Nội dung bài viết
Một số bệnh lý nghiêm trọng như thoát vị đĩa đệm hay trượt đốt sống thắt lưng có thể khiến người bệnh cảm thấy đau lưng không cúi xuống được. Để chữa trị vấn đề này triệt để, người bệnh có thể tìm đến phương pháp Trị liệu Thần kinh Cột sống (Chiropractic).
Hầu hết mọi người đều cho rằng đau lưng không phải là một vấn đề đáng lo ngại, vì bất kỳ ai cũng từng trải qua cảm giác này ít nhất một lần trong đời. Tuy nhiên, khi triệu chứng đau nhức ở lưng đi kèm với tình trạng mất khả năng cúi người xuống, đã đến lúc bạn cần kiểm tra lại sức khỏe của bản thân.
Trong bài viết này, bạn sẽ được giải đáp những vấn đề xoay quanh tình trạng đau lưng không cúi xuống được, bao gồm nguyên nhân và phương pháp điều trị hữu hiệu.
1. 4 nguyên nhân gây đau lưng không cúi xuống được ít ai ngờ đến
Thông thường, một người bị đau lưng khi cúi xuống chủ yếu là do tình trạng cột sống lưng chịu thương tổn bởi nhiều yếu tố, ví dụ như:
1.1. Tuổi tác
Các bộ phận trong cơ thể sẽ suy yếu dần theo thời gian, cột sống cũng không ngoại lệ. Tình trạng này gọi là thoái hóa cột sống.
Khi quá trình thoái hóa diễn ra, cột sống sẽ trở nên nhạy cảm hơn trước. Vì vậy, bạn có thể dễ dàng cảm nhận cơn đau dọc theo bộ phận này chỉ bởi một tác động nhỏ.
Thêm vào đó, tình trạng đau nhức còn có nguy cơ xảy ra ở mỗi cử động của cơ thể, bao gồm động tác cúi xuống.
Bạn có thể làm chậm tốc độ thoái hóa cột sống bằng cách thay đổi lối sống của bản thân theo hướng tích cực hơn, chẳng hạn như thường xuyên rèn luyện tập thể chất hay chú trọng vấn đề dinh dưỡng…
1.2. Cường độ hoạt động mạnh
Việc gắng sức hoạt động thể chất có thể tạo ra áp lực lớn đè nặng lên cột sống của một người. Nếu tình trạng này xảy ra liên tục hoặc kéo dài, sức khỏe cũng như chức năng cột sống có nhiều rủi ro suy giảm. Từ đó, những cơn đau nhức khó chịu ở lưng có thể xảy ra thường xuyên.
Mặt khác, nếu lúc này người bệnh vẫn tiếp tục duy trì cường độ hoạt động chân tay cao như vậy, mỗi động tác được thực hiện có thể tác động đến cơ, xương, khớp cũng như dây thần kinh ở lưng, khiến cơn đau càng trở nên khó chịu. Đặc biệt, đối với trường hợp nghiêm trọng, bạn còn có thể cảm thấy đau ở những cử động đơn giản nhất, ví dụ như khom hay cúi người.
1.3. Chấn thương do tai nạn
Đôi khi, cột sống còn có thể bị thương tổn bởi một số yếu tố như chấn thương trong lúc chơi thể thao, tai nạn giao thông hoặc đơn giản là té ngã. Trong trường hợp này, người bệnh có rủi ro cao bị đau lưng khi cúi xuống.
1.4. Hoạt động sai tư thế
Tư thế hoạt động, làm việc sai cách luôn là một trong nhiều nguyên nhân hàng đầu gây đau lưng, đặc biệt là đau lưng không cúi xuống được.
Hầu hết dân công sở đều gặp phải vấn đề này. Bên cạnh đó, thực trạng ít hoạt động kết hợp với tư thế ngồi không đúng trong thời gian dài không chỉ gây đau lưng mà còn dẫn đến hàng loạt vấn đề sức khỏe về cột sống, chẳng hạn như cong vẹo cột sống, thoát vị đĩa đệm…
2. Đau lưng không cúi xuống được cảnh báo gì về sức khỏe?
Theo đánh giá từ nhiều chuyên gia, tình trạng đau lưng khi cúi người xuống còn có thể liên quan đến một số bệnh lý cơ xương khớp. Phổ biến nhất trong đó là cơ lưng co thắt, căng cứng. Ngoài ra, những bệnh lý liên quan còn có thể bao gồm:
2.1. Thoát vị đĩa đệm
Đĩa đệm là một trong các bộ phận chính của cột sống. Đôi khi, đĩa đệm có thể trượt khỏi vị trí ban đầu và đè nặng lên rễ thần kinh cột sống xung quanh đó, kéo theo các cơn đau nhức xuất hiện. Cường độ đau nhức sẽ đặc biệt dữ dội nếu các dây thần kinh bị chèn quá nghiêm trọng, khiến người bệnh gặp khó khăn khi thực hiện những động tác như xoay, vặn hay khom người.
2.2. Trượt đốt sống thắt lưng
Tương tự đĩa đệm, vị trí cấu trúc đốt sống cũng có nguy cơ sai lệch, chủ yếu là do:
Thoái hóa cột sống: Đĩa đệm, khớp hay dây chằng ở cột sống khi bị thoái hóa sẽ mất dần khả năng giữ các đốt sống ở yên như cũ, khiến những đốt này dễ dàng trượt khỏi vị trí vốn có.
Gai cột sống: Trên cột sống sẽ xuất hiện vết nứt khi gai xương xuất hiện, khiến các đốt xương sống suy giảm khả năng liên kết với nhau. Từ đó, đốt sống có nguy cơ lệch khỏi vị trí ban đầu.
Bài viết chi tiết:
Mặc dù tình trạng trượt đốt sống có khả năng xảy ra ở bất kỳ khu vực nào trên cột sống, nhưng thắt lưng vẫn là nơi dễ phát bệnh nhất. Người bị trượt đốt sống thắt lưng sẽ phải chịu nhiều cơn đau nhức khó tả. Đồng thời, họ cũng gặp không ít khó khăn với những hoạt động ảnh hưởng đến lưng, chẳng hạn như cúi người.
2.3. Viêm khớp
Đối với những người trên 55 tuổi, tình trạng đau lưng không cúi xuống được có thể phát triển từ vấn đề viêm khớp. Bề mặt sụn khớp bị bào mòn do viêm sẽ dẫn đến một số hệ lụy như:
- Các đoạn xương ma sát lên nhau mỗi khi cơ thể chuyển động, gây đau nhức cho người bệnh
- Khớp biến dạng
- Các đốt xương không nằm đúng vị trí
Nếu viêm khớp xảy ra ở cột sống lưng, bạn có thể rơi vào trường hợp không thể khom, cúi người được do đau lưng.
3. Nên làm gì khi cúi người bị đau thắt lưng?
Thông qua những nguyên nhân được đề cập trên, bạn có thể nhận ra rằng phần lớn trường hợp, đau lưng không cúi xuống được bắt nguồn từ thói quen sinh hoạt không lành mạnh, ảnh hưởng từ tuổi tác hoặc bệnh lý vốn có.
Đối với trường hợp nguyên nhân là thói quen sống không tốt và ảnh hưởng của tuổi tác, tình trạng cúi xuống bị đau lưng sẽ được nhanh chóng khắc phục bằng một số biện pháp đơn giản tại nhà, chẳng hạn như:
- Chăm chỉ tập luyện thể dục thể thao với mức độ vừa phải và bài tập thích hợp.
- Xây dựng thực đơn ăn uống hàng ngày đầy đủ dưỡng chất, khoa học.
- Chú ý tư thế đi lại, ngồi, nằm cũng như làm việc.
- Hạn chế khuân vác vật nặng hoặc hoạt động, làm việc quá sức.
- Sử dụng phương pháp chườm nóng hoặc xoa bóp để tăng tuần hoàn máu, thả lỏng cơ và dây chằng, từ đó thuyên giảm cơn đau lưng.
Mặt khác, trong trường hợp cúi người bị đau lưng liên quan đến những bệnh về cơ xương khớp, các chuyên gia sẽ cho người bệnh dùng thuốc hoặc phẫu thuật.
Tuy nhiên, các phương pháp sẽ khiến người bệnh có nguy cơ mắc các biến chứng nghiêm trọng, ví dụ như dùng thuốc lâu dài gây loét dạ dày hoặc bị nhiễm trùng sau khi phẫu thuật.
Vì vậy, bạn sẽ cần tìm một phương án chữa đau lưng hiệu quả, an toàn và có tác dụng dài lâu hơn để chấm dứt tình trạng này.
4. Cách chữa trị không cần thuốc hay phẫu thuật: lựa chọn hàng đầu cho bệnh nhân đau lưng!
Ngày nay, vật lý trị liệu và y học cổ trueyenf là phương pháp điều trị các bệnh cơ xương khớp cấp và mãn tính được nhiều người bệnh tin tưởng áp dụng, mà không cần đến sự can thiệp từ thuốc giảm đau hay phẫu thuật.
Ở Hà Giang, khi nhắc đến những phòng Đông y hay vật lý trị liệu tốt nhất, không thể không kể đến phòng khám Đông Y Tuấn Du. Khi điều trị tại đây, bạn sẽ được đội ngũ bác sĩ chuyên khoa Y học cổ truyên- Phục hồi chức năng kiểm tra thể trạng hiện tại, đồng thời đánh giá mức độ nghiêm trọng của chứng đau lưng. Dựa vào những kết quả này, bác sĩ sẽ bắt đầu xây dựng phác đồ điều trị bằng phương pháp trị liệu riêng cho mỗi người bệnh.
Đôi khi, tình trạng đau lưng không cúi xuống được có thể là dấu hiệu của nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Vì vậy, nếu bạn cảm thấy đau nhức khó chịu mỗi khi khom, cúi người, hãy tìm đến đơn vị y tế uy tín để được kiểm tra và điều trị kịp thời nhé.
HOT NEWS
Tác Dụng Giải Độc Của Hoàng Cầm và Liên Kiều
1. Tổng Quan Về Hoàng Cầm và Liên Kiều Hoàng Cầm: [...]
Tác Dụng Của Cặp Thuốc Sài Hồ Và Hoàng Cầm Trong Y Học Cổ Truyền
Trong y học cổ truyền, các vị thuốc từ thiên nhiên [...]
Điều Trị Thoát Vị Đĩa Đệm Bằng Vật Lý Trị Liệu Kết Hợp Y Học Cổ Truyền – Phương Pháp Hiệu Quả Và An Toàn
Điều Trị Thoát Vị Đĩa Đệm Bằng Vật Lý Trị Liệu [...]
Lung Cu Flag Tower – A Proud Landmark at Vietnam’s Northernmost Border
The Lung Cu Flag Tower, located in Lung Cu commune, Dong [...]
Cột Cờ Lũng Cú – Điểm Tựa Tự Hào Nơi Địa Đầu Tổ Quốc
Cột cờ Lũng Cú, thuộc xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, [...]
Explore Suoi Thau Steppe – The Untouched Beauty of Ha Giang’s Highlands
Explore the Enchanting Steppe of Suoi Thau – Ha Giang’s Hidden [...]