Đại táo là vị thuốc xuất hiện phổ biến trong rất nhiều đơn thuốc. Dược liệu có vị ngọt tính bình với tác dụng bồi bổ tỳ vị, điều hòa khí huyết. Thường dùng trong các bài thuốc chữa tỳ hư sinh tiết tả hay các bệnh do doanh vệ không điều hòa.
- Tên gọi khác: Táo tàu, táo đen, hồng táo, Nhẫm táo, Thích táo, Ngưu đầu, Phác lạc tô…
- Tên khoa học: Zizyphus jujuba Mill
- Họ: Táo (Rhamnaceae).
>>Xem thêm: Mua thuốc đông y uy tín, chất lượng tại thành phố Hà Giang
Nội dung bài viết
Mô tả dược liệu
1. Đặc điểm thực vật
Đại táo là loại cây ăn quả, đồng thời cũng là một cây thuốc quen thuộc. Là dạng cây nhỡ hoặc cao, chiều cao có thể lên đến 10m.
Lá mọc so le nhau, các lá đi kèm thường biến thành gai, phiến lá hình trứng dài khoảng 3 – 7cm, rộng khoảng 2 – 3,5cm, phần cuống lá ngắn chỉ 0,5 – 1cm. Mép lá có răng cưa, 3 gân chính nổi rõ trên mặt lá còn gân phụ cũng nổi rõ nhưng mờ hơn.
Hoa nhỏ có cánh màu vàng hoặc xanh nhạt, mọc thành tán ở kẽ lá, mỗi tán sẽ có từ 7 – 8 hoa. Mùa hoa vào khoảng tháng 4 – 5. Quả hình trứng hoặc hình cầu khi xanh có màu xanh hoặc nâu nhạt, khi chín sẽ chuyển màu đỏ sẫm. Mùa quả vào khoảng tháng 7 – 9.
2. Bộ phận dùng
Quả chín chính là bộ phận của cây đại táo được sử dụng để làm vị thuốc.
3. Phân bố
Ở nước ta, nguồn dược liệu hiện vẫn đang phải nhập nhiều từ Trung Quốc. Tuy nhiên, ở một số tỉnh miền Bắc, cây đã được trồng ở nhiều nơi và hiện đang phát triển mạnh.
>>Xem thêm: Mua thuốc đông y uy tín, chất lượng tại thành phố Hà Giang
4. Thu hái và sơ chế
Thời điểm thu hái dược liệu thích hợp nhất là vào mùa đông, khi quả đã chín. Sau khi thu hái sẽ đem phơi hoặc sấy khô để làm vị thuốc.
Hướng dẫn 2 cách sơ chế chính:
- Hồng táo: Khi quả chín đem hái về rồi phơi hay sấy khô theo cách thông thường. Lúc này dược liệu sẽ có màu hồng.
- Hắc táo: Táo khi chín vàng được thu hái về và dể cho hơi nhăn rồi đem chi quay trong thùng có gai. Sau đó tiến hành sắc chung với rễ con cùng thân lá của cây địa hoàng, cô thêm lượng đường vừa đủ. Sau đó đem phơi cho đến khi không còn cảm giác dính tay. Hắc táo thường sẽ có vị ngọt hơn nhiều so với hồng táo.
5. Bảo quản
Dược liệu đã qua sơ chế cần bảo quản trong túi kín hoặc hũ có nắp đậy nơi thoáng mát để tránh ẩm mốc, mối mọt, chuột, gián…
6. Thành phần hóa học
Phân tích dược liệu đại táo phát hiện các thành phần chính sau đây:
- Stepharine
- N-Nornuciferine
- Asmilobine
- Betulonic acid
- Oleanoic acid
- Maslinic acid
- Crategolic acid
- Alphitolic acid
- Zizyphus saponin
- Jujuboside B
- Vitamin A, B2, C
- Riboflovine
- Thiamine
- Carotene
- Nicotinic acid
- Calcium
- Phosphor
- Sắt
Vị thuốc đại táo
1. Tính vị
Đa phần các tài liệu Đông y ghi nhận dược liệu đại táo có vị ngọt, tính bình.
2. Quy kinh
Dược liệu dược quy vào 2 kinh Vị và Tỳ.
3. Tác dụng dược lý
Theo y học cổ truyền:
- Công dụng: Bổ trung, cường lực, ích khí, trừ phiền muộn. Dưỡng tỳ, bình vị khí, hòa bách dược, thông cửu khiếu. Điều hào các loại thuốc, sinh tân, giải độc.
- Chủ trị: Tỳ hư, ăn kém, tiêu lỏng, táng táo ở phụ nữ, khí huyết tân dịch bất túc, chữa suy nhược, vinh vệ bất hòa, kiết lỵ…
Theo y học hiện đại:
- Thực nghiệm đã chứng minh rằng đa phần những bài thuốc có chứa đại táo đều khiến cho chỉ số cAMP trong bạch cầu tăng cao. Dược liệu này có tác dụng chống dị ứng.
- Nước sắc từ dược liệu có thể làm cho Albumin huyết thanh cùng với Protid toàn phần tăng rõ. Từ đó có thể thấy rằng dược liệu này có tác dụng bảo vệ chức năng gan, đồng thời giúp tăng lực cơ.
- Ngoài ra, sử dụng chiết xuất chất đại táo với nước nóng in vitro còn có tác dụng dức chế sự sinh trưởng của tế bào JTC-26.
>>Xem thêm: Mua thuốc đông y uy tín, chất lượng tại thành phố Hà Giang
4. Cách dùng – liều lượng
Tùy thuộc vào từng bài thuốc mà có thể dùng dược liệu ở dạng tươi hay phơi khô. Thông dụng nhất là kết hợp với các vị thuốc khác rồi sắc lấy nước uống.
Liều dùng khuyến cáo là khoảng từ 5 – 10 quả/ngày. Tuy nhiên có thể điều chỉnh tùy theo mục đích sử dụng.
40 bài thuốc chữa bệnh từ dược liệu đại táo
Dưới đây là những bài thuốc có sử dụng dược liệu đại táo:
1. Bài thuốc chữa miệng khô, hay ngủ, cổ đau sau khi sốt khỏi
- Chuẩn bị: 20 quả đại táo, 10 quả ô mai.
- Thực hiện: Hai dược liệu trên đem giã nát rồi nhào với mật. Ngậm trực tiếp trong nhiều ngày liền.
2. Chữa chứng đau bụng ở phụ nữ mang thai
- Chuẩn bị: 14 quả đại táo.
- Thực hiện: Đem đốt dược liệu cho ra than rồi dùng để uống với nước sôi ấm.
3. Bài thuốc chữa chứng cam tẩu mã tấu ở trẻ em
- Chuẩn bị: 1 quả đại táo, 6g hoàng bá.
- Thực hiện: Hai vị thuốc này đem đốt cho ra than rồi tán thành bột mịn và chà xát trực tiếp vào răng.
4. Bài thuốc chữa nhiệt miệng sau khi bị thương hàn
- Chuẩn bị: 10 quả đại táo, 10 quả ô mai.
- Thực hiện: Các dược liệu đem nghiền nát. Sau đó trộn với mật và làm thành viên cỡ bằng hạt hạnh nhân. Dùng để ngậm hằng ngày đến khi hết triệu chứng.
5. Bài thuốc chữa bồn chồn, khó ngủ
- Chuẩn bị: 14 quả đại táo cùng với 7 củ hành trắng.
- Thực hiện: Các vị thuốc trên cho hết vào ấm sắc rồi cho thêm vào 3 thăng nước. Sắc trên lửa nhỏ đến khi còn 1 thăng. Chia làm nhiều lần uống trong ngày khi thuốc còn ấm, liều 1 thang/ngày.
6. Bài thuốc chữa lở loét trên da không lành
- Chuẩn bị: 3 thăng đại táo.
- Thực hiện: Cho vào ấm sắc và lấy nước để rửa.
7. Bài thuốc điều hòa vị khí
- Chuẩn bị: Đại táo đã bỏ hột với lượng tùy ý cùng 1 ích gừng tươi.
- Thực hiện: Các vị thuốc đem phơi khô ròi tán thành bột mịn và trộn đều với nhau. Uống mỗi lần 1 ít với nước sôi ấm.
8. Bài thuốc trị tỳ hư khí nhược, hư huyết, kém ăn
- Chuẩn bị: 15 quả đại táo.
- Thực hiện: Rửa sạch dược liệu rồi ngâm nước trong vòng 1 giờ. Sau đó đun nhỏ lửa cho đến khi nhừ. Chia làm 3 lần uống trong ngày, dùng đúng liều 1 thang/ngày. Một liệu trình sẽ duy trì liên tục trong vòng 7 ngày.
9. Bài thuốc dùng cho trẻ bị cam dãi
- Chuẩn bị: 5 quả đại táo, 5g trần bì cùng với 7g lá tre.
- Thực hiện: Ba vị thuốc trên đem sắc chung với nửa thăng nước trên lửa nhỏ đến khi còn 200ml. Chia đều làm 2 lần uống với liều 1 thăng/ngày. Duy trì liên tục 3 – 5 thang.
10. Bài thuốc chữa bệnh cơ tim
- Chuẩn bị: 3 – 5 quả đại táo.
- Thực hiện: Dùng dao khía nát dược liệu rồi cho vào cốc trà và rót nước sôi vào ủ. Uống mỗi ngày 1 thang khi trà còn ấm nóng.
11. Bài thuốc chữa khí hư khiến mồ hôi tự đổ
- Chuẩn bị: 20 quả đại táo, 30g hoàng kỳ cùng với 6g đậu đen.
- Thực hiện: Các vị thuốc đem rửa sạch rồi cho vào ấm sắc chung với 1 thăng nước đến khi còn 1/3 thăng. Đem chia đều làm 2 lần uống, dùng chỉ 1 thang/ngày.
12. Bài thuốc trị vị khí hư nhược khiến thể hư lực kém
- Chuẩn bị: 50g đại táo sấy khô bỏ hạt, 50g gừng tươi cùng với 6g cam thảo.
- Thực hiện: Ba vị thuốc trên cho vào ấm sắc với 3 thăng nước trong khoảng 30 phút trên lửa nhỏ. Lọc bỏ phần bã đi và uống như uống nước lọc với liều 1 thang/ngày.
13. Bài thuốc trị chứng thiếu máu dạng thiếu sắt ở trẻ em
- Chuẩn bị: 30g đại táo, 100g gạo nếp, 30g đậu đen.
- Thực hiện: Các vị thuốc trên đem cho vào nồi rồi cho nước vào hầm nhừ thành cháo. Nêm đường đỏ vào cho vừa ăn. Chia làm 2 lần ăn trong ngày.
14. Bài thuốc dùng cho các chứng thiếu khí huyết
- Chuẩn bị: 20 quả đại táo, 50 – 100g gạo nếp cùng với 1 – 2 chiếc xương cổ dê.
- Thực hiện: Đại táo đem bỏ hạt, xương dê đập vỡ ra rồi cho vào nồi nấu chung với gạo nếp thành cháo. Nêm muối vào cho vừa ăn. Chia làm 2 lần ăn trong ngày khi còn nóng vào buổi sáng và buổi tối.
15. Bài thuốc trị chứng ăn vào nôn ra
- Chuẩn bị: 1 quả đại táo bỏ hạt cùng 1 con ban miêu.
- Thực hiện: Ban miêu đem bỏ đầu và cánh đi rồi cho vào táo và nướng chín. Chỉ lấy táo để ăn khi bụng đói.
16. Bài thuốc chữa chứng táo bón
- Chuẩn bị: 1 quả đại táo bỏ hạt cùng với 2g khinh phấn.
- Thực hiện: Các vị thuốc trên đem trộn với nhau rồi bọc trong giấy ướt và nướng chín. Sau đó cho vào ấm sắc chung với nước để uống. Dùng khi thuốc còn ấm với liều 1 thang/ngày.
17. Bài thuốc chữa khí thống ở tiểu trường
- Chuẩn bị: 1 quả đại táo, 1 con ban miêu và 1 ít tất trừng gia.
- Thực hiện: Táo đem bỏ hạt, ban miêu bỏ đầu và cánh rồi cho vào táo. Lấy giấy bao lại nướng chín rồi bỏ ban miêu đi và chỉ lấy táo ăn. Tất trừng gia đem sắc nước để uống chung với thuốc.
18. Bài thuốc trị phế ung, nôn ra máu do ăn đồ cay nóng
- Chuẩn bị: Đại táo để nguyên hạt cùng với bách dược tiễn với lượng bằng nhau.
- Thực hiện: Táo đem đốt tồn tính còn bạch dược tiễn chỉ đốt qua. Say đó tán thành bột mịn và trộn thật đều với nhau. Mỗi ngày chỉ uống 1 lần với lượng 8g cùng nước cơm.
19. Bài thuốc chữa nghẹt mũi, nghe kém
- Chuẩn bị: 15 quả đại táo cùng với 300 hạt tỳ ma tử.
- Thực hiện: Táo đem bỏ vỏ và hạt, tỳ ma tử bỏ vỏ. Sau đó, giã nát các vị thuốc rồi gói trong bông y tế và nhét vào lỗ tai và lỗ mũi mồi ngày 1 lần. Lưu ý, nhét tai trước rồi mới nhét mũi, tuyệt đối không cùng làm một lúc.
20. Bài thuốc trị tầu mã nha cam
- Chuẩn bị: 1 trái đại táo chỉ lấy phần thịt cùng với hoàng bá với lượng tương đương.
- Thực hiện: Các vị thuốc đem đốt đen ròi tán thành bột mịn, sau đó trộn dầu và dùng bôi bên ngoài. Sẽ tốt hơn nếu thêm vào bài thuốc 1 ít tỳ sương.
21. Bài thuốc chữa cơn đau tim đột ngột
- Chuẩn bị: 2 trái đại táo, 1 trái ô mai, 7 hạt hạnh nhân.
- Thực hiện: Các vị thuốc trên đem tán thật nhuyễn. Đàn ông thì uống chung với rượu còn phụ nữ thì uống chung với giấm.
22. Bài thuốc trị chứng buồn bực gây khó ngủ
- Chuẩn bị: 14 quả đại táo cùng với 210g long nhãn.
- Thực hiện: Các vị thuốc này cho hết vào nồi hầm nhừ rồi ăn khi còn nóng. Dùng với liều đúng 1 thang thuốc mỗi ngày.
23. Bài thuốc chữa suy nhược, khó ngủ
- Chuẩn bị: 14 quả đại táo, 40g long nhãn, 40g mạch môn, 40g đương quy, 10g xuyên khung, 20g đỗ trọng cùng với 20g ngưu tất.
- Thực hiện: Tất cả các dược liệu trên đem ngâm với 1 lít rượu và uống trước khi ngủ mỗi lần khoảng 20 – 30ml.
24. Bài thuốc chữa chứng tạng táo ở phụ nữ
- Chuẩn bị: 10 quả đại táo, 60g cam thảo, 1 thăng tiểu mạch.
- Thực hiện: Các vị thuốc trên đem cho vào ấm sắc lấy nước uống. Dùng với liều 1thang/ngày sẽ giúp bồi bổ tỳ khí.
25. Bài thuốc trị tiêu chảy kéo dài, đầy bụng, hư hàn
- Chuẩn bị: 12g phá cổ chỉ, 12g nhục đậu khấu cùng với 6g mộc hương.
- Thực hiện: Các vị thuốc đem tán bột rồi trộn với táo nhục để làm thành viên. Mỗi lần uống 12g cùng với nước gừng. Sử dụng với tần suất 3 lần/ngày.
26. Bài thuốc chữa xuất huyết dưới da do dị ứng
- Chuẩn bị: 320g đại táo cùng với 40g cam thảo.
- Thực hiện: Cho dược liệu vào ấm và sắc lấy nước để uống khi còn ấm nóng. Có thể chia làm nhiều lần uống nhưng chỉ dùng mỗi ngày đúng 1 thang thuốc.
27. Bài thuốc chữa chứng tiểu cầu giảm
- Chuẩn bị: 40g đại táo cùng với 20g bạc hà diệp.
- Thực hiện: Các vị thuốc trên đem cho vào ấm rồi đổ thêm 1 thăng nước và sắc trên lửa nhỏ. Khi nước còn khoảng nửa thăng thì đem chia làm nhiều lần uống trong ngày khi còn ấm. Dùng với liều đúng 1 thang/ngày.
28. Bài thuốc dự phòng phản ứng truyền máu
- Chuẩn bị: 10 – 20 quả đại táo cùng với 10g kinh giới và 10g địa phu tử.
- Thực hiện: Cho hết các vị thuốc vào ấm và sắc cùng với nước để lấy khoảng 30ml nước đặc. Uống trực tiếp vào thời điểm trước khi chuyền máu khoảng từ 15 – 30 phút.
29. Bài thuốc chữa hiếm muộn ở phụ nữ do khí huyết suy
- Chuẩn bị: 3 trái đại táo, 12g đương quy, 12g xuyên khung, 12g bạch thược, 12g đảng sâm, 20g thục địa, 12g bạch linh, 12g bạch truật, 10g cam thảo, 12g hương phụ, 12g ích mẫu, 6g ngải cứu, 12g huỳnh câm, 4g sâm cát lâm, 10g sa sâm, 4g ngưu tất.
- Thực hiện: Các vị thuốc trên cho vào ấm sắc cùng với 600ml nước trên lửa nhỏ cho đến khi còn 300ml. Chia đều thành 3 lần uống/ngày, dùng mỗi ngày 1 thang thuốc.
30. Bài thuốc bổ thận, an thai
- Chuẩn bị: 10 trái đại táo, 100g gạo nếp cùng với 16g đỗ trọng.
- Thực hiện: Táo cùng đỗ trọng đem nấu lấy nước và lọc bỏ phần bã đi. Sau đó cho gạo nếp vào hầm nhừ thành cháo. Chia làm 2 lần ăn/ngày vào buổi sáng và buổi chiều khi bụng đói.
31. Bài thuốc chữa thoái hóa đốt sống cổ
- Bài thuốc 1: Cần chuẩn bị 3 quả đại táo, 15g cát căn, 9g quế chi, 9g bạch thược, 9g xuyên khung, 9g đương quy, 9g thương truật, 9g mộc qua, 6g cam thảo, 3g tâm thất cùng với 3 lát gừng tươi. Các vị thuốc cho vào ấm sắc uống mỗi ngày 1 thang. Chia làm 3 lần uống/ngày với mỗi liệu trình kéo dài liên tục 10 ngày.
- Bài thuốc 2: Chuẩn bị 4 quả đại táo, 12g xích thược, 12g bạch thược, 18g hoàng kỳ, 15g kê huyết đằng, 9g quế chi, 9g cát căn cùng với 6g sinh khương. Các vị thuốc đem cho vào ấm sắc chung với 1 thăng nước lấy 300ml. Chia đều làm 3 lần uống với liều 1 thang/ngày. Mỗi liệu trình kéo dài liên tục trong 10 ngày.
32. Bài thuốc chữa chứng đau nửa đau
- Chuẩn bị: 3 trái đại táo cùng với 30g đơn buốt.
- Thực hiện: Các vị thuốc cho vào ấm sắc chung với 1 thăng nước trong khoảng 20 – 30 phút. Chia lượng thuốc thu được làm nhiều lần uống trong ngày, dùng 1 thang/ngày.
33. Bài thuốc chữa chứng đau lưng
- Chuẩn bị: 250g đại táo, 160g đơn buốt, 1 ít đường đỏ cùng 1 ít rượu trắng.
- Thực hiện: Cho đơn buốt vào nồi để sắc lấy nước và loại bỏ phần bã. Sau đó thêm táo, đường đỏ và rượu trắng vào đun trên lửa nhỏ cho đến khi táo nhừ. Chia đều thành 4 – 5 lần uống trong vòng 2 ngày, chú ý hâm nóng trước khi uống.
34. Bài thuốc chữa đau bụng, kiết lỵ kèm theo đắng miệng
- Chuẩn bị: 3 trái đại táo, 12g hoàng cầm, 8g thược dược cùng với 8g cam thảo.
- Thực hiện: Cho tất cả vị thuốc vào ấm sắc với 1 thăng nước trong 25 phút. Chia đều làm nhiều lần uống khi còn ấm, dùng 1 thang/ngày.
35. Bài thuốc chữa đau khớp do phong thấp, suy nhược cơ thể
- Chuẩn bị: 12 quả đại táo, 120g hoàng kỳ, 120g quế chi, 120g bạch thược và 240g sinh khương.
- Thực hiện: Cho tất cả vị thuốc vào nồi và sắc lấy nước uống. Nên sử dụng khi nước thuốc còn ấm nóng.
36. Bài thuốc bổ thận tráng dương
- Chuẩn bị: 8 quả đại táo khô, 50g dâm dương hoắc khô, 25g thổ phục linh, nửa lít rượu trắng cùng với 100ml mật ong.
- Thực hiện: Các vị thuốc đem đi ngâm qua với nước ấm cho nở ra rồi để ráo nước. Tiếp đến đem đi hấp cách thủy cho chín rồi đem ngâm với rượu và mất ong. Có thể sử dụng được sau khoảng 15 ngày. Mỗi ngày dùng khoảng 30ml sau mỗi bữa ăn.
37. Bài thuốc giúp giảm đau bụng kinh
- Chuẩn bị: 10 trái đại táo, 30g gừng tươi cùng với 10g hoa tiêu.
- Thực hiện: Táo đem rửa sạch, gừng rửa sạch rồi thái láy. Các vị thuốc cho hết vào nồi rồi thêm nước vừa đủ đun trên lửa nhỏ trong 20 phút. Bài thuốc này nên dùng trước chu kỳ kinh nguyệt khoảng 2 – 3 ngày.
38. Bài thuốc trị xuất tinh sớm
- Bài thuốc 1: Cần chuẩn bị 25g đại táo, 50g hoài sơn, 20g nhân sâm, 20g hạ thảo cùng với 200g nhung hươu. Các vị thuốc trên đem rửa sạch rồi để cho ráo nước. Riêng nhân sâm và nhung hươu cần thái thành từng lát mỏng. Tiếp đến cho tất cả vào nồi và hầm cho nhừ, nêm nếm gia vị vừa ăn. Có thể chia làm nhiều lần ăn trong ngày nhưng chỉ dùng liều 1 thang/ngày.
- Bài thuốc 2: Cần có 8 trái đại táo, 30g thục địa, 30g đỗ trọng, 20g tỏa hương cùng 15g gừng tươi. Các vị thuốc đem rửa sạch, gừng tươi cạo vỏ và giã nát. Cho tất cả vào nồi, đổ ngập nước lên và nấu đến khi chín mềm. Chia nước thuốc làm 2 – 3 lần uống trong ngày, dùng 1 thang/ngày.
39. Bài thuốc chữa cảm cúm kèm chứng đau đầu và sốt
- Chuẩn bị: 4g đại táo, 12g sắn dây, 4g cam thảo, 8g thạch thảo, 8g sài hồ, 6g bạch thược, 4g bạch chỉ, 4g hoàng cầm cùng với 4g khương hoạt.
- Thực hiện: Các vị thuốc trộn đều rồi cho vào ấm sắc lấy nước uống. Có thể chia đều làm nhiều lần uống trong ngày nhưng chỉ dùng 1 thang/ngày.
40. Bài thuốc chữa đau dạ dày không do khí bế
- Chuẩn bị: 4 quả đại táo, 50g cây nhọ nồi, 25g bạch cập cùng với 15g cam thảo.
- Thực hiện: Các vị thuốc đem cho hết vào nồi và đun với 1 thăng nước trên lửa nhỏ. Đến khi nồi cạn còn khoảng 300ml nước là đạt. Chia đều làm 2 lần uống trong ngày, nên uống sau bữa cơm khoảng 30 phút khi thuốc còn ấm. Dùng với liều đúng 1 thang/ngày.
Lưu ý khi sử dụng đại táo để chữa bệnh
Trong một số trường hợp, việc sử dụng đại táo có thể sẽ gây ra các vấn đề không mong muốn. Để đảm bảo an toàn, cần chú ý đến các vấn đề sau:
- Không nên dùng khi vùng dưới ngực vó bỉ khối, đầy chướng kèm theo nôn ói.
- Tuyệt đối không dùng cho trẻ nhỏ bị cam tích, đờm nhiệt, răng đau, bụng đầy chướng.
- Không dùng trong trường hợp đau dạ dày do khí bế, trẻ em bị nhiệt cam, đau bụng do giun, bụng to.
- Không dùng kết hợp với bạch vi hay nguyên sâm.
- Không nên dùng cho trẻ em hay phụ nữ sau sinh bị bệnh ôn nhiệt, hoàng đản, thử thấp, đờm trệ…
- Không nên ăn quá nhiều đại táo xanh.
- Ăn dược liệu chung với cá sẽ dễ gây đau bụng và đau thắt lưng, còn ăn với hành sẽ khiến cho ngũ tạng bất hòa.
Trên đây là những thông tin mang tính chất tham khảo mà bài viết tổng hợp được về dược liệu đại táo. Mặc dù là vị thuốc quen thuộc nhưng bạn cũng nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất cứ bài thuốc nào từ đại táo. Bởi tự ý dùng nếu không đúng trường hợp có thể gặp các vấn đề rủi ro.
_____________________________________________________________________________________
HOT NEWS
Combo Refresh tại Đông Y Tuấn Du: Phục Hồi Năng Lượng Sau Hành Trình Khám Phá Hà Giang
Hà Giang là điểm đến lý tưởng với cảnh sắc hùng [...]
Herbal Shampoo After Massage at Tuấn Du Oriental Healthcare – Feeling Fresh and Clean.1
You’ve just finished an incredibly relaxing massage session, and your whole [...]
Gội Đầu Thảo Dược Sau Massage – Đã “Đã” Rồi Lại Còn “Sạch Sành Sanh”!
Bạn vừa hoàn thành buổi massage thư giãn cực đã, toàn [...]
Cặp Thuốc Bổ Thận Bổ Dương Hoàng Kỳ và Phụ Tử: Bí Quyết Tăng Cường Sức Khỏe Nam Giới 2024
Trong hệ thống y học cổ truyền, hoàng kỳ và phụ [...]
Cặp thuốc táo thấp hóa đàm hay được sử dụng trong đông y
Bán Hạ Và Sinh Khương – Cặp Thuốc Táo Thấp Hóa [...]
Hiệu Quả Tiêu Thực Của Thần Khúc Và Mạch Nha Trong Đông Y
Thần Khúc Và Mạch Nha – Cặp Thuốc Tiêu Thực Hiệu [...]