Theo thống kê, mỗi năm có đến 30% dân số trên toàn thế giới gặp vấn đề ở khu vực cổ – vai gáy. Trong đó, cơn đau sau gáy cổ dần trở thành mãn tính, làm suy giảm nghiêm trọng khả năng vận động và sinh hoạt thường ngày của người bệnh. Chính vì vậy trong mọi trường hợp, khi xuất hiện triệu chứng này (dù là đột ngột thoáng qua hoặc kéo dài trong nhiều ngày), người bệnh tuyệt đối không được chủ quan.
Nội dung bài viết
1. Đau nhức sau gáy là triệu chứng gì?
Đau nhức sau gáy là biểu hiện cho thấy cơ của khu vực này bị co cứng bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Nhìn chung, cơn đau nhức ở vai gáy thường có những đặc trưng như:
- Xuất hiện bất ngờ, thường là vào buổi sáng.
- Ban đầu, người bệnh chỉ cảm thấy đau nhức nhẹ, sau đó cơn đau tăng dần theo thời gian.
- Những cơn đau mỏi khiến người bệnh khó khăn trong việc vận động cổ.
Dựa vào thời gian diễn ra bệnh, đau nhức vai gáy được chia thành 2 loại:
- Đau cổ vai gáy cấp tính: Cơn đau thường tự biến mất sau một thời gian, gây ra bởi tư thế ngủ không đúng hoặc chấn thương cơ nhẹ.
- Đau nhức cổ vai gáy mãn tính: Cơn đau không thể tự biến mất, thậm chí ngày càng nặng thêm và lan dần sang những khu vực xung quanh (chẳng hạn như cánh tay). Nguyên nhân do bệnh lý cơ xương khớp hoặc chấn thương nặng ở vùng vai gáy.
2. Nguyên nhân gây đau sau cổ và vai gáy
Có rất nhiều nguyên nhân gây đau nhức vai gáy như:
2.1. Nguyên nhân cơ học
– Thiếu hụt dinh dưỡng: Ăn uống thiếu chất, đặc biệt là canxi khiến cơ thể dễ bị đau nhức cơ xương khớp, bao gồm cả vùng cổ – vai gáy.
– Căng thẳng/stress: Căng thẳng trong công việc và sinh hoạt hàng ngày có thể làm các cơ bị co lại, từ đó làm khởi phát cơn đau vai gáy cấp tính. Đây cũng là nguyên nhân thường gặp ở cuộc sống hiện đại.
– Chấn thương: Chấn thương là nguyên nhân phổ biến và điển hình của các cơn đau nhức xương khớp. Trong trường hợp này, người bệnh có thể bị tổn thương trực tiếp vùng vai gáy do va chạm khi chơi thể thao, té ngã, làm việc quá sức,…
– Ngồi sai tư thế: Những thói quen xấu như ngồi khom (cong lưng), cúi đầu quá mức khi đọc sách hay xem điện thoại, nằm dài lên bàn,… không chỉ tác động tiêu cực đến xương sống mà còn làm mạch máu bị chèn ép, khiến máu lưu thông chậm lên vùng cổ dẫn đến hiện tượng đau nhức mỏi ở vùng cổ – vai gáy.
– Nhiễm lạnh: Hoạt động lâu trong môi trường có nhiệt độ thấp cũng là nguyên nhân làm dây thần kinh bị tổn thương, lâu dần gây tình trạng đau mỏi vai gáy.
2.2. Nguyên nhân bệnh lý
– Thoái hóa cột sống cổ: Bệnh lý này khiến các lỗ liên hợp nằm sau đốt sống bị hẹp dần do tình trạng viêm và lắng đọng canxi trên dây chằng quanh cột sống, từ đó cản trở sự lưu thông tự nhiên của mạch máu và các dây thần kinh bên trong gây ra hiện tượng đau nhức vai gáy.
– Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ: Vì một vài nguyên nhân (lão hóa, chấn thương, hệ quả của thói quen xấu,…) mà đĩa đệm ở cổ có thể rời khỏi vị trí bình thường và chèn ống sống hay các rễ dây thần kinh gây đau, nhức.
– Vôi hóa cột sống cổ (gai hóa cột sống cổ): Bệnh làm hình thành các gai xương trên các cột sống cổ. Về lâu dài, các gai xương này sẽ chèn ép dây thần kinh hoặc đè ép vào mạch máu, gây nên cảm giác rất đau đớn.
– Rối loạn khớp bả vai: Đây là bệnh thường gặp ở những người thường xuyên phải ngồi lâu một chỗ. Điều này khiến cho các cơ bị căng giãn quá mức, dẫn đến đau mỏi vai gáy.
– Lao cột sống: Còn gọi là mục cột sống, gây ra bởi sự xâm nhập và tấn công của các vi khuẩn làm hoại tử mô mềm, hẹp đốt sống, mô đệm chết đi,…
– Những bệnh lý khác: Viêm khớp vai, đau đầu vận mạch, rối loạn chức năng thần kinh, khối u,…
3. Đau cổ sau gáy khi nào nên đi khám, có điều trị được không?
Người bệnh nên sắp xếp thời gian đến gặp bác sĩ khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường ở vùng cổ – vai gáy. Đặc biệt, đi khám ngay nếu:
- Cơn đau dữ dội hoặc nặng lên, dai dẳng trên 4 đến 6 tuần.
- Đi kèm với các triệu chứng khác như: sụt cân không rõ nguyên nhân, sốt cao, nôn ói, rối loạn tri giác, tê yếu tay, teo cơ, khó thở, đau bụng, đau ngực…
4. Các biện pháp chẩn đoán triệu chứng đau sau gáy
Các xét nghiệm thường được áp dụng để xác định nguyên nhân và mức độ đau sau gáy gồm:
- Chụp X-quang: Để phát hiện tình trạng hẹp đốt sống, khối u (nếu có).
- Chụp CT: Chụp hình ảnh cắt ngang chi tiết bên trong của phần cổ vai gáy.
- Chụp cộng hưởng từ/Chụp tủy sống: Phát hiện các yếu tố liên quan đến tủy sống, dây thần kinh, dây chằng vùng cổ vai gáy.
5. Điều trị đau nhức sau sau gáy bằng cách nào?
Tùy theo nguyên nhân và mức độ mà cơn đau nhức ở vai gáy có thể được chữa trị bằng những cách sau:
– Xử lý cơn đau tại nhà: Đối với những cơn đau sau gáy gáy cấp tính, bệnh nhân có thể áp dụng các biện pháp như massage, nghỉ ngơi, chườm nóng, tập thể dục… để giảm đau.
– Điều trị nội khoa bằng cách dùng thuốc: Các loại thuốc kháng viêm (ibuprofen, naproxen), kháng đau (acetaminophen), thuốc thư giãn cơ, chống suy nhược,… hoặc thuốc tiêm Corticosteroid giúp giảm triệu chứng đau rất nhanh. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn, người bệnh chỉ nên dùng thuốc khi có sự chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý dùng hoặc lạm dụng thuốc trong thời gian dài.
– Châm cứu: Châm cứu giúp kích thích cơ thể sản sinh ra loại hormone giúp giảm đau. Tuy nhiên, người bệnh chỉ nên châm cứu ở những cơ sở y tế uy tín để đảm bảo hiệu quả và tránh rủi ro.
– Vật lý trị liệu: Vật lý trị liệu bao gồm các bài tập được thiết kế chuyên biệt cho tình trạng từng người bệnh. Người bệnh sẽ thực hiện các bài tập dưới sự quan sát của các chuyên viên vật lý trị liệu để đảm bảo hiệu quả và an toàn. Đồng thời, nếu có sự hỗ trợ của nhiều thiết bị trị liệu hiện đại thì tốc độ hồi phục bệnh sẽ nhanh hơn, rút ngắn thời gian chữa trị.
– Phẫu thuật: Đây là biện pháp cuối cùng để chữa đau nhức vai gáy, chỉ áp dụng khi tình trạng chèn ép tủy đã quá nghiêm trọng và các phương pháp điều trị nội khoa không còn hiệu quả. Tuy nhiên người bệnh cũng cần chú ý các biến chứng có thể xảy ra ở giai đoạn hậu phẫu như nhiễm trùng, suy giảm khả năng vận động, cơn đau tái phát,…
6. Biện pháp phòng ngừa đau sau gáy cổ ngay từ sớm
Để phòng ngừa đau sau gáy, bạn nên:
- Luôn giữ thẳng cổ, tránh cúi gập cổ quá lâu hoặc ngồi sai tư thế.
- Ăn uống khoa học, đặc biệt bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể ví dụ như canxi, kali, vitamin nhóm B, C, E,…
- Tập luyện thể thao thường xuyên với các bài tập phù hợp.
- Tầm soát cột sống định kỳ 6 tháng – 1 năm/lần.
Trên đây là những điều cần biết về đau sau gáy cổ. Bệnh không chỉ phổ biến ở người già mà ngày càng trẻ hóa với nhiều nguyên nhân. Do đó khi xuất hiện triệu chứng đau mỏi ở vai gáy, bạn nên đi khám ngay để được điều trị tận gốc từ sớm, tránh xuất hiện các biến chứng nguy hiểm.
_____________________________________________________________________________________
HOT NEWS
Combo Refresh tại Đông Y Tuấn Du: Phục Hồi Năng Lượng Sau Hành Trình Khám Phá Hà Giang
Hà Giang là điểm đến lý tưởng với cảnh sắc hùng [...]
Herbal Shampoo After Massage at Tuấn Du Oriental Healthcare – Feeling Fresh and Clean.1
You’ve just finished an incredibly relaxing massage session, and your whole [...]
Gội Đầu Thảo Dược Sau Massage – Đã “Đã” Rồi Lại Còn “Sạch Sành Sanh”!
Bạn vừa hoàn thành buổi massage thư giãn cực đã, toàn [...]
Cặp Thuốc Bổ Thận Bổ Dương Hoàng Kỳ và Phụ Tử: Bí Quyết Tăng Cường Sức Khỏe Nam Giới 2024
Trong hệ thống y học cổ truyền, hoàng kỳ và phụ [...]
Cặp thuốc táo thấp hóa đàm hay được sử dụng trong đông y
Bán Hạ Và Sinh Khương – Cặp Thuốc Táo Thấp Hóa [...]
Hiệu Quả Tiêu Thực Của Thần Khúc Và Mạch Nha Trong Đông Y
Thần Khúc Và Mạch Nha – Cặp Thuốc Tiêu Thực Hiệu [...]