Suy nhược cơ thể, YHCT gọi là chứng hư lao, là hội chứng bệnh gặp ở những người sức khỏe suy yếu do bẩm sinh (tiên thiên bất túc), do dinh dưỡng kém. Do mắc các bệnh mạn tính hoặc ở thời kỳ hồi phục sau khi mắc các bệnh cấp tính nặng.
- Nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh suy nhược cơ thể
- Do bẩm sinh (tiên thiên bất túc) : trong thời kỳ thai nghén mẹ không được ăn uống đầy đủ, mắc các bệnh cấp tính, ngộ độc khi dùng thuốc ảnh hưởng đại tạng của thai nhi, sau khi đẻ trẻ em lại không được nuôi dưỡng tốt điều hòa tinh huyết đến tinh, khí, huyết của các tạng phủ nhất là tạng thận gây các chứng bệnh như chậm phát dục (trí tuệ chậm phát triển, chậm biết đi, chậm mọc răng)
- Do ăn uống thiếu thốn hoặc ăn nhiều chất bổ béo, cay ngọt, làm ảnh hưởng công năng của tỳ vị. tỳ vị không vận hóa được thủy cốc gây khí huyết tân dịch giảm sút đưa đến sự rối loạn công năng các tạng phủ khác
- Do lao động quá sức, phòng dục quá độ làm tinh, khí, thần bị giảm sút, gây hoạt động của các tạng tâm, tỳ, phế, thận bị suy kém đi
- Sau khi mắc bệnh cấp tính trầm trọng hoặc mắc các bệnh mạn tính, khí huyết tân dịch, âm dương đều bị ảnh hưởng làm rối loạn hoạt động các tạng phủ dẫn tới bệnh. Như vậy có nhiều nguyên nhân dẫn tới chứng suy nhược cơ thể, thể hiện ở sự giảm sút về tinh, khí, huyết, tân dịch, làm mất điều hòa công năng các tạng phủ.
Xem thêm: Phương pháp xoa bóp bấm huyệt
Tai biến mạch máu (trúng phong) não theo YHCT
- Hư lao thể khí hư :
- Phế khí hư: hay gặp ở những người suy hô hấp do viêm phế quản mạn, tâm phế mạn, giãn phế nang
- Triệu chứng: ho không có sức, thở ngắn, thở gấp, tiếng nói nhỏ, người mệt, vô lực, tự ra mồ hôi, sắc mặt trắng bệch, chất lưỡi nhạt, mạch hư nhươc. Có lúc gai rét, sợ lạnh, dễ bị cảm mạo
- Pháp: bổ phế khí, nếu dễ bị cảm mạo thì phải ôn khí cố biểu
- Phương: bài:bổ phế thang:
Đẳng sâm 10g
Hoàng kỳ 10g
Ngũ vị tử 10g
Thục địa 12g
Tử uyển 12g
Tang bạch bì 12g
Ngày uống 1 thang
Hoặc bài Bảo nguyên thang gia giảm
Đẳng sâm 16g
Hoàng kỳ 12g
Cam thảo 6g
Nhục quế 6g
Ngày uống 1 thang
Nếu ra mồ hôi nhiều gia mẫu lệ, tiểu mạch. Nếu ho gia tử uyển, tang bạch bì
Nếu người bệnh ra mồi hồi nhiều có thể dùng bài bảo nguyên thang hay bổ phế thang phối hợp với mẫu lệ tán
Mẫu lệ 16g
Hoàng kỳ 12g
Rễ ma hoàng 6g
Phù tiểu mạch 6g
Ngày uống 1 thang
- Châm cứu: chủ yếu là cứu các huyệt: cao hoang du, phế du, túc tam lý, chiên trung. Thời gian từ 15-30p/ ngày
- Tỳ khí hư: hay gặp ở những người mệt mỏi sau lao động ngặng, người rối loạn tiêu hóa, ỉa chảy, táo bón mạn tính do viêm đại tràng mạn, đau dạ dày, sau khi ốm nặng.
- Triệu chứng: chán ăn, ăn kém, chậm tiêu hay đầy bụng, ỉa lỏng, người mệt mỏi, sút cân, cơ nhẽo, chất lưỡi nhạt bệu, rêu trắng, mạch hư (nhu, hoãn)
- Pháp: kiện tỳ ích khí
- Phương: bổ trung ích khí thang:
Đẳng sâm 16g
Bạch truật 12g
Hoàng kỳ 12g
Đương quy 12g
Thăng ma 12g
Sài hồ 12g
Trần bì 6g
Cam thảo 6g
Tán bột mịn, uống 20g/ ngày hoặc dùng thuốc sắc 1 thang/ ngày
Bài: tứ quân tử thang
Đẳng sâm 16g
Bạch truật 12g
Phục linh 8g
Cam thảo 4g
Bài: Sâm linh bạch truật tán:
Đẳng sâm 16g
Bạch truật 12g
Hoài sơn 12g
Biển đậu 12g
Ý dĩ 12g
Trần bì 12g
Liên nhục 12g
Phục kinh 8g
Cát cánh 8g
Sa sâm 6g
Cam thảo 4g
Tán bột min, uống 20g/ ngày hoặc sắc uống ngày 1 thang
Bài:Hương sa lục quân tử thang
Đẳng sâm 16g
Bạch truật 12g
Trần bì 6g
Bán hạ chế 8g
Phục linh 8g
Cam thảo 4g
Sa nhân 6g
Mộc hương 6g
Tán bột mịn uống ngày 20g hoặc thuốc thang ngày 1 thang
- Châm cứu: túc tam lý, thái bạch, tỳ du, quan nguyên, tam âm giao.
- Tỳ phế đều hư: hay gặp ở những người có bệnh mạn tính ở phổi và ở đường tiêu hóa
- Triệu chứng: ho lâu ngày, đờm nhiều, loãng, trướng bụng, ỉa lỏng, rêu lưỡi trắng, chất lưỡi nhạt bệu, mạch hư tế
- Pháp: kiện tỳ bổ phế
- Phương: sâm linh bạch truật tán: đẳng sâm 16; bạch truật, hoài sơn, biển đậu, ý dĩ, trần bì, liên nhục 12; phục linh, cát cánh 8; sa sâm 6, cam thảo 4. Tán bột mịn uống ngày 20g.
- Châm cứu: bổ tỳ du, phế du, tam âm giao
- Hư lao thể huyết hư (chủ yếu ở 2 tạng tâm và can)
- Tâm huyết hư: suy nhược cơ thể hay gặp ở người thiếu máu, phụ nữ sau đẻ
- Triệu chứng : hồi hộp mất ngủ, đánh trống ngực, hay quên, chóng mặt, hoa mắt, sắc mặt vàng nhạt, môi nhạt, lưỡi nhạt, mạch tế nhược
- Pháp : dưỡng huyết an thần
- Phương : tứ vật thang gg : thục địa 16 ; bạch thược, xuyên khung, đương quy, dạ giao đằng 12 ; bá tử nhân, táo nhân, phục linh 8. Quy tỳ thang : đẳng sâm 16g ; bạch truật, hoàng kỳ, long nhãn, đại táo 12 ; đương quy 10 ; táo nhân, viễn trí, phục thần 8 ; mộc hương 6. Sắc uống ngày 1 thang
- Châm cứu : cứu : cao hoang, cách du, tâm du. Châm bổ : nội quan, thần môn, tam âm giao.
- Can huyết hư: suy nhược cơ thể hay gặp ở người già xơ cứng động mạch, cao huyết áp, lão suy, phụ nữ sau để, tiền mãn kinh
- Triệu chứng : chóng mặt, hoa mắt, nhức đầu, ù tai, phụ nữ kinh ít, bế kinh, mạch huyền tế sác
- Pháp : bổ huyết dưỡng can
- Phương : tứ vật thang gia giảm (nt)
- Châm cứu: các huyệt: can du, cách du, tâm du, tỳ du, thận du, huyết hải, túc tam lý, tam âm giao.
- Dương hư: (gặp ở 2 tạng tỳ, thận)
- Tỳ dương hư:
- Triệu chứng: trời lạnh đau bụng, đầy bụng, chườm nóng đỡ đau, ỉa chảy, người lạnh, chân tay lạnh, lưỡi nhạt, rêu trắng, ăn kém, mạch trầm trì
- Pháp: ôn trung kiện tỳ
- Phương: lý trung thang gg: đẳng sâm 16; bạch truật, liên nhục 12; can khương, trần bì, sa nhân 6; chích thảo 4. Sắc uống ngày 1 thang
- Châm cứu: cứu: tỳ du, thận du, công tôn, quan nguyên, khí hải, tam âm giao
- Thận dương hư:
- Triệu chứng: sợ lạnh, chân tay lạnh, đau lưng, di tinh, tiểu tiện nhiều lần, răng lung lay, rêu lưỡi trắng, chất lưỡi nhạt, ỉa lỏng về sáng, mạch trầm trì nhược
- Pháp: ôn bổ thận dương (mệnh môn hỏa)
- Phương: thận khí hoàn (bát vị quế phụ): thục địa 16; trạch tả 12; đan bì, phục linh, phụ tử 8; hoài sơn 6, sơn thù, nhục quế 4.
- Châm cứu: quan nguyên, khí hải, mệnh môn, thái khê, túc tam lý
- Âm hư
- Phế âm hư
- Triệu chứng: suy nhược cơ thể, họng khô, ho khan, đờm ít, ho ra máu, người gầy, chất lưỡi đỏ, ra mồ hôi trộm, mạch tế sác
- Pháp: tư âm dưỡng phế, dưỡng âm bổ phế
- Phương: bách hợp cố kim thang gg: sinh địa, thục địa, huyền sâm, bách hợp 12; mạch môn, đương quy, bạch thược 8; cát cánh 6, bối mẫu, cam thảo 4. Nếu ho ra máu thêm bạch cập, a giao 8
- Châm cứu: bổ phế du, thái uyên, xích trạch, thận du, liêm tuyền
- Tâm âm hư
- Triệu chứng:suy nhược cơ thể, vật vã, ngủ ít, hay quên, sốt hâm hấp, ra mồ hôi trộm, lòng bàn tay bàn chân nóng, miệng khô, lưỡi đỏ, ít rêu, mạch tế sác
- Pháp: tư dưỡng tâm âm, an thần định chí
- Phương: thiên vương bổ tâm đan: đẳng sâm 16; huyền sâm, địa hoàng 12; thiên môn, mạch môn 10; đan sâm, phục linh, viễn chí, đương quy, bá tử nhân, toan táo nhân 8; cát cánh, ngũ vị tử 6, chu sa 0,6. Dùng thuốc sắc uống ngày 1 thang. Chu sa gói riêng dùng với thuốc sắc hoặc tán bột làm viên mỗi ngày uống 20g
- Châm cứu: bổ: tâm du, thần môn, nội quan, thiếu hải
- Vị âm hư:suy nhược cơ thể hay gặp ở những người mắc các bệnh truyền nhiễm, nhiễm trùng sốt cao
- Triệu chứng: miệng họng khô nhất là sau khi ngủ dậy, không muốn ăn, trằn trọc, sốt nhẹ, lưỡi đỏ, ít rêu, táo bón, mạch tế sác
- Pháp: tư dưỡng vị âm
- Phương: ích vị thang: mạch môn, sinh địa, sa sâm 12, đường phèn 20, ngọc trúc 8. Sắc uống ngày 1 thang
- Châm cứu: bổ: túc tam lý, tỳ du, thận du, tam âm giao, vị du, thái khê
- Can âm hư:suy nhược cơ thể gặp ở phụ nữ tiền mãn kinh, cao huyết áp và xơ cứng động mạch ở người già, suy nhược thần kinh
- Triệu chứng: dễ cáu gắt, nhức đầu, hoa mắt chóng mặt, lưỡi khô, mạch tế sác
- Pháp: bổ can âm
- Phương: bổ can thang: đương quy, bạch thược, thục địa, mạch môn 12; xuyên khung, táo nhan, mộc qua 8; cam thảo 4
- Châm cứu: bổ: thái xung, can du, đởm du, thái khê, khâu khư.
- Thận âm hư:suy nhược cơ thể hay gặp ở những người bị bệnh suy nhược thần kinh, cao huyết áp, xơ cứng động mạch, rối loạn chất tạo keo (VKDT, lupus ban đỏ), thời kỳ hồi phục của các bệnh truyền nhiễm, nhiễm trùng
- Triệu chứng: hoa mắt, chóng mặt, ù tai, răng lung lay, miệng khô, lòng bàn tay bàn chân nóng, ra mồ hôi trộm, nhức trong xương, di tinh, đau lưng, chất lưỡi đỏ, mạch tế sác
- Pháp: bổ thận âm
- Phương: lục vị hoàn: thục đia 16, sơn thù, hoài sơn 12; trạch tả, đan bì, phục linh 8. Sắc uống ngày 1thang, hay tán bột làm viên mỗi ngày uống 20g.
- Châm cứu: bổ: thận du, can du, tam âm giao, quan nguyên, nội quan, thần môn.
_____________________________________________________________________________________
HOT NEWS
Tác Dụng Giải Độc Của Hoàng Cầm và Liên Kiều
1. Tổng Quan Về Hoàng Cầm và Liên Kiều Hoàng Cầm: [...]
Tác Dụng Của Cặp Thuốc Sài Hồ Và Hoàng Cầm Trong Y Học Cổ Truyền
Trong y học cổ truyền, các vị thuốc từ thiên nhiên [...]
Điều Trị Thoát Vị Đĩa Đệm Bằng Vật Lý Trị Liệu Kết Hợp Y Học Cổ Truyền – Phương Pháp Hiệu Quả Và An Toàn
Điều Trị Thoát Vị Đĩa Đệm Bằng Vật Lý Trị Liệu [...]
Lung Cu Flag Tower – A Proud Landmark at Vietnam’s Northernmost Border
The Lung Cu Flag Tower, located in Lung Cu commune, Dong [...]
Cột Cờ Lũng Cú – Điểm Tựa Tự Hào Nơi Địa Đầu Tổ Quốc
Cột cờ Lũng Cú, thuộc xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, [...]
Explore Suoi Thau Steppe – The Untouched Beauty of Ha Giang’s Highlands
Explore the Enchanting Steppe of Suoi Thau – Ha Giang’s Hidden [...]