thương khớp.

Vấn đề cân nặng

Trọng lượng làm tăng áp lực lên tất cả các khớp, đặc biệt là đầu gối. Với áp lực quá lớn, sụn khớp bị mòn dần theo thời gian và không được tái tạo đủ để duy trì khả năng hoạt động của khớp.

Sụn khớp bị mòn dẫn đến hẹp khe khớp và thoái hóa khớp. Các xương ở khớp gối tiếp xúc với nhau gây ra đau và khó khăn trong việc di chuyển.

Chấn thương lặp lại

Do tính chất công việc, một số hoạt động có thể gây căng thẳng cho khớp gối, chẳng hạn như quỳ, ngồi xổm hoặc nâng tạ nặng.

Các tư thế này gây ra áp lực kéo dài, thường xuyên, liên tục lên khớp gối khiến khớp gối bị tổn thương nặng. Lâu ngày sẽ dẫn đến thoái hóa khớp gối.

Do yếu tố di truyền

Đột biến gen di truyền có thể khiến một người dễ bị thoái hóa khớp gối hơn. Thoái hóa khớp gối cũng có thể do những di truyền bất thường về hình dạng của xương bao quanh khớp gối.

Ảnh hưởng của giới tính

Phụ nữ từ 55 tuổi trở lên có nhiều khả năng bị thoái hóa khớp gối hơn nam giới. Phụ nữ tuổi trung niên thường có các vấn đề sức khỏe liên quan đến thận, cường giáp và tiểu đường, các bệnh này có thể gây ra sự suy giảm khớp và gia tăng nguy cơ thoái hóa khớp gối.

Tập luyện thể thao

Các vận động viên tham gia bóng đá, quần vợt hoặc chạy đường dài… có thể có nguy cơ mắc bệnh thoái hóa khớp gối cao hơn.

Tập luyện với cường độ cao, tập luyện quá sức có thể gây quá tải cho các khớp hoặc dễ gặp phải chấn thương và làm tổn thương các khớp.

Các nguyên nhân khác

Những người bị viêm khớp dạng thấp, bị rối loạn chuyển hóa như thừa sắt hoặc thừa hormone tăng trưởng có nguy cơ mắc bệnh thoái hóa khớp cao hơn người bình thường.

Ngoài ra, tai nạn giao thông cũng dễ gây ra các chấn thương về xương khớp.

Các chấn thương lặp đi lặp ở khớp thường dễ dẫn đến thoái hóa khớp gối

32 loại thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp gối có thể được phân thành 2 loại chính

  • Thoái hóa khớp gối nguyên phát: Đây là bệnh lý thoái hóa khớp gối do quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể. Bệnh phổ biến và thường xảy ra ở người trung niên và cao tuổi.
  • Thoái hóa khớp gối thứ phát: Đây là bệnh lý thoái hóa khớp gối do các nguyên nhân phụ thuộc yếu tố từ bên ngoài bao gồm chấn thương khớp gối, khớp gối bị viêm hoặc bị tổn thương và các bệnh lý khớp khác như bệnh Gout, viêm khớp dạng thấp.

4Dấu hiệu của bệnh

Các dấu hiệu thoái hóa khớp gối có thể bao gồm

  • Đau khớp gối tăng khi vận động, giảm khi nghỉ ngơi.
  • Sưng tấy xung quanh khớp gối.
  • Vận động hạn chế, khó khăn đặc biệt khi leo cầu thang.
  • Có tiếng cót két, lạo xạo phát ra khi cử động đầu gối.

5Biến chứng nguy hiểm

Thoái hóa khớp gối nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe của người bệnh, bao gồm

  • Gãy xương: Thoái hóa khớp gối có thể làm giảm tính linh hoạt của khớp, đi lại khó khăn, khập khiễng, nguy cơ cao gặp tai nạn gãy xương.
  • Giảm chất lượng cuộc sống: Khó khăn trong việc di chuyển và thực hiện các hoạt động hàng ngày, giảm năng suất làm việc.
  • Teo cơ, liệt: Các cơ từ gối trở xuống sẽ dần có cảm giác yếu hơn, người bệnh khi đi lại có cảm giác run chân, dần dần chân đứng không vững, cơ có hiện tượng bị teo.
  • Ảnh hưởng tâm lý, rối loạn giấc ngủ do các triệu chứng của thoái hóa khớp như đau nhức dai dẳng, vận động khó khăn…

6Cách chẩn đoán bệnh

Một số xét nghiệm cận lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh được sử dụng để xác định bệnh thoái hóa khớp gối, bao gồm:

  • Chụp X-quang: là xét nghiệm chủ yếu để chẩn đoán thoái hóa khớp.
  • Ngoài ra, nếu cần đánh giá các triệu chứng nghi ngờ bệnh lý khác của khớp gối chồng lấp với bệnh lý thoái hóa khớp và đánh giá các biến chứng kèm theo có thể làm thêm các xét nghiệm như siêu âm khớp, chụp cộng hưởng từ khớp gối, nội soi khớp, xét nghiệm máu, chọc dò dịch khớp. Các xét nghiệm được thực hiện dựa vào chỉ định của bác sĩ.

Chọc hút dịch khớp là thủ thuật y khoa thường dùng để chẩn đoán nguyên nhân gây viêm khớp

7Khi nào cần gặp bác sĩ

Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ

Sau đây là một số dấu hiệu cho thấy bạn có thể đang bị thoái hóa khớp gối và cần thăm khám bác sĩ để được điều trị phù hợp

  • Sưng, đau tại khớp gối.
  • Cứng khớp vào buổi sáng.
  • Khó khăn khi leo cầu thang, nghe tiếng lạo xạo trong khớp gối.

Nơi khám chữa thoái hóa khớp gối

Để được điều trị thoái hóa khớp gối đúng cách bạn cần đến các phòng khám chuyên khoa cơ xương khớp uy tín hoặc các bệnh viện lớn như:

  • Tp. Hồ Chí Minh: Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình trung ương, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương…
  • Hà Nội: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức…

8Các phương pháp chữa bệnh thoái hóa khớp gối

Phương pháp không phẫu thuật

Các biện pháp điều trị thoái hóa khớp gối không cần phẫu thuật bao gồm:

  • Vật lý trị liệu: Massage, xoa bóp, điện trị liệu nhằm cải thiện sự linh hoạt cho khớp gối đồng thời giúp giảm đau.
  • Thuốc kháng viêm, giảm đau: Nhóm thuốc thường dùng là thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs) như acetaminophen, glucocorticoids và opioid.
  • Tiêm nội khớp: Thuốc tiêm trực tiếp vào khớp gối bao gồm corticosteroid và axit hyaluronic. Tuy nhiên, theo các khuyến cáo hiện nay của các hiệp hội Cơ Xương Khớp lớn trên thế giới, hyaluronic acid không còn được đánh giá hiệu quả cao trong việc điều trị thoái hóa khớp gối.
  • Cấy ghép tế bào gốc: Đây là một phương pháp mới trong điều trị nhằm tái tạo lại các tế bào khớp gối bị tổn thương. Tuy nhiên vẫn còn đang được nghiên cứu sâu về hiệu quả thực sự mang lại.

Lưu ý: Các loại thuốc vừa được nhắc đến khi sử dụng cần được theo dõi chặt chẽ và có sự chỉ định của bác sĩ để đạt hiệu quả cao và tránh các tác dụng không mong muốn.

Phương pháp phẫu thuật

Điều trị thoái hóa khớp gối bằng biện pháp phẫu thuật bao gồm:

  • Điều trị dưới nội soi khớp: Phương pháp này được thực hiện bằng cách sử dụng thiết bị nội soi và các công cụ nhỏ để loại bỏ các tế bào tổn thương trong khớp gối mà không cần phẫu thuật mở.
  • Phẫu thuật thay khớp nhân tạo: Ghép sụn, thay thế một phần đầu gối, thay toàn bộ đầu gối, phẫu thuật cắt xương đầu gối. Thường được áp dụng với bệnh nhân thoái hóa khớp gối mức độ nặng.

Phẫu thuật thay khớp nhân tạo là một trong những phương pháp phẫu thuật điển hình điều trị thoái hóa khớp gối

9Biện pháp phòng ngừa

Sau đây là một số biện pháp giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc thoái hóa khớp gối:

  • Duy trì cân nặng hợp lý.
  • Làm việc và nghỉ ngơi hợp lý.
  • Sinh hoạt, làm việc, tập luyện với cường độ phù hợp, tránh gắng sức.
  • Tập thể dục thường xuyên nhằm tăng cường độ dẻo dai, tính linh hoạt và sức mạnh các khớp, ưu tiên các bài tập nhằm tăng cường sức mạnh của cơ tứ đầu đùi.
  • Ăn uống lành mạnh, sinh hoạt điều độ nâng cao sức đề kháng.

Duy trì lối sống lành mạnh là cách tốt nhất để phòng ngừa nhiều loại bệnh

___________________________________________________________________________

Đông y TUẤN DU
– Hotline/Whatsapp: 0983.444.560 – 0359.736.095
– Email: Buidinhtuan1210@gmail.com.
– Address:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *