Vị thuốc Liên kiều –  Vật phẩm này quả tựa buồng sen (nên có chữ “liên” là sen). “kiều” chữ nho là ngẩng lên, vươn ngẩng lên qua mọi thứ có nên có tên.

– Tên thường gọi: Tịnh liên kiều, chu liên kiều, liên kiều sách liên kiều tâm, đới tâm liên kiều.

– Tên cô trong sách cổ: Liên, dị kiều (Nhĩ nhã). Hạn liên tử (Dược tính). Lan hoa (Ngô phố. Tam liên trúc căn (Biệt lục). Căn danh liên kiều (Thương hàn luận). ‘Triết căn, liên kiều, liên dị, đại kiều, liên thảo, lan hoa, ty liên, đô ách tiền, liên dị kiều (Hòa hán dược khảo). Đại kiều tử (Đường bản thảo) không sác (Trung dược chí).

– Tên khoa học: Forsythia suspensa (Thunb) vahl.

– Thuộc họ Nhài (Oleaceae). Trung Quốc gọi họ Mộc tê (Oleaceae). 

1. Bộ phận làm thuốc, thu hái và bào chế

Bộ phận dùng: Vị thuốc Liên kiều là quả phơi khô của cây Liên kiều

Mô tả dược liệu: Quả khô hình trứng dẹt, hai bên có cạnh lồi, đầu nhọn. Khi chín mở ra như mỏ chim. Vỏ ngoài màu nâu nhạt, trong quả có nhiều hạt, nhưng phần lớn rơi vãi đi, chỉ còn sót lại một ít.

Xem thêm: Mua thuốc đông y uy tín, chất lượng tại thành phố Hà Giang

– Thu hái:

Thu hái khi quả mới chín hoặc chín kỹ, hái về nấu chín phơi khô còn kiêm sắc xanh gọi “thanh kiều”. Quả chín hái về phơi, bỏ tạp chất gọi “lão kiều”, hạt gọi là “liên kiều tâm”.

Thanh kiều được hái vào các tháng 8 – 9 khi quả chưa chín. Nhúng vào nước sôi rồi lấy ra phơi khô hay sấy khô.

Lão kiều hái vào tháng 10 khi quả đã chín vàng

Đây là quả liên kiều thuộc họ Nhài (Oleaceae). – Nơi sinh: Ở nước ta chưa có cây này ta vẫn phải nhập của Trung Quốc. Trung Quốc có ở Hà Nam, Hồ Bắc, Sơn Đông, Sơn Tây.

– Bào chế : Quả chín hái về loại bỏ tạp chất, phơi sây khô dùng dần

– Bảo quản: Để nơi khô ráo tránh ẩm mốc mối mọt

2. Tác dụng dược lý Vị thuốc Liên kiều

Đã thí nghiệm 1 phần liên tiêu 5 phần nước đun sôi trong 3 phút, thì vòng vô khuẩn đối với liên cầu trùng (streptococ) là 8 – 10mm đối với tụ Cầu trùng (staphylococ) là 10 – 14mm. | Theo Trung Hoa Tân y học báo thì tác dụng kháng sinh của nước sắc 100% liên kiều pha loãng đối với các vi trùng như sau):

Thử trong hợp petri thì tác dụng mạnh nhất trên các vi trùng tu, hàn, tả, trực trùng, Coli, tụ cầu bạch cầu, (vòng vô khuẩn 11 – 20mm yếu hơn đối với các loại vi trùng phó thương hàn, vi trùng sinh mủ liên cầu tan huyết, phế cầu (vòng vô khuẩn 2 – 10mm). Tuy nhiên chưa xác định được chất gì có tính chất kháng sinh và cơ chế tác dụng kháng sinh của liên kiều.

– Chủng loại:

Kiều lớn sinh ở nơi đất thấp ướt, lá hẹp dài như lá thủy tô, hoa vàng kết hạt tựa cây thung, quả khi chưa nở làm buồng ngang ra mọi loại có vậy.

Kiều nhỏ sinh ở trên gò đồi, hoa quả đều như kiều lớn nhưng mà nhỏ, sắc đen vậy.

Khi dùng nên chọn loại đen mà ngậm miệng ấy là tốt, bỏ cuống đi dùng.

Vị thuốc liên kiều

3. Vị thuốc Liên kiều theo Đông y

3.1  Tính vị, quy kinh

– Tính vị: Đắng, bình, không độc.

+ Bản Kinh: Vị đắng, tính hàn

+ Bản Thảo Cương Mục: Vị hơi đắng

+ Y Học Khải Nguyên: Vị đắng, tính mát

+ Bản Thảo Sùng Nguyên: Vị đắng, tính hàn

+ Trung Quốc Dược Học Đại Tự Điển: Vị đắng, tính hàn, không độc

– Quy kinh: Đởm, đại trường, tam tiêu

+ Thang Dịch Bản Thảo: Vào kinh Thận, Vị

+ Dược Phẩm Hóa Nghĩa: Vào kinh Phế

+ Tăng Đính Trị Liệu Hối Nghĩa: Vào kinh Thận

+ Trung Dược Học: Vào kinh Tâm, Can, Bàng quang

+ Đông Dược Học Thiết Yếu: Vào kinh Tâm, Phế, Đởm, Đại trường, Tam tiêu

3.2 Công dụng và chủ trị

– Công dụng: an khách nhiệt ở mọi kinh, tri ng thũng, độc lở loét.

+ Dược Tính Luận: Thông lợi ngũ lâm, tiểu tiện bất thông, trừ nhiệt ở Tâm

+ Trung Dược Học: Thanh nhiệt, giải độc, giải phong nhiệt ở biểu

+ Đông Dược Học Thiết Yếu: Thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, tan mủ

– Chủ trị

Khi nóng khi lạnh, mạch lươn. hạch nhọt sưng, lở ác, bướu cổ, kết nóng, độc trùng (Bản kinh) trừ bạch trùng (Biệt lục).

3.3 Kiêng kỵ và liều dùng

*Lượng dùng: 12 – 20g.

* Kiêng kỵ: Phàm người âm hư nóng lên trong cùng nhọt độc đã vỡ cấm dùng.

+ Dược Phẩm Vậng Yếu: Chỉ mát mà không bổ, bệnh ung nhọt đã vỡ mủ thì không dùng. Hỏa nhiệt thuộc hư cũng kiêng dùng. Tỳ Vị hư yếu, phân lỏng: cẩn thận đừng dùng

+ Đông Dược Học Thiết Yếu: Người thuộc âm hư nội nhiệt và ung nhọt đã vỡ: không dùng

+ Trung Dược Học: Tỳ hư, tiêu chảy, sốt kèm khí hư, mụn nhọt thể âm, mụn nhọt đã lở loét không dùng.

4. Từng thời đại đã dùng để chữa

1) Cuối đời Lê. Lê Hữu Trác Dược phẩm vựng yếu thương bàn về liên kiều rằng:

Liên kiều vị đắng, cay, bình, tính mát, không độc, khí vị đều mỏng, nhẹ nổi mà đi lên, dương ở trong âm vậy. Vào kinh thủ thiếu dương | thủ dương minh, cũng vào kinh thủ thiếu âm tâm.

Chủ dùng:

Tan khách nhiệt ở kinh tâm, thanh thấp nhiệt của tỳ vỵ, tan mọi hỏa uất, tiêu mọi hỏa trệ đọng, thanh tà hỏa ở 6 kinh, giải huyết kết đọng của mọi kinh, lợi thông kinh nguyệt, thông lợi 5 chứng lâm, tiêu mụn nhọt, tan độc sưng khí tụ huyết đọng. Mọi lở loét của trẻ con đã có công thanh nhiệt lại có cái tốt là tan kết đọng. .

– Cấm dùng:

Thanh mà không bổ sau khi vỡ mụn nhọt rồi chớ uống, hỏa nhiệt do hư cũng nhớ đừng dùng. Lại nữa tính đắng lạnh, dùng nhiều thì ăn giảm, cùng người tỳ vị không thực cùng đại tiện sền sệt hoặc lỏng nên cẩn thận và kiêng ký. Xét liên kiều vị đắng tính lạnh, có thể tan cái hỏa uất của 6 kinh, làm thuốc chủ yếu của kinh thủ thiếu âm tâm, bởi vì tâm là chủ của 5 thứ hỏa, tâm thanh thì mọi tạng đều thanh, nói chung mọi lở loét đau ngứa đều thuộc tâm hỏa, cho nên (sương gia) người bệnh lở loét lấy làm thuốc chủ yếu.

2) Đời Đường. Ngõa Quyền cược tính bản thảo bàn về liên kiều rằng:

– Thông lợi 5 chứng lâm, tiểu tiện không thông, trừ khách nhiệt (cái nhiệt tạm trú) ở kinh tâm.

3) Đời Tông. Đại Minh chư gia bản thảo bàn về liên kiều rằng:

Thông tiểu tràng bài tiết mủ, trị sương tiết (sương là lở ngoài da, tiết là những mụn vảy nhỏ) Ngừng đau, thông kinh nguyệt..

4) Đời Nguyên. Lý Đông Viên dung dược pháp tượng bàn về liên kiều rằng: Tan máu kết khí tụ của mọi kinh, tiếu sưng..

5) Đời Nguyên. Chu Đan Khê bản thảo khiến nghĩa bổ di bàn về liên kiều rằng: Tả hỏa ở tâm, trừ thấp nhiệt ở tỳ vỵ, trị chứng về huyết ở vùng giữa Cơ thể lấy liên kiều làm sứ.

5. Phối hợp ứng dụng

1) Liên kiều được bối mẫu, bạch chỉ, cam thảo, kim ngân hoa, huyền sâm, bạc hà, hạ khô thảo, bạch cập có thể tiêu loa lịch (hạch), thêm phân chuột đực, móng tay người, Sơn đậu căn, bồ công anh tiêu ung vú, ung thư vú..

2) Trị loa lịch (hạch) lao. Dùng liên kiều, vừng đen lượng bằng nhau. Nghiền nhỏ luôn luôn ăn. (Giản tiện phương)

3) Trị mã đao bên gáy, thuộc kinh thiếu dương dùng liên kiều 1000 gam, cù mạch 500 gam, đại hoàng 96 gam, cam thảo 16 gam. Mỗi lần dùng 32 gam lấy nước 1 bát rưỡi sắc còn 7 phần mười, sau bữa ăn uống ấm, sau hơn 10 ngày cứu huyệt lâm khấp 27 mồi, 60 ngày nhất định có công hiệu. (Trương khiết cổ hoạt pháp cơ yếu)

4) Trị trĩ lở loét, sưng đau, liên kiều sắc nước hun rửa, sau lấy lục phàn phi qua sắt con dao, cùng xạ hương dán vào. (Tập nghiệm phương)

5) Chữa tràng nhạc, ổ gà. Liên kiều 8g . Hạ khô thảo 6g Hải tảo 5g Cam thảo 5g Nước 600ml sắc còn 200ml chia | 3 lần uống trong ngày. (Diệp quyết tuyền phương)

6- Chữa sưng vú. Liên kiều 16g Bồ công anh 15g Kim ngân hoa 16g Gai bồ kết 10g . Nước 600ml sắc còn 200ml chia 3 lần uống trong ngày, ngày thứ hai sắc lại uống.

6. Tư liệu tham khảo

1) Trương Nguyên Tố nói: Liên kiều cách dùng có 3.

– Một là tả khách nhiệt ở hình tâm.

– Hai là trừ mọi nhiệt ở thương tiêu.

– Ba là làm thuốc thánh cho người bệnh lở loét.

2) Lý Hãn nói:

Trong thuốc lở loét của 12 hinh không thể thiếu nó, đó là cái nghĩa cái kết thì làm cho tan đi.

3) Vương Hiếu Cổ:

Thuốc cho kinh thủ tục thiếu dương, chữa lở loét (sương), lở ngoài da (đãng), cục thịt thừa (lưu), bướu cổ (anh), lao (kết hạch) rất giỏi. Với sài hồ cùng công, nhưng chia ra khí huyết khác nhau. Với thử niêm tử cùng công dụng chữa lở loét đặc biệt có công như thần.

4) Lưu Tiền Giang nói:

Trị đởm nóng, ở phần khí dung liên kiều, ở phần huyết dùng sài hồ.

7. Rễ liên kiều

– Tính chất: Ngọt, lạnh, bình, có độc nhỏ.

– Chủ trị Hạ khí nóng, ích âm tinh, khiến người đẹp mặt sáng mắt, uống lâu nhẹ mình quên già (Bản kinh), dùng cho người mắc bệnh uống rượu (Biệt lục).

– – Lý Thời Trân bản thảo cương mục bàn về rễ liên kiều rằng: . Trị thương hàn nhiệt ứ muốn phát sinh vàng.

– Vương Hiếu Cổ bảo: Liên kiều căn hạ khí nóng, cho nên ông Trương Trọng Cảnh trị thương hàn (cảm sốt nặng) ứ nhiệt trong, thang ma hoàng liên kiều xích tiểu đậu dùng. Chú giải rằng: tức rễ liên kiều vậy.

Rễ, thân, lá liên kiều Chủ trị: Tích nóng ở tâm và phế.

Xem thêm: Mua thuốc đông y uy tín, chất lượng tại thành phố Hà Giang

_____________________________________________________________________________________

Đông y TUẤN DU
– Hotline/Whatsapp: 0983.444.560 – 0359.736.095
– Email: Buidinhtuan1210@gmail.com.
– Address:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *