Đau lưng khi mang thai là tình trạng thường gặp do các nguyên nhân như tăng cân, trọng tâm cơ thể, nội tiết tố thay đổi,… Để ngăn ngừa hoặc làm dịu cơn đau, massage bầu giảm đau lưng cho bà bầu đang là phương pháp được áp dụng rộng rãi hiện nay.

Các biện pháp giảm đau lưng cho bà bầu

1. Nguyên nhân gây đau lưng ở phụ nữ có thai

Hầu hết phụ nữ mang thai đều bị đau lưng, thường bắt đầu từ nửa sau của thai kỳ. Có nhiều nguyên nhân gây đau lưng ở phụ nữ mang thai như:

  • Tăng cân: Trong một thai kỳ khỏe mạnh, phụ nữ thường tăng 11 – 16kg. Cột sống sẽ phải nâng đỡ trọng lượng đó. Điều này có thể gây ra tình trạng đau lưng dưới. Ngoài ra, trọng lượng của thai nhi và tử cung ngày càng lớn cũng gây áp lực lên các mạch máu và dây thần kinh ở vùng lưng, xương chậu;
  • Thay đổi tư thế: Mang thai làm thay đổi trọng tâm cơ thể. Cơ thể sẽ có xu hướng ngả về phía sau, làm tăng đường cong tự nhiên của cột sống dưới, dẫn tới đau lưng;
  • Thay đổi nội tiết tố: Khi mang thai, cơ thể sản xuất hormone relaxin cho phép các dây chằng ở vùng xương chậu giãn ra, các khớp trở nên lỏng lẻo hơn để chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ. Loại hormone này có thể làm các dây chằng hỗ trợ cột sống bị lỏng lẻo, dẫn đến tình trạng đau lưng;
  • Tách cơ: Khi tử cung mở rộng, 2 cơ song song chạy từ khung xương sườn tới xương mu có thể tách ra dọc theo đường nối trung tâm. Tình trạng tách cơ này làm trầm trọng thêm tình trạng đau lưng;
  • Căng thẳng: Tình trạng căng thẳng có thể gây căng cơ ở lưng, khiến bà bầu bị đau lưng hoặc co thắt lưng. Bà bầu sẽ cảm thấy đau lưng nhiều hơn trong thời kỳ bị căng thẳng thần kinh.

XEM THÊM: Đau lưng khi mang thai

2. Các biện pháp giảm đau lưng cho bà bầu

Các biện pháp giảm đau lưng cho bà bầu
Các biện pháp giảm đau lưng cho bà bầu

Trừ trường hợp bị đau lưng mãn tính trước khi mang thai, còn các trường hợp khác đều có thể giảm đau lưng khi mang thai đáng kể nếu áp dụng các biện pháp sau:

  • Tập thể dục: Tập thể dục khi mang thai thường xuyên giúp tăng cường cơ bắp và sự dẻo dai cho cơ thể. Điều đó làm giảm căng thẳng cho cột sống. Các bài tập an toàn cho hầu hết phụ nữ mang thai gồm đi bộ, bơi lội và đạp xe tại chỗ. Bác sĩ hoặc chuyên gia vật lý trị liệu cũng có thể hướng dẫn thai phụ tập các bài tập tăng cường sức mạnh cho vùng lưng và bụng;
  • Chườm nóng và lạnh: Nếu bác sĩ đồng ý, thai phụ có thể chườm lạnh lên vùng lưng bị đau trong tối đa 20 phút (thực hiện nhiều lần trong ngày). Sau 2 – 3 ngày, thai phụ có thể chuyển sang phương pháp chườm nóng – đặt một miếng đệm nóng hoặc chai nước nóng lên vùng lưng bị đau. Cần chú ý là bà bầu không chườm nóng lên vùng bụng khi mang thai;
  • Cải thiện tư thế: Bà bầu cần có tư thế thích hợp khi làm việc, ngồi hoặc cả khi ngủ. Ví dụ, ngủ nghiêng và đặt một chiếc gối giữa 2 đầu gối để giảm căng thẳng cho lưng. Khi ngồi vào bàn làm việc, thai phụ nên đặt một chiếc khăn cuộn sau lưng để hỗ trợ; gác chân lên chồng sách hoặc ghế đẩu, ngồi thẳng lưng và vai. Ngoài ra, thai phụ cũng có thể đeo đai hỗ trợ;
  • Châm cứu: Đây là phương pháp sử dụng các kim mỏng đưa vào da tại một số vị trí nhất định trên cơ thể để làm giảm đau thắt lưng khi mang thai;
  • Nắn chỉnh cột sống: Khi thực hiện đúng cách, nắn chỉnh cột sống có thể an toàn với phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, thai phụ cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng;
  • Tập Yoga cho bà bầu: Thực hiện các bài tập kéo giãn đơn giản để ngăn ngừa và giảm đau lưng khi mang thai;
  • Lưu ý khác: Khi cần nhặt vật gì đó ở trên mặt đất, thai phụ nên ngồi xuống từ từ thay vì cúi xuống; không đi giày cao gót; không nên nằm ngửa khi ngủ,…

Xem thêm: Bệnh thoái hóa cột sống, nguyên nhân, triệu chứng?

Vật lý trị liệu tại Phòng khám Đông Y Tuấn Du

3. Cách massage lưng hiệu quả cho bà bầu

Bà bầu massage có tốt không? Ngoài các phương pháp trên thì massage lưng khi mang thai cũng giúp ngăn ngừa và giảm đau lưng cho thai phụ hiệu quả.

3.1 Quy trình massage giảm đau lưng cho bà bầu

 

  • Chuẩn bị: Tạo tâm lý thoải mái cho bà bầu. Đồng thời, chuẩn bị không gian massage thoải mái, thoáng mát và sạch sẽ, có thể mở các bài nhạc nhẹ êm ái, dễ chịu. Người massage nên là người chồng vì bà bầu không thể tự massage cho mình;
  • Hướng dẫn thai phụ nằm nghiêng người về bên trái hoặc ngồi, dùng một chiếc gối kê ở khuỷu chân. Tiếp theo, người massage xoa nóng 2 bàn tay và các đầu ngón tay, bắt đầu massage từ gáy và xoa bóp nhẹ nhàng xuống phần hông. Tiếp tục xoa bóp ngược trở lại vùng vai, kéo dọc cơ thể và tỏa ra 2 bên sườn;
  • Người massage dùng 2 tay lần lượt ấn nhẹ, kéo giãn các cơ. Sau đó, người thực hiện dùng ngón tay cái và phần trên của lòng bàn tay để nhấn, xoa bóp nhẹ nhàng vùng lưng. Cần chú ý xoa bóp nhẹ nhàng, chậm rãi ở vùng vai, lưng dưới và dưới hông;
  • Lặp lại các bước massage trên với tốc độ chậm hơn. Cuối cùng, kết thúc bài massage sau khoảng 15 – 20 phút.

Massage điều trị đau lưng khi mang thai

Massage lưng khi mang thai cần thực hiện đúng cách để tránh ảnh hưởng đến thai nhi

3.2 Lưu ý khi massage giảm đau lưng cho bà bầu

Massage lưng khi mang thai đem lại rất nhiều lợi ích, tuy nhiên để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi cần chú ý:

  • Nên massage sau khi ăn khoảng 2 giờ;
  • Thời gian cho một lần massage khoảng 15 – 20 phút;
  • Nên thay đổi tư thế thường xuyên trong quá trình massage;
  • Chỉ nên massage vào quý II hoặc quý III của thai kỳ;
  • Nếu bị tiểu đường thai kỳ thì bà bầu nên ăn một bữa nhẹ trước khi massage;
  • Trong khi massage, nếu cảm thấy choáng, buồn nôn, không thoải mái hoặc bất kỳ triệu chứng nào khác thì cần ngừng ngay;
  • Những thai phụ có nguy cơ bị sảy thai hoặc mắc các vấn đề về sức khỏe khác, cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện massage.4. Bà bầu bị đau lưng khi nào cần gặp bác sĩ?
Massage giảm đau lưng cho bà bầu tại Đông y Tuấn Du Hà Giang
Massage giảm đau lưng cho bà bầu tại Đông y Tuấn Du Hà Giang

Massage lưng khi mang thai đòi hỏi người thực hiện massage cần có kỹ năng và sự hiểu biết căn bản. Đồng thời, trong quá trình massage cho bà bầu, cần lưu ý tới tư thế, cường độ massage,… và ngừng ngay nếu có những dấu hiệu bất thường.

Để đặt lịch khám , Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY

_____________________________________________________________________________________

Đông y TUẤN DU
– Hotline/Whatsapp: 0983.444.560 – 0359.736.095
– Email: Buidinhtuan1210@gmail.com.
– Address:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *