Chế độ luyện tập sau mổ đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc đẩy nhanh thời gian phục hồi khả năng vận động của chân được phẫu thuật. Tùy theo từng giai đoạn hậu phẫu và mức độ tổn thương của dây chằng mà bác sĩ sẽ hướng dẫn bệnh nhân thực hiện các bài tập phục hồi sau mổ dây chằng chéo trước phù hợp nhất.
Các bài tập phục hồi sau mổ dây chằng chéo trước theo từng giai đoạn
1. Sau phẫu thuật 1 ngày
Bệnh nhân cần đeo nẹp liên tục cả ngày lẫn đêm, khi nằm nghỉ chú ý chèn gối để kê cao chân phẫu thuật lên. Không nên di chuyển nhưng có thể ngồi dậy tại giường. Song song đó kết hợp tập luyện các động tác nhẹ nhàng như:
- Tập cử động và lắc phần xương bánh chè để đầu gối không bị cứng
- Tập các động tác dạng chân, khép chân, nâng chân lên khỏi mặt phẳng và vận động cổ chân trong trạng thái chân mang nẹp cố định.
- Các bài tập cho cơ: gồng cơ đùi hoặc cơ cẳng bàn chân
- Thỉnh thoảng tháo nẹp ( khoảng 3-4 lần/ ngày) và tập động tác gấp gối dưới 600 lần
2. Ngày thứ 2 sau phẫu thuật
Trong ngày này bệnh nhân tiếp tục luyện tập tương tự như ngày đầu tiên. Song song đó tập thêm các động tác ngồi dậy và đứng dậy có sử dụng nạng nách để hỗ trợ.
3. Sau phẫu thuật 3 ngày
Tiếp tục tập luyện các bài tập phục hồi sau mổ dây chằng chéo trước như 2 ngày trên, tuy nhiên cần tăng cường độ để chân có phản xạ tốt hơn. Trong ngày thứ 3 bệnh nhân cũng bắt đầu tập đi lại với sự trợ giúp của 2 chiếc nặng nách. Những ngày tiếp sau đó cũng tập luyện tương tự như vậy.
4.7 ngày sau phẫu thuật
Tập luyện thuần thục động tác co gập gối sao cho khớp gối có thể co được đến 90 độ. Thời điểm này khớp gối cũng phải duỗi được hoàn toàn và nâng cao sức mạnh của các cơ ở đầu đùi. Tăng dần sức chịu đựng trọng lượng của chân phẫu thuật lên đến 100%.
Trong quá trình luyện tập nếu khớp gối bị sưng đau thì nên tạm ngừng lại. Sử dụng túi đá để chườm lạnh sẽ giúp cho khớp bớt đau hơn.
5. Từ tuần thứ 3 đến hết tuần thứ 4 sau phẫu thuật
- Tích cực tập luyện cho khớp gối bên phẫu thuật để nó có khả năng gập 1 góc lên tới 120 độ.
- Tập các bài tập nâng chân, tập gấp duỗi gối khi ngồi giúp tăng sức chịu đựng của cơ từ đầu đùi
- Tập co 1 chân trong khi đứng để dồn hết trọng lượng cơ thể lên chân bị thương.
- Có thể chạy xe đạp tại chỗ để tăng sự linh hoạt của khớp gối.
6. Tuần thứ 5 và 6 sau phẫu thuật
- Tập trung thực hiện các động tác luyện tập cho khớp gối nhiều hơn để nâng cao khả năng vận động của khớp
- Đứng và nhún đùi từ 90 độ xuống tới 40 độ và thực hiện ngược lại, điều chỉnh để tăng tốc độ nhún theo thời gian.
- Tập lên xuống cầu thang trong phạm vi 1 bậc
- Nâng cơ đùi khi có lực cản là tạ, bao cát hoặc dây chun khi khớp gối đang gấp 90 độ nhằm cải thiện sức mạnh cho cơ đùi.
- Thỉnh thoảng dùng tay day mềm phần sẹo mổ. Song song đó tập thêm động tác di động ở xương bánh chè.
7. Từ tuần thứ 7 đến tuần thứ 10
- Tích cực tập luyện các bài tập ở trên theo cường độ tăng dần giúp khớp gối có khả năng gập duỗi bình thường.
- Lúc này có thể tháo bỏ nẹp và tập đi bộ nhẹ nhàng, tập để dáng đi có thể bình thường trở lại.
- Tập lên xuống cầu thang trong phạm vi 2-3 bậc
- Tiếp tục tập động tác nhún đùi và tập chạy chậm trên mặt đường bằng phẳng
8. Sau phẫu thuật từ 11-16 tuần
- Tăng cường độ khi tập luyện các bài tập phục hồi sau mổ dây chằng chéo trước đã hướng dẫn ở trên
- Tập chủ động gập duỗi khớp để khôi phục khả năng này của khớp gối
- Cho đến hết tuần thứ 16 bệnh nhân cố gắng duỗi được khớp gối 1 cách hoàn toàn ở thế chủ động
9. Tháng thứ 5 và 6
- Tập trung luyện tập các bài tập để cải thiện sức mạnh cho cơ từ đầu đùi và cơ chậu chày
- Bệnh nhân tập chạy với tốc độ tăng dần
- Tập leo lên leo xuống cầu thang với phạm vi di chuyển dài hơn.
10. Từ tháng thứ 7 trở đi
- Tập lại các môn thể thao phù hợp với sức khỏe
- Sang đến tháng thứ 8 bệnh nhân có thể làm được việc nặng với mức độ vừa phải
- Tập nhảy tới nhảy lui trên chân phẫu thuật
- Từ tháng thứ 9 sau phẫu thuật bệnh nhân hoàn toàn có khả năng tập luyện và thi đấu thể thao như bình thường.
Bên cạnh việc tập luyện các bài tập phục hồi sau mổ dây chằng chéo trước ở trên bệnh nhân có thể kết hợp với tập vật lý trị liệu theo hướng dẫn của bác sĩ để nhanh chóng phục hồi khả năng vận động của khớp gối. Trong quá trình đó người bệnh nên tái khám thường xuyên để bác sĩ đánh giá khả năng phục hồi và đưa ra các bài tập luyện thích hợp hơn.
_____________________________________________________________________________________