Nội dung bài viết
1. Gout là gì? Nguyên nhân hình thành bệnh
1.1. Gout là gì?
Gout là một dạng bệnh viêm khớp. Bệnh xuất hiện khi hàm lượng acid uric ở trong máu tăng cao và tạo nên các tinh thể sắc nhọn tích tụ lại ở những khớp xương gây nên tình trạng sưng đỏ và đau dữ dội. Một vài vị trí dễ bị gout như khớp ngón tay, khớp cổ tay, khớp ngón chân, khớp cổ chân,… Bệnh gout có tỷ lệ tái phát khá cao và khiến bệnh nhân cảm thấy đau đớn.
Tham khảo các phương pháp trị liệu tại Đông Y TUẤN DU.
Gout là một dạng bệnh lý xương khớp
Thực tế, tỷ lệ nam giới bị gout cao hơn nhiều so với nữ giới, nhất là ở độ tuổi sau 30. Với thói quen ăn uống và sinh hoạt thiếu khoa học, tỷ lệ số ca mắc bệnh gout ngày càng cao và độ tuổi mắc bệnh cũng có xu hướng trẻ hóa.
Gout gây nên những tình trạng đau đớn kéo dài, khó chịu, tác động xấu đến sức khỏe cũng như hoạt động hàng ngày. Khi bệnh được phát hiện sớm, được điều trị hợp lý kết hợp cùng chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh thì có thể nâng cao hiệu quả chữa trị và phòng ngừa tái phát.
1.2. Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân gây nên căn bệnh này là do sự rối loạn chuyển hóa của các acid uric ở bên trong cơ thể. Đa số các trường hợp mắc bệnh đều do lạm dụng bia rượu và ăn uống dư thừa đạm khiến quá trình chuyển hóa acid uric tăng mạnh.
Ở cơ thể khỏe mạnh, sau quá trình hình thành, các acid sẽ đi vào trong máu và khi đến thận sẽ được lọc bỏ và đào thải ra bên ngoài. Nếu lượng acid uric ở trong máu tăng lên và thận không kịp lọc và đưa ra ngoài thì có thể khiến acid lắng đọng lại thành các tinh thể urat ở trong các mô. Đặc biệt, chúng thường tích tụ ở trong các khu vực khớp xương.
Gout hình thành do sự tích tụ của các acid uric ở trong máu
Lượng acid tích tụ càng nhiều sẽ càng dễ khiến cho các khớp xương bị viêm nhiễm, đau nhức và hình thành bệnh gout. Bên cạnh đó, gout có thể xuất hiện do di truyền hoặc những tác động xấu của môi trường bên ngoài khiến cho lượng acid uric tăng cao.
1.3. Các yếu tố làm tăng tỷ lệ bị gout
- Chế độ ăn nhiều đạm, các thực phẩm có lượng purin cao như hải sản, nấm hay nội tạng của động vật,…
- Người gặp phải các vấn đề về thận làm ảnh hưởng đến chức năng đào thải của bộ phận này khiến lượng acid uric tịch tụ lại trong cơ thể ngày một nhiều hơn. Bên cạnh đó, những trường hợp gặp phải các vấn đề về tim mạch cũng dễ bị gout hơn so với thông thường.
- Người có thường xuyên sử dụng chất kích thích và lạm dụng rượu bia quá mức.
- Những người dùng một số loại thuốc làm cho nồng độ acid uric ở trong máu tăng cao hơn, ví dụ aspirin, nhóm thuốc lợi tiểu, thuốc trị chứng cao huyết áp,…
- Gia đình có người bị mắc bệnh gout.
- Tuổi tác và giới tính cũng là những yếu tố làm tăng khả năng bị gout, trong đó nam giới có khả năng mắc bệnh cao hơn so với nữ giới trong độ tuổi từ 30 đến 60.
- Người bị thừa cân, béo phì.
2. Dấu hiệu nhận biết của bệnh gout là gì?
2.1. Các biểu hiện lâm sàng
- Có những cơn đau dữ dội, cảm giác khó chịu ở khớp xương thường xảy ra vào ban đêm khiến giấc ngủ bị gián đoạn.
- Tại các khớp xương có dấu hiệu bị sưng đỏ, bị viêm, có cảm giác ấm nóng và khi chạm vào tạo nên cảm giác đau nhức.
- Các hoạt động sinh hoạt hàng ngày bị hạn chế.
- Những cơn đau ở khớp xương thường kéo dài trong khoảng 5 – 7 ngày và có xu hướng giảm dần.
- Bị sốt nhẹ, lười ăn, bị ớn lạnh và sức khỏe suy giảm.
Bệnh gout gây nên những cơn đau dữ dội tại các khớp xương
2.2. Những biến chứng cần lưu ý
Một vài biến chứng của bệnh gout có thể kể đến như:
- Bệnh có rủi ro tái phát cao và gây nên nhiều cơn đau nhức. Khi không được kiểm soát, khớp xương của người bệnh có thể bị phá hủy.
- Hình thành nên các cục tophi ở trong khớp gây nên tình trạng cứng hoặc sưng khớp và làm hạn chế khả năng vận động.
- Có thể khiến bệnh nhân mắc phải những bệnh lý liên quan đến thận do lượng tinh thể urat cao và gây nên tình trạng sỏi đường tiết niệu.
3. Các giai đoạn phát triển của bệnh
- Giai đoạn 1: Đây là lúc hàm lượng acid uric ở trong máu tăng cao hơn và bệnh nhân cũng không có triệu chứng điển hình nào. Giai đoạn này có thể diễn ra trong vài năm.
- Giai đoạn 2: Những cơn đau cấp và sưng đau ở khớp ngày càng nhiều. Cơn đau có thể dứt sau khoảng 3 – 10 ngày điều trị. Trong trường hợp, bệnh không được chữa kịp thời thì cơn đau sẽ kéo dài và có xu hướng nặng hơn.
- Giai đoạn 3: Những cơn đau kết thúc và hoạt động bình thường.
- Giai đoạn 4: Bệnh phát triển thành mạn tính. Về lâu dài, các khớp xương sẽ dần biến dạng và làm hư hại đến xương và sụn. Từ đó, các biến chứng khác sẽ xuất hiện làm ảnh hưởng đến tình hình sức khỏe của người bệnh.
Bệnh gout được chia thành thành 4 giai đoạn phát triển
5. Các phương pháp điều trị và chế độ dinh dưỡng của người bị gout
Phác đồ điều trị cũng như chế độ dinh dưỡng của bệnh nhân gout đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe của người bệnh. Cụ thể:
5.1. Điều trị bằng thuốc
Tùy vào tình trạng, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc điều trị thích hợp. Một vài loại thuốc được sử dụng thường là nhóm thuốc chống viêm, thuốc trị các cơn đau cấp tính và thuốc phòng tránh những cơn đau có thể xảy ra trong tương lai. Ngoài ra, bệnh nhân có thể được chỉ định dùng thêm thuốc có tác dụng làm giảm nguy cơ bị biến chứng của bệnh.
Những trường hợp cơn đau không diễn ra thường xuyên thì bệnh nhân có thể được cho dùng thuốc hạ acid uric để hạn chế nguy cơ biến chứng. Ngoài ra, những người bệnh bị tổn thương khớp xương hoặc có hạt tophi có thể được chỉ định dùng thêm thuốc ngăn ngừa sự sản sinh của acid uric hoặc thuốc đào thải acid uric.
Những loại thuốc điều trị bệnh gout có thể gây ra một số tác dụng phụ. Vì vậy, người bệnh trong quá trình điều trị cần thực hiện đúng theo hướng dẫn và liều lượng kê đơn đã được bác sĩ chỉ định. Bên cạnh đó, bạn cũng cần thay đổi chế độ sinh hoạt theo hướng lành mạnh hơn để phòng tránh sự tái phát của bệnh.
5.2. Chế độ dinh dưỡng
Ngoài việc điều trị thì chế độ dinh dưỡng của bệnh nhân gout cũng rất quan trọng. Dưới đây là một vài lưu ý:
Bệnh nhân gout cần quan tâm đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày
- Tăng cường vitamin C vào khẩu phần ăn theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Uống đủ nước để hỗ trợ đào thải acid uric ở trong máu.
- Ăn thêm các loại thịt trắng vì chúng vừa có ít purine vừa đảm bảo bổ sung lượng protein cần thiết cho cơ thể.
- Lựa chọn các loại rau củ quả có hàm lượng purin thấp ví dụ rau cần, rau ngót, cà tím,…
- Ăn nhiều loại trái cây như chuối, dâu tây, cherry,…
- Bổ sung thêm các loại trứng, sữa để giảm hàm lượng acid uric ở bên trong cơ thể.
- Không nên ăn nhiều mỡ động vật mà có thể thay thế bằng một số loại dầu ăn thực vật khác lành mạnh hơn như dầu mè, dầu olive hoặc dầu đậu phộng để làm giảm lượng chất béo dung nạp vào cơ thể.
- Nên ăn nhiều các món hấp, luộc và hạn chế đồ ăn chiên, xào,…
Trên đây là những thông tin về bệnh gout là gì mà bài viết vừa cập nhật cho bạn đọc. Bệnh nếu được kiểm soát tốt thì sẽ không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe người bệnh. Vì vậy, bạn hãy đến cơ sở y tế uy tín như Phòng Khám Đông Y Tuấn Du để được thăm khám và điều trị.
HOT NEWS
Combo Refresh at Tuấn Du Oriental Healthcare: Revitalize After Exploring Hà Giang.1
Hà Giang is the ideal destination with its majestic mountain scenery, [...]
Combo Refresh tại Đông Y Tuấn Du: Phục Hồi Năng Lượng Sau Hành Trình Khám Phá Hà Giang
Hà Giang là điểm đến lý tưởng với cảnh sắc hùng [...]
Herbal Shampoo After Massage at Tuấn Du Oriental Healthcare – Feeling Fresh and Clean.1
You’ve just finished an incredibly relaxing massage session, and your whole [...]
Gội Đầu Thảo Dược Sau Massage – Đã “Đã” Rồi Lại Còn “Sạch Sành Sanh”!
Bạn vừa hoàn thành buổi massage thư giãn cực đã, toàn [...]
Cặp Thuốc Bổ Thận Bổ Dương Hoàng Kỳ và Phụ Tử: Bí Quyết Tăng Cường Sức Khỏe Nam Giới 2024
Trong hệ thống y học cổ truyền, hoàng kỳ và phụ [...]
Cặp thuốc táo thấp hóa đàm hay được sử dụng trong đông y
Bán Hạ Và Sinh Khương – Cặp Thuốc Táo Thấp Hóa [...]