Bàn chân bẹt ở trẻ có thể ảnh hưởng đến hệ cơ xương khớp và khả năng vận động. Việc nhận biết và can thiệp sớm là những bước quan trọng để đảm bảo sự phát triển lành mạnh của bàn chân trẻ sau này. Cùng Đông y TUẤN DU tìm hiểu những thông tin liên quan đến hội chứng này qua bài viết dưới đây nhé!

1. Bàn chân bẹt ở trẻ là gì?

Bàn chân bẹt ở trẻ (Pediatric flatfoot) là tình trạng cấu trúc lòng bàn chân bằng phẳng và không có hoặc có rất ít độ lõm. Khi mắc bàn chân bẹt, vòm bàn chân của trẻ sẽ biến mất khi đứng trên mặt sàn và xuất hiện trở lại khi trẻ ngồi hoặc kiễng chân. Tình trạng này thường xuất hiện ở cả hai bàn chân của trẻ. (Theo: Học viện Phẫu thuật Chỉnh hình Hoa Kỳ (AAOS))

Trên thực tế, hầu hết trẻ sơ sinh đều có bàn chân bẹt do cấu trúc chân của trẻ lúc đó chủ yếu là mô mềm. Khi bước vào giai đoạn từ 2 – 3 tuổi, thời kỳ hệ cơ xương của trẻ phát triển mạnh, vòm bàn chân của bé sẽ bắt đầu hoàn thiện. Tuy nhiên, nếu sau 3 tuổi, trẻ vẫn chưa hình thành vòm bàn chân và hệ thống dây chằng thì bàn chân bẹt sẽ gây đau, ảnh hưởng tới việc đi lại và hệ thống cơ xương khớp.

Bàn chân bẹt ở trẻ là một dị tật ở chân phổ biến mà hầu hết trẻ em đều phải trải qua
Bàn chân bẹt ở trẻ là một dị tật ở chân phổ biến mà hầu hết trẻ em đều phải trải qua

2. Bàn chân bẹt ở trẻ có nguy hiểm không?

Mặc dù bàn chân bẹt là một tình trạng khá phổ biến mà bố mẹ cần lưu tâm và tầm soát sớm ở con trẻ, tuy nhiên, đây không phải là một căn bệnh nguy hiểm. Tình trạng này chỉ trở thành bệnh lý khi nó gây đau, ảnh hưởng tới việc đi lại và hệ thống cơ xương khớp sau này.

Theo nghiên cứu được đăng trên Tạp chí quốc tế về Nghiên cứu Môi trường và Sức khỏe cộng đồng (Int J Environ Res Public Health), tỷ lệ phát hiện bàn chân bẹt ở trẻ trong giai đoạn (2001 – 2021) là 25% trên tổng số 3,602 trẻ em. Trong đó, tỷ lệ bị bàn chân bẹt ở bé trai nhiều hơn bé gái là 16% và tỷ lệ mắc giảm dần theo độ tuổi.

  • Từ 0 đến 2 tuổi, nếu con đã biết đi, bố mẹ chưa cần quan tâm đến việc bé bị bàn chân bẹt hay không vì 97% các bé ở độ tuổi này đều có thể có bàn chân bẹt.
  • Nếu trẻ trên 2 tuổi nhưng bàn chân bẹt không có dấu hiệu ảnh hưởng đến khả năng vận động, bố mẹ có thể theo dõi tại nhà cho đến khi trẻ 6 tuổi thay vì đi điều trị ngay.
  • Ngược lại, nếu trẻ trên 2 tuổi nhưng bị hạn chế về khả năng vận động hoặc sau 6 tuổi nhưng vẫn chưa hình thành hoàn thiện vòm bàn chân, lúc này, trẻ cần được đưa tới các cơ sở y tế để được thăm khám và chẩn đoán bởi các bác sĩ chuyên khoa.

Như vậy, trong giai đoạn dưới 6 tuổi, nếu con vẫn có thể chơi đùa vận động bình thường như các bạn đồng trang lứa, bố mẹ không cần thực hiện các biện pháp can thiệp như nẹp hay lót giày.

Bàn chân bẹt ở trẻ chỉ trở thành bệnh lý khi nó gây đau, ảnh hưởng tới việc đi lại và hệ thống cơ xương khớp
Bàn chân bẹt trở thành bệnh lý khi nó gây đau, khó chịu và ảnh hưởng đến tình trạng thể chất và tâm lý của trẻ

3. Nguyên nhân gây bàn chân bẹt ở trẻ

Nguyên nhân dẫn đến bàn chân bẹt ở trẻ em có thể đa dạng và bao gồm 2 yếu tố sau:

3.1. Yếu tố chủ quan

Thói quen của trẻ

Vào giai đoạn từ lúc sơ sinh đến 3 tuổi, cấu tạo chính của bàn chân trẻ chiếm đến 70% là sụn. Đây là thời điểm quan trọng quyết định tới sự phát triển xương bàn chân của bé. Nếu bố mẹ để bé tập đi không đúng cách hoặc cho bé đi dép có đế phẳng hoặc đi chân đất nhiều,… trẻ sẽ có nguy cơ dẫn tới sự phát triển sai lệch của xương bàn chân và dễ dẫn tới các hội chứng như bàn chân bẹt.

Thói quen đi chân đất hoặc đi dép có đế phẳng là một trong những nguyên nhân gây ra bàn chân bẹt ở trẻ
Việc đi chân đất hoặc sử dụng dép có đế phẳng có thể làm cho cơ bắp và cấu trúc bàn chân không được hoạch định đúng cách, góp phần vào hình thành bàn chân bẹt ở trẻ

3.2. Yếu tố khách quan

1 – Di truyền

Gen là một yếu tố đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển cấu trúc của bàn chân. Vì thế, nếu trong gia đình có người có tiền sử mắc bệnh bàn chân bẹt, khả năng xuất hiện tình trạng này ở thế hệ tiếp theo sẽ tăng cao hơn.

Theo trang MedlinePlus của Thư viện Y học Quốc gia Hoa Kỳ (National Library of Medicine), một số tình trạng di truyền có thể gây lỏng gân và dây chằng và tăng nguy cơ bị bàn chân bẹt ở trẻ bao gồm:

  • Hội chứng Ehlers-Danlos
  • Hội chứng Marfan

2 – Chênh lệch chiều dài hai chân

Một số trẻ em bị chênh lệch chiều dài ở hai chân khiến dáng đi trở nên khập khiễng chân cao, chân thấp. Nếu tình trạng này kéo dài, chân cao hơn sẽ có xu hướng tạo sự cân bằng bằng cách hình thành vòm phẳng và dẫn đến hội chứng bàn chân bẹt ở trẻ.

3 – Các vấn đề về xương

Gãy xương và một số bệnh lý liên quan đến xương khớp cũng làm tăng nguy cơ trẻ bị mắc hội chứng bàn chân bẹt. Nếu chấn thương xảy ra ở một khu vực quan trọng của bàn chân, nó có thể tạo ra áp lực không đều lên các mô và xương, có thể dẫn đến sự thay đổi trong hình dạng và cấu trúc của bàn chân.

Ngoài ra, gãy xương có thể ảnh hưởng đến hệ thống cơ xương, gồm xương, cơ bắp và các mô liên kết. Quá trình phục hồi nếu diễn ra không đúng cách dẫn đến sự mất cân bằng trong hệ thống xương thì cũng có nguy cơ gây nên các vấn đề về bàn chân bẹt.

4 – Các bệnh lý khác

Theo Cleveland Clinic, một số trẻ mắc các bệnh lý liên quan đến thần kinh như bại não, nứt đốt sống, loạn dưỡng cơ… hoặc các bệnh chuyển hóa như béo phì, đái tháo đường… thường có nguy cơ mắc hội chứng bàn chân bẹt cao hơn.

Béo phì tăng nguy cơ phát triển bàn chân bẹt
Béo phì tăng áp lực lên cấu trúc bàn chân và hệ thống cơ xương khớp, có thể gây ra các biến đổi trong cấu trúc của bàn chân và tăng nguy cơ phát triển bàn chân bẹt

4. Dấu hiệu nhận biết bàn chân bẹt ở trẻ

Dưới đây là 4 cách nhận biết bàn chân bẹt ở trẻ phổ biến để kiểm tra và phát hiện xem trẻ có bị bàn chân bẹt hay không:

4.1. Kiểm tra bằng mắt thường

Để kiểm tra xem con mình có bị bàn chân bẹt hay không, bố mẹ có thể dùng trực tiếp ngón tay của mình đặt xuống dưới gan bàn chân của trẻ khi trẻ đứng trên mặt phẳng bất kỳ. Nếu các ngón tay của bố mẹ không thể luồn được vào gan bàn chân của bé thì có thể trẻ đã mắc bàn chân bẹt.

Kiểm tra bàn chân bẹt ở trẻ bằng cách đặt tay xuống gan bàn chân khi trẻ đặt chân trên một mặt phẳng bất kỳ
Cách đơn giản nhất để kiểm tra bàn chân bẹt ở trẻ là đặt tay xuống gan bàn chân khi trẻ đặt chân trên một mặt phẳng bất kỳ

4.2. Quan sát dấu in trên cát

Với phương pháp này, bố mẹ sẽ để bé được đứng trên một bãi cát. Sau khi trẻ dẫm chân lên bề mặt cát, nếu như cát lún và in hình bàn chân có đường cong thì chân trẻ bình thường. Trường hợp ngược lại, nếu cả lòng bàn chân của trẻ in xuống cát, có thể trẻ đã mắc bàn chân bẹt.

Trẻ mắc chứng bàn chân bẹt nếu cả bàn chân của trẻ đều được in xuống cát
Nếu cả bàn chân của trẻ đều được in xuống cát thì có thể lúc này trẻ đã mắc phải chứng bàn chân bẹt

4.3. Quan sát dấu chân trên mặt phẳng

Tương tự cách quan sát dấu chân trên cát, bố mẹ có thể dùng nước làm ướt chân của trẻ để quan sát dễ dàng hơn. Sau đó, hãy để trẻ đặt bàn chân đã làm ướt lên tờ bìa, giấy trắng hoặc bất cứ bề mặt nào có thể quan sát được dấu chân. Nếu nguyên cả bàn chân trẻ đều có thể nhìn thấy rõ ràng trên bề mặt, khả năng cao trẻ đã bị bàn chân bẹt và ngược lại.

5. Ảnh hưởng của bàn chân bẹt đến trẻ

Dưới đây là một trường hợp bàn chân bẹt ở trẻ em gặp các vấn đề ảnh hưởng đến thể chất  được thăm khám và điều trị tại Trung tâm Trị liệu và Phục hồi chức năng Myrehab:

Tình trạng Bệnh nhân nam, 7 tuổi, theo lời mẹ kể: Con thường xuyên chạy nhảy bị vấp ngã, đặc biệt khi tham gia chơi các hoạt động thể thao như bóng đá hay bóng rổ.
Thăm khám Bàn chân sập vòm hai bên. Gân gót Achille xoay ra ngoài, gân can bàn chân yếu, nhóm cơ chi dưới yếu và thăng bằng kém.
Kết quả chụp DIERS bàn chân Hình ảnh bàn chân bẹt hai bên, lực tỳ đè phân bố trước sau và hai bên không đều nhau.
Chẩn đoán Bàn chân bẹt hai bên.

Bàn chân bẹt ở trẻ tuy không phải là một vấn đề quá nguy hiểm, tuy nhiên tình trạng này vẫn có thể tạo ra những vấn đề về sức khỏe và tình trạng vận động nếu kéo dài.

5.1. Ảnh hưởng về thể chất

Gây khó khăn đến quá trình vận động

Vòm chân sẽ là yếu tố quan trọng giúp giảm ma sát và giảm áp lực của cơ thể khi trẻ tiếp xúc chân với mặt đất. Do đó, trẻ mắc bàn chân bẹt sẽ gặp nhiều khó khăn trong vận động do những ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp của nó, cụ thể:

  • Bàn chân bị biến dạng, giảm sự đàn hồi và linh động, trẻ dễ bị ngã và có nguy cơ chấn thương cao hơn.
  • Trẻ sẽ gặp khó khăn hơn khi tham gia các hoạt động vận động và thể thao, đặc biệt ở các bộ môn yêu cầu tốc độ.

Ảnh hưởng đến cấu trúc bàn chân

Bàn chân bẹt ở trẻ lâu dài có thể khiến cấu trúc bàn chân phát triển lệch trục và mất cân bằng. Triệu chứng rõ ràng nhất là ngón chân cái bị đẩy sát vào ngón chân bên cạnh, tạo thành bướu, khiến trẻ cảm thấy đau khi vận động và đi giày.

Nếu không có phương án điều trị kịp thời, tình trạng này có thể dẫn tới những biến chứng bất thường về cấu trúc xương. Đặc biệt, bàn chân bẹt có thể dẫn đến gai gót chân và viêm cân gan chân ảnh hưởng đến cả hai đầu gối.

Bàn chân bẹt không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến mất cân bằng
Nếu bàn chân bẹt không được điều trị kịp thời thì có thể dẫn đến mất cân bằng và gây ra nhiều vấn đề khác trên hệ xương, cơ bắp và khớp

Thoái hóa khớp gối

Thoái hóa khớp gối vốn là bệnh thường xảy ra ở người lớn tuổi, nhưng trẻ em bị bàn chân bẹt cũng đang có xu hướng mắc căn bệnh này. Lý do là vì với trẻ có bàn chân bẹt, đầu gối thường không phát triển bình thường, dẫn tới khi chạy nhảy, chân và gối xoay lệch. Điều này không chỉ gây đau và hạn chế vận động mà còn có khả năng bị thoái hóa khớp gối.

Cong vẹo cột sống, đau lưng

Bàn chân bẹt ở trẻ khiến cho trọng lượng không được phân phối đều lên cả hai chân. Đối với trẻ em, khi cảm thấy đau hoặc không thoải mái, trẻ có thể thay đổi tư thế đi lại và dáng ngồi để giảm áp lực và gánh nặng lên một chân, từ đó, dẫn đến sự mất cân bằng và tác động lên cột sống.

Bàn chân bẹt ảnh hưởng đến cột sống của bé
Cong vẹo cột sống là một trong những biến chứng mà trẻ em có thể mắc phải khi bị bàn chân bẹt

Ngón chân hình búa

Ngón chân hình búa là một biến dạng ngón chân bị uốn cong ở khớp giữa khiến nó có hình dáng giống như cái búa. Theo một nghiên cứu vào năm 2013 về “Rối loạn bàn chân, tư thế bàn chân và chức năng bàn chân” được lưu tại Thư Viện Y Khoa Quốc Gia Hoa Kỳ, tư thế bàn chân bẹt có liên quan đến việc tăng tỷ lệ ngón chân hình búa và các ngón chân chồng lên nhau.

Trẻ em trong giai đoạn phát triển có xương khớp mềm và linh hoạt hơn so với người lớn nên khi gặp áp lực mạnh sẽ dễ bị thay đổi hình dạng. Vì thế, trẻ bị bàn chân bẹt trọng lực sẽ tác động lên cơ bắp và gân điều khiển xung quanh ngón chân, làm thay đổi cấu trúc và chức năng của chúng. Ngón chân có thể trở nên cứng và khó điều trị hơn nếu không có biện pháp ngăn chặn.

Viêm cân gan chân

Trong một nghiên cứu thực hiện bởi Đại học Jazan được đăng trên Thư Viện Y Khoa Quốc Gia Hoa Kỳ, tỷ lệ mắc viêm gan chân do bàn chân bẹt chiếm 3,7% số trường hợp được nghiên cứu.

Nghiên cứu trên cũng chỉ ra cơ chế hoạt động của bàn chân bẹt có thể làm tăng nguy cơ phát triển viêm cân gan chân. Bàn chân bẹt ở trẻ làm mất cân đối cấu trúc xương của bàn chân trong quá trình đi lại. Tình trạng này có thể gây biến đổi kết cấu của xương và mô mềm xung quanh, tác động đến sự phát triển bình thường của bàn chân.

Cơ chế hoạt động của bàn chân bẹt có thể làm tăng nguy cơ phát triển viêm cân gan chân
Viêm gan chân có thể làm trẻ cảm thấy không thoải mái và đau đớn, ảnh hưởng đến khả năng di chuyển và tham gia vào các hoạt động hàng ngày

Viêm gân Achilles

Bàn chân bẹt có thể làm giảm độ linh hoạt ở bàn chân và thay đổi trong tư thế đi lại của trẻ. Điều này góp phần làm tăng áp lực lên gân Achilles khi di chuyển, từ đó, gây tổn thương và dẫn đến viêm gân Achilles.

Bàn chân bẹt có thể gây ra đau và căng trên gân Achilles
Bàn chân bẹt có thể gây ra đau và căng trên gân Achilles, đặc biệt khi trẻ thực hiện các hoạt động đòi hỏi nhiều sự linh hoạt của bàn chân như đi bộ hoặc chạy

Viêm bao hoạt dịch ngón chân cái

Viêm bao hoạt dịch ngón chân cái (Bursitis of the first metatarsophalangeal joint) cũng là một trong những vấn đề phổ biến mà trẻ có bàn chân bẹt có thể phải đối mặt. Vì khi trẻ mắc bàn chân bẹt, áp lực không đều lên các khớp và xương trong bàn chân có thể tạo ra tổn thương cho ngón chân cái, dẫn đến sự viêm nhiễm của các bao hoạt dịch trong khớp, từ đó, gây ra cảm giác đau đớn.

Viêm bao hoạt dịch ở ngón cái - Biến chứng xảy ra từ bàn chân bẹt
Một trong những biến chứng xảy ra từ tình trạng bàn chân bẹt ở trẻ nhỏ là viêm bao hoạt dịch ở ngón cái

5.2. Ảnh hưởng về tinh thần

Ngoài những ảnh hưởng dễ thấy về mặt thể chất, bàn chân bẹt có thể gây ra tâm lý tự ti và mặc cảm ở trẻ khi có một dáng đi khác biệt hơn so với bạn bè đồng trang lứa. Đặc biệt, khi liên quan đến các hoạt động thể thao hoặc các hoạt động đòi hỏi sự vận động nhanh, mạnh, trẻ dễ trở nên ngần ngại và lo lắng hơn.

Bàn chân bẹt có thể khiến trẻ trở nên nhút nhát hơn
Bàn chân bẹt có thể khiến trẻ trở nên nhút nhát hơn trong các hoạt động tập thể và giao tiếp với bạn bè đồng trang lứa

6. Điều trị bàn chân bẹt ở trẻ

Nếu được phát hiện và điều trị bàn chân bẹt ở giai đoạn từ 3 – 7 tuổi, trẻ sẽ có khả năng phục hồi hiệu quả và nhanh chóng hơn. Tùy từng trường hợp, quá trình điều trị bàn chân bẹt ở trẻ sẽ khác nhau. Một vài phương pháp an toàn và phổ biến bao gồm:

6.1. Vật lý trị liệu

Đối với trẻ em bị bàn chân bẹt dưới 7 tuổi, phương pháp điều trị được áp dụng nhiều nhất là vật lý trị liệu. Đây là một phương pháp được đánh giá là an toàn, dễ thực hiện và mang lại hiệu quả cao. Một số bài tập cho bé bị bàn chân bẹt điển hình:

  • Tập với dụng cụ: Trái bóng.
  • Bài tập kéo dãn gót chân achille.
  • Di động mô mềm vùng cân gan bàn chân, các nhóm cơ chi dưới.
  • Tập vận động chủ động có kháng trở cho vùng chi dưới.
  • Các bài tập hỗ trợ tạo vòm bàn chân.

Phụ huynh có thể cho trẻ thực hiện các bài tập trên với tần suất ít nhất 3 lần/tuần. Trường hợp trẻ không bị đau, ba mẹ chỉ cần cho trẻ tập từ 1 – 2 buổi/tuần. Tuy nhiên, nếu xuất hiện các triệu chứng đau, tần suất tập luyện cho trẻ nên được tăng lên khoảng 2 – 3 buổi/tuần. Sau 3 tháng thực hiện phương pháp điều trị này, các chuyên gia y tế sẽ thực hiện đánh giá tổng thể về hiệu quả của quá trình điều trị bàn chân bẹt ở trẻ.

Để có hướng dẫn luyện tập chính xác, bố mẹ nên đưa trẻ đến các trung tâm y tế uy tín, nơi các chuyên gia có thể hướng dẫn cụ thể về luyện tập phục hồi chức năng. Khi đã thành thạo rồi, trẻ có thể thực hiện bài tập tại nhà dưới sự giám sát của bố mẹ. Ngoài ra, phụ huynh cũng có thể cân nhắc kết hợp phương pháp vật lý trị liệu với đế chỉnh hình bàn chân để tăng hiệu quả điều trị cho trẻ.

Kỹ thuật viên Myrehab Matsuoka và trẻ thực hiện bài tập vật lý trị liệu kéo giãn gót chân
Bài tập vật lý trị liệu kéo giãn gót chân có thể hỗ trợ tốt cho quá trình điều trị chứng bàn chân bẹt cho trẻ

6.2. Lót giày chỉnh hình bàn chân

Lót giày chỉnh hình (hay còn gọi là đế chỉnh hình bàn chân/ lót giày y khoa) là một phương pháp an toàn và hiệu quả được áp dụng phổ biến trong điều trị bàn chân bẹt ở trẻ. Tuy nhiên, cần lưu ý, lót giày chỉnh hình chỉ giúp nâng đỡ vòm bàn chân tạm thời và làm thay đổi phân bố áp lực bàn chân nhằm làm giảm triệu chứng đau khi vận động mà không có tác dụng thay đổi cấu trúc bàn chân và không thay đổi được chiều cao thực của vòm chân. Chính vì thế, miếng lót chỉnh hình chỉ được chỉ định cho những trường hợp trẻ em không đáp ứng với tập luyện.

Với phương pháp này, trẻ sẽ được chỉ định sử dụng miếng lót khi đi giày và hạn chế đi dép lê. Không giống với miếng lót giày bình thường, miếng lót giày chỉnh hình bàn chân thường được thiết kế tạo vòm phù hợp với kích thước bàn chân của trẻ, tạo cảm giác êm ái, dễ chịu khi đi lại và hỗ trợ định hình cấu trúc xương vòm bàn chân, giảm đau đớn và áp lực lên gân và dây chằng.

Một vài ưu điểm của phương pháp này:

  • Tiết kiệm thời gian và chi phí.
  • Lót giày chỉnh hình là một giải pháp không xâm lấn, không cần phẫu thuật, nên rất an toàn, không tác dụng phụ.
  • Nhiều kích thước và độ nâng vòm khác nhau, phù hợp cho cả người lớn và trẻ em.
  • Giúp cải thiện các vấn đề về bàn chân từ gốc, nên có hiệu quả sức khỏe lâu dài.
  • Dễ dàng tháo tháo lắp, vệ sinh, tái sử dụng nên rất thuận tiện cho người sử dụng.

6.3. Băng dán kinesio

Đây là một phương pháp được phát triển dựa trên nguyên lý Y học bằng tay, thông qua một loại băng dán có tính đàn hồi và cấu tạo đặc biệt tương tự như lớp da. 

Bằng các tác động vật lý lên hệ da, hệ cơ xương khớp và hệ thần kinh, băng dán Kinesio đã mang lại hiệu quả trong quá trình trị liệu bàn chân bẹt. Loại băng dán này có tác dụng cân bằng các nhóm cơ mất đối xứng, hỗ trợ quá trình tập luyện, định hình và chỉnh sửa tư thế tốt hơn, không gây ra tình trạng trầy chân do tiếp xúc đế giày tạo vòm gây ra trong sinh hoạt hàng ngày.

Ngoài ra, băng dán cơ Kinesio với kỹ thuật đúng còn đóng vai trò như một phương pháp hỗ trợ trong quá trình điều trị vật lý trị liệu, phục hồi chức năng với tác dụng giảm đau, giảm viêm, tăng tuần hoàn, tăng tầm vận động của khớp và kích thích quá trình tự chữa lành của cơ thể.

6.4. Phẫu thuật

Phẫu thuật là phương pháp không được khuyến khích sử dụng để điều trị bàn chân bẹt cho trẻ dưới 8 tuổi hoặc trẻ gặp dị tật ít nghiêm trọng. Vì phẫu thuật trong các trường hợp này có thể mang lại nhiều rủi ro tiềm ẩn và đòi hỏi thời gian hồi phục lâu dài. Phẫu thuật chỉ được xem xét trong các trường hợp nghiêm trọng, khi trẻ phải đối mặt với vấn đề dị tật chân nặng hoặc có cấu trúc xương biến dạng nghiêm trọng.

Phẫu thuật bàn chân bẹt cho trẻ được xem xét trong các trường hợp nghiêm trọng
Phẫu thuật chỉ được chỉ định khi trẻ mắc bàn chân bẹt không đáp ứng tốt các phương pháp điều trị không xâm lấn
______________________________________________________________________________________

Đông y TUẤN DU
– Hotline/Whatsapp: 0983.444.560 – 0359.736.095
– Email: Buidinhtuan1210@gmail.com.
– Address:


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *