Nội dung bài viết
Cách trị mất ngủ không phải lúc nào cũng cần sử dụng thuốc bởi lạm dụng thuốc có thể dẫn đến tác dụng phụ không mong muốn. Thay vào đó, người bệnh có thể lựa chọn cách điều trị mất ngủ hay cách chữa mất ngủ không dùng thuốc phù hợp.
Mất ngủ là triệu chứng gặp ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là ở người có tuổi. Mất ngủ kinh niên có thể dẫn đến nhiều hậu quả khó lường, chất lượng sống suy giảm nghiêm trọng. Tuy nhiên, nhiều người lại rất sợ việc lệ thuộc thuốc ngủ nên trì hoãn việc khám chữa bệnh và chỉ đến khám bác sĩ khi bệnh ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Hiện nay, có nhiều cách trị mất ngủ khác nhau, ngoài việc sử dụng thuốc thì có thể chọn cách chữa mất ngủ không dùng thuốc tùy theo nguyên nhân và mức độ của bệnh.
Mất ngủ là bệnh gì?
Thông thường, mỗi người sẽ ngủ khoảng 7-8 tiếng/ngày với điều kiện giấc ngủ sâu, đảm bảo chất lượng giấc ngủ, sau khi ngủ dậy cảm thấy khỏe khoắn, được tái tạo năng lượng.
Mất ngủ là một dạng bệnh lý được gọi là rối loạn giấc ngủ. Người bị mất ngủ có thể gặp các triệu chứng như khó đi vào giấc ngủ, ngủ chập chờn không sâu giấc, thức dậy quá sớm, hay bị giật mình khi ngủ, không thể quay lại giấc ngủ, cảm thấy mệt mỏi sau khi thức dậy.
Chứng mất ngủ bao gồm hai dạng: Mất ngủ cấp tính và mất ngủ mạn tính. Theo đó, mất ngủ cấp tính là tình trạng mất ngủ kéo dài dưới 1 tháng. Mất ngủ mạn tính là khi mất ngủ cấp tính không được điều trị mất ngủ kịp thời, dẫn đến tình trạng mất ngủ kéo dài hơn 1 tháng.
Một số nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng mất ngủ có thể kể đến như:
- Áp lực, căng thẳng, rối loạn sức khỏe tâm thần: Khi gặp các vấn đề tâm lý như áp lực công việc, chia tay người bạn đời của mình, sang chấn tâm lý do một sự kiện đột ngột nào đó (mất việc, người thân qua đời,…),… có thể làm rối loạn giấc ngủ dẫn đến mất ngủ.
- Thói quen ăn uống: Ăn quá nhiều vào buổi tối sẽ làm tăng nguy cơ trào ngược dạ dày vào thực quản gây ợ chua, ợ nóng, gây khó chịu dẫn đến mất ngủ.
- Thói quen sinh hoạt: Sử dụng thiết bị điện tử trước khi ngủ, lịch ngủ không đều đặn, ngủ trưa quá mức,… đều có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của bạn, khiến bạn dễ bị mất ngủ hơn.
- Thay đổi múi giờ: Khi đi du lịch, đi học hoặc làm việc tại một quốc gia khác múi giờ, nhịp sinh học của cơ thể có thể bị gián đoạn dẫn đến mất ngủ.
- Thuốc: Một số loại thuốc như thuốc điều trị hen suyễn, huyết áp, thuốc dị ứng,… sẽ làm tăng nguy cơ mất ngủ của bạn. Do đó, một trong những cách chữa bệnh mất ngủ là cần sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.
- Bệnh lý: Chứng mất ngủ có thể xuất phát từ các nguyên nhân bệnh lý như hen suyễn, trào ngược dạ dày thực quản, ung thư, tiểu đường, đau mãn tính,…
- Các rối loạn liên quan đến giấc ngủ: Một số rối loạn giấc ngủ như chứng ngưng thở khi ngủ, hội chứng chân không yên,… cũng khiến bạn khó ngủ, ngủ không ngon giấc.
- Sử dụng chất kích thích: Chứng mất ngủ cũng có thể xảy ra khi bạn sử dụng các chất kích thích như rượu bia, trà, cà phê và các loại đồ uống chứa caffeine,… Hơn nữa, nicotine có trong thuốc lá cũng có thể khiến bạn mất ngủ.
- Tuổi tác: Tuổi tác cao cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Người già thường ngủ ngắn hơn, dễ bị giật mình thức giấc trong khi ngủ.
- Ít hoạt động thể chất: Ít vận động có thể khiến bạn mệt mỏi uể oải, muốn ngủ nhiều hơn vào buổi trưa, từ đó dẫn đến mất ngủ vào buổi tối.
15 Cách chữa mất ngủ không dùng thuốc
1. Liệu pháp tâm lý
Điều trị mất ngủ bằng liệu pháp tâm lý là một cách trị mất ngủ mà người bệnh không cần dùng đến thuốc. Người bệnh có thể được tư vấn bởi các chuyên gia tâm lý, tìm ra nguyên nhân gây mất ngủ và đưa ra những giải pháp giải quyết chứng khó ngủ.
2. Thư giãn
Với trường hợp mất ngủ do căng thẳng, các áp lực tâm lý, bạn có thể áp dụng các cách trị chứng mất ngủ thông qua việc thư giãn: Làm những điều mình thích, tập cách chia sẻ với người thân, bạn bè để giải tỏa căng thẳng,… Từ đó có thể chữa mất ngủ mà không cần phải sử dụng đến thuốc.
3. Tập yoga
Tập luyện các động tác yoga cũng là một cách trị bệnh mất ngủ tại nhà mà không cần sử dụng thuốc. Theo Trung tâm Sức khỏe Bổ sung và Tích hợp Quốc gia Mỹ, có đến 85% người tập yoga cảm thấy bớt căng thẳng và có 55% người sau khi tập ngủ ngon hơn.
Một số bài tập yoga thường được áp dụng để chữa mất ngủ có thể kể đến như:
- Tư thế đặt chân lên tường (Viparita Karani);
- Tư thế xác chết (Savasana);
- Tư thế trẻ em (Balasana);
- Tư thế đầu gối (Janu Sirsasana);
- Tư thế ngồi gập về phía trước (Paschimottanasana);
- Tư thế con mèo (Marjaryasana);
4. Châm cứu
Nếu bạn muốn áp dụng các cách chữa mất ngủ không dùng thuốc, bạn có thể thử tìm đến các cơ sở y tế chuyên điều trị bệnh theo phương pháp Y học cổ truyền để thực hiện châm cứu. Phương pháp châm cứu không chỉ cải thiện đau mỏi cơ thể mà còn giúp xua tan căng thẳng để ngủ ngon hơn.
Tùy theo từng nguyên nhân bệnh mất ngủ mà bác sĩ y học cổ truyền có thể cân nhắc dùng các phác đồ châm cứu khác nhau để điều trị mất ngủ, như châm cứu tác động vào Huyết hải, Tam âm giao, Nội quan, Thần môn, Thái xung, Thái bạch, Nội quan, Tâm du, Cách du, Túc tam lý,…
5. Bấm huyệt
Một cách chữa bệnh mất ngủ cũng đang được nhiều người quan tâm chính là phương pháp xoa bóp bấm huyệt để đả thông kinh huyệt. Theo y học cổ truyền, bấm huyệt giúp kích thích những huyệt đạo tương ứng với các khía cạnh khác nhau của sức khỏe. Bấm huyệt cũng có thể giúp cải thiện sức khỏe tinh thần, xua tan mệt mỏi. Khi tinh thần thoải mái hơn thì bạn cũng sẽ ngủ ngon hơn.
6. Massage
Nếu bạn khó ngủ nhưng không muốn dùng thuốc, bạn có thể áp dụng phương pháp massage – một cách chữa mất ngủ tại nhà hiệu quả. Các động tác massage tại khu vực đầu, mặt sẽ kích thích máu lưu thông lên não, từ đó giúp bạn cải thiện chất lượng giấc ngủ cũng như thêm khỏe khoắn, sảng khoái sau khi ngủ dậy.
7. Ngâm chân bằng nước ấm
Trước khi ngủ, bạn có thể chuẩn bị một thau nước khoảng 40 – 50 độ C và ngâm chân trong khoảng 10 – 15 phút. Nhiều người cho biết, cách trị mất ngủ này thật sự có hiệu quả trong việc giúp tăng cường lượng máu lưu thông, từ đó cải thiện chất lượng giấc ngủ, giúp bạn ngủ sâu giấc hơn.
Hiện nay trên thị trường có các loại thau, chậu ngâm chân được làm từ nhiều chất liệu khác nhau, từ sứ đến gỗ hoặc các loại chậu có tích hợp sóng siêu âm kích thích, giúp massage chân và giữ ấm nước, để nước không nhanh nguội. Khi ngâm chân, bạn có thể chuẩn bị nước sạch đun sôi hoặc các loại nước thảo dược đều được. Tuy nhiên, nếu muốn áp dụng cách trị mất ngủ bằng việc ngâm chân với nước thảo dược, nên tham khảo ý kiến bác sĩ bởi mỗi loại thảo dược sẽ có công dụng khác nhau.
Để phát huy công dụng của cách hỗ trợ điều trị mất ngủ này, bạn nên lựa chọn tư thế ngồi trên ghế tựa êm ái, duỗi chân vừa phải, thực hiện ngâm chân mỗi ngày. Khi ngâm, để nước ngập cổ chân khoảng trên mắt cá 2cm để nước ấm tác động lên các huyệt đạo, giúp khí huyết trong kinh mạch lưu thông tốt hơn.
8. Thay đổi chế độ ăn uống
Chế độ ăn uống cũng có tác động không nhỏ đối với chất lượng giấc ngủ của bạn. Do đó, nếu muốn áp dụng những cách trị mất ngủ tại nhà không dùng thuốc, bạn có thể bắt đầu bằng việc thay đổi chế độ ăn uống của mình, ăn uống khoa học và lành mạnh hơn.
Một trong những cách hỗ trợ chữa mất ngủ hoặc giúp bạn nhanh đi vào giấc ngủ và ngủ ngon hơn chính là sử dụng các loại thực phẩm như:
- Sữa chua: Thành phần sữa chua có chứa axit tryptophan được chuyển hóa thành chất dẫn truyền thần kinh serotonin và melatonin để duy trì giấc ngủ tự nhiên vào ban đêm.
- Chuối: Tương tự như sữa chua, chuối cũng có chứa tryptophan. Không chỉ vậy, chuối còn có thêm magie và kali – hai chất có lợi cho não bộ, giúp não thư giãn, đẩy lùi stress.
- Cá: Muốn có giấc ngủ ngon, bạn nên tăng cường bổ sung thêm cá vào trong thực đơn ăn uống hằng ngày của mình bởi cá có hàm lượng protein vô cùng dồi dào, tốt cho sức khỏe não bộ.
- Hạt sen: có tác dụng an thần, giúp ngủ ngon hơn.
- Cải bó xôi: Cải bó xôi cũng cung cấp một lượng kali lớn để bạn có thể cải thiện chất lượng giấc ngủ.
- Trứng: Hàm lượng protein có trong trứng cũng có tác động tích cực đến giấc ngủ của bạn và giúp bạn ngủ sâu giấc hơn.
Ngoài ra, để chữa bệnh mất ngủ, nên hạn chế các loại thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ như thực phẩm chiên xào, thức ăn nhanh,… Hạn chế sử dụng trà, cà phê, bia rượu và các chất kích thích khác vào buổi chiều tối.
9. Bổ sung vitamin và khoáng chất đầy đủ
Thêm một cách trị mất ngủ đơn giản đó là bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể, đặc biệt là các khoáng chất. Theo đó, các loại vitamin và khoáng chất có liên quan đến não bộ, giúp an thần, hỗ trợ cho giấc ngủ tốt mà bạn cần bổ sung hàng ngày bao gồm:
- Vitamin D
- Vitamin A
- Vitamin B12
- Vitamin E
- Vitamin C
- Magie
- Sắt
- Kali
10. Thay đổi thói quen xấu trước khi ngủ
Bạn không thể nào chữa trị mất ngủ nếu vẫn cứ tiếp tục duy trì các thói quen xấu gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Theo đó, trước khi ngủ bạn cần lưu ý:
- Không hoặc hạn chế dùng socola: Bên trong socola cũng có chứa một lượng caffeine tác động xấu đến giấc ngủ của chúng ta. Hơn nữa, socola còn có chứa theobromine – một chất kích thích làm tăng nhịp tim, gây khó ngủ.
- Không uống rượu bia: Uống rượu bia trước khi ngủ có thể giảm chất lượng giấc ngủ REM – giấc ngủ chuyển động mắt nhanh, thời điểm cơ thể được nghỉ ngơi nhiều nhất. Như vậy, bạn dễ ngủ chập chờn không sâu giấc, tỉnh dậy trong trạng thái uể oải mệt mỏi.
- Hạn chế uống cà phê vào chiều tối: Tác dụng của caffeine có thể kéo dài đến 12 giờ sau khi tiêu thụ. Do đó, uống cà phê vào buổi trưa hoặc chiều có thể dẫn đến việc trằn trọc khó ngủ vào ban đêm. Phương pháp trị mất ngủ đơn giản, hiệu quả chính là, chỉ uống cà phê hoặc tiêu thụ thực phẩm làm từ cà phê vào buổi sáng.
- Không uống quá nhiều nước vào buổi chiều muộn: 70% cơ thể chúng ta là nước. Vì vậy, việc uống đầy đủ lượng nước trong ngày là việc vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, bạn không nên uống một lượng nước lớn trước khi đi ngủ vì như vậy sẽ làm bạn mắc tiểu vào giữa đêm khiến bạn thức dậy để đi vệ sinh làm gián đoạn giấc ngủ của bạn.
- Ăn thực phẩm quá béo hoặc quá cay: Các loại thực phẩm này sẽ khiến dạ dày phải hoạt động nhiều hơn, dễ dẫn đến trào ngược axit gây cảm giác khó chịu, không ngủ được.
- Vận động với cường độ cao: Vận động quá mức sẽ làm tăng nhịp tim, khiến cơ thể bị kích thích, khó thư giãn và đi vào giấc ngủ ngon.
- Suy nghĩ về công việc: Trước khi ngủ, suy nghĩ về công việc quá nhiều khiến bạn cảm thấy bồn chồn, căng thẳng, trằn trọc khó ngủ. Do đó, cách trị mất ngủ cho những ai hay gặp áp lực trong công việc chính là hạn chế nghĩ về công việc tối thiểu 1 tiếng trước khi ngủ bằng cách ngồi thiền định hay tập thở.
- Ngủ không theo lịch trình cố định: Việc ngủ đúng giờ cũng tạo nên thói quen nghỉ ngơi cho não bộ. Để có giấc ngủ tốt chúng ta nên đi ngủ 1 thời gian cố định trong ngày. Nếu phải làm việc ca đêm thì có giấc ngủ bù hợp lý.
11. Thay đổi không gian ngủ thoải mái
Không gian phòng ngủ thay đổi cũng sẽ giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ của bạn. Nếu bạn muốn lựa chọn các cách trị mất ngủ không dùng thuốc, hãy thử thay đổi không gian phòng ngủ của mình bằng một số yếu tố như:
- Đảm bảo phòng ngủ không có quá nhiều ánh sáng: Với phòng ngủ có ánh sáng tự nhiên, nên thiết kế cửa sổ có rèm che để chắn ánh sáng khi không cần thiết, đặc biệt là vào ban ngày. Còn với phòng ngủ có ánh sáng nhân tạo, nên chọn đèn có ánh sáng nhẹ nhàng, ấm nóng.
- Nhiệt độ phòng ngủ: Nhiệt độ phòng ngủ cũng là một yếu tố quan trọng cần lưu ý. Không nên để phòng ngủ quá nóng hoặc quá lạnh mà nên dao động trong khoảng 26-28 độ C để ngủ ngon hơn.
- Màu sắc trong không gian phòng ngủ: Bạn không thể bỏ qua yếu tố màu sắc nếu muốn có một không gian phòng ngủ để ngủ ngon. Màu sắc có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giấc ngủ, trong đó chủ yếu là màu sơn tường, màu của nội thất phòng ngủ. Các chuyên gia cho biết, một trong những cách trị mất ngủ đơn giản chính là thay đổi màu sắc phòng ngủ, ưu tiên các gam màu nhẹ nhàng, dễ chịu để dễ đi vào giấc ngủ hơn (màu pastel, màu be nhạt, xám, vàng nhẹ, trắng,…).
- Không để thiết bị điện tử trong phòng ngủ: Hạn chế để tivi, các thiết bị giải trí trong phòng ngủ sẽ giúp khắc phục được thói quen dùng thiết bị điện tử trước khi ngủ. Ánh sáng xanh từ các thiết bị này sẽ ức chế khiến não bộ không thể tiết ra melatonin – đây là hormone giúp con người cảm thấy buồn ngủ và ngủ ngon hơn.
12. Dùng tinh dầu
Tinh dầu cũng có thể hỗ trợ chữa bệnh mất ngủ không dùng thuốc hiệu quả. Bạn có thể cho tinh dầu vào máy khuếch tán tinh dầu để tinh dầu tỏa ra khắp không gian phòng ngủ, tăng độ ẩm trong không gian phòng, mang đến mùi thơm nhẹ nhàng, dễ ngủ.
Ngoài ra, bạn có thể trộn tinh dầu và nước vào bình xịt, phun xung quanh phòng hoặc nhỏ tinh dầu vào chén đựng sẵn muối để tinh dầu được tỏa ra suốt cả đêm, cải thiện chất lượng giấc ngủ của bạn.
Thoa trực tiếp tinh dầu lên cổ tay, sau tai hoặc dùng tinh dầu massage cơ thể cũng là một cách trị mất ngủ hiệu quả mà bạn có thể áp dụng. Bên cạnh đó, bạn còn có thể thêm 1 và giọt tinh dầu vào bồn nước ấm để ngâm mình trước khi đi ngủ từ 1 – 1,5 tiếng.
Một số loại tinh dầu thường được sử dụng bao gồm:
- Tinh dầu hoa oải hương: Trị mất ngủ, giảm đau, hạ huyết áp, hỗ trợ điều trị bệnh trầm cảm.
- Tinh dầu hoa nhài: Giảm thiểu lo lắng, cải thiện tâm trạng, chữa mất ngủ.
- Tinh dầu hoa hồng phong lữ: Kết hợp cùng tinh dầu nữ lang, giúp ngủ sâu hơn, cải thiện rối loạn lo âu.
- Tinh dầu gỗ đàn hương: Giúp tinh thần phấn chấn hơn, trị mất ngủ (với một số người, tinh dầu gỗ đàn hương có thể làm tăng sự tỉnh táo, bạn nên sử dụng từ 1-2 lần và kiểm tra xem cơ thể mình phản ứng như thế nào với mùi hương tỏa ra từ tinh dầu gỗ đàn hương trước khi tiếp tục sử dụng).
- Tinh dầu cam chanh: Cũng như tinh dầu gỗ đàn hương, tinh dầu cam chanh vừa giúp ngủ ngon hơn, vừa có khả năng tăng cường sự tỉnh táo tùy theo phản ứng của cơ thể.
13. Dùng các loại thảo mộc giúp ngủ ngon
Một số loại trà thảo mộc có thể giúp cơ thể cảm thấy dễ chịu, thư giãn hơn và dễ chìm vào giấc ngủ sâu hơn. Do đó, uống trà thảo mộc cũng là một cách chữa mất ngủ không dùng thuốc mà nhiều người lựa chọn.
Nếu bạn đang có vấn đề về giấc ngủ, bạn có thể thử một số loại trà có khả năng hỗ trợ cho giấc ngủ ngon, trị chứng mất ngủ như:
- Trà mộc lan: Được làm từ cây mộc lan có chứa honokiol và magnolol với tác dụng an thần, giúp cơ thể cảm thấy buồn ngủ và ngủ ngon hơn. Một tuần, bạn có thể dùng trà mộc lan 2-3 lần.
- Trà hoa cúc: Trà hoa cúc có chất chống oxy hóa apigenin giúp cơ thể thư giãn, dễ ngủ hơn. Ngoài ra, hương thơm nhẹ nhàng từ hoa cúc cũng có tác dụng an thần, đưa người bệnh vào giấc ngủ sâu, tránh tình trạng tỉnh giấc giữa đêm.
- Trà hoa oải hương: Trà hoa oải hương sử dụng nụ hoa ủ với nước nóng, có màu tím và vị thơm nhẹ đặc trưng. Dùng trà hoa oải hương 3-4 lần/tuần sẽ giúp bạn cải thiện mất ngủ do căng thẳng, mệt mỏi.
14. Không dùng chất kích thích
Sử dụng các chất kích thích như cà phê, rượu, bia,… có thể gây hưng phấn trung tâm thần kinh, khiến cơ thể khó đi vào giấc ngủ. Do đó, cách chữa mất ngủ không dùng thuốc đơn giản mà hữu hiệu chính là hãy hạn chế dùng chất kích thích mà thay vào đó, bạn có thể uống một cốc nước ấm.
15. Hạn chế ngủ trưa quá lâu
Khi bị mất ngủ, chúng ta thường cố gắng ngủ trưa nhiều hơn để “bù đắp” lại cho cơ thể. Tuy nhiên, việc ngủ trưa quá mức sẽ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ vào buổi tối. Do đó, vào buổi trưa bạn chỉ nên có một giấc ngủ ngắn 10 phút, 30 phút tùy từng trường hợp, nhưng tuyệt đối không được ngủ trưa quá 60 phút.
Phương pháp chữa bệnh mất ngủ bằng thuốc
Nếu đã áp dụng các biện pháp nêu trên mà vẫn còn mất ngủ thì người bệnh nên đến chuyên khoa tâm – thần kinh tại các bệnh viện, cơ sở y tế uy tín để xác định nguyên nhân gây mất ngủ và có phác đồ điều trị phù hợp.
Các loại thuốc chữa bệnh mất ngủ có thể mang đến tác dụng phụ không mong muốn, đặc biệt là khi sử dụng sai cách. Do đó, thuốc phải được kê đơn bởi các bác sĩ chuyên khoa, không tự ý sử dụng khi chưa có chỉ định từ bác sĩ, chuyên gia y tế.
Các câu hỏi thường gặp khi điều trị mất ngủ tại nhà
Có trị bệnh mất ngủ được không?
Nếu sớm phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh mất ngủ hoàn toàn có thể chữa khỏi, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh. Do đó, người bệnh không cần phải quá lo lắng về vấn đề này.
Tuy vậy, trong trường hợp đã áp dụng rất nhiều cách hỗ trợ điều trị mất ngủ nhưng vẫn không hiệu quả, bạn nên trực tiếp đến các cơ sở y tế để được kiểm tra sức khỏe và tìm ra nguyên nhân bởi mất ngủ kéo dài sẽ gây kiệt sức, đau đầu, chóng mặt,… và dẫn đến nhiều hệ lụy khác khó khắc phục.
Mất ngủ do bệnh lý khác gây ra thì như thế nào?
Với những người mất ngủ do bệnh lý mạn tính như bệnh Parkinson và Alzheimer, đau mạn tính, viêm khớp, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen suyễn, ngưng thở khi ngủ,… bác sĩ sẽ kê các đơn thuốc và hướng dẫn một số biện pháp để cải thiện giấc ngủ, giúp người bệnh ngủ ngon hơn. Việc mất ngủ sẽ khó có thể được khắc phục hoàn toàn nếu chưa cải thiện hay điều trị được các bệnh lý liên quan.
Với đội ngũ chuyên gia về lĩnh vực Y học cổ truyền trong việc chẩn đoán nguyên nhân và điều trị các bệnh lý liên quan thần kinh, trong đó có chữa mất ngủ, giúp phát hiện sớm các nguyên nhân gây bệnh thần kinh, mất ngủ, từ đó đưa ra cách trị mất ngủ hay cách chữa mất ngủ không dùng thuốc hoặc dùng thuốc phù hợp, giúp bệnh nhân nhanh chóng hồi phục và ổn định sức khỏe.
-
Liên hệ đặt lịch khám ngay:
📞 Hotline: 0983.444.560 – 0359736095
Địa chỉ khám YHCT tại Hà Giang:
🏢 369 Nguyễn Trãi, thành phố Hà Giang, tỉnh Hà Giang
Liên hệ ngay và đặt lịch hẹn để bắt đầu chăm sóc sức khỏe cho mình!
HOT NEWS
Tác Dụng Giải Độc Của Hoàng Cầm và Liên Kiều
1. Tổng Quan Về Hoàng Cầm và Liên Kiều Hoàng Cầm: [...]
Tác Dụng Của Cặp Thuốc Sài Hồ Và Hoàng Cầm Trong Y Học Cổ Truyền
Trong y học cổ truyền, các vị thuốc từ thiên nhiên [...]
Điều Trị Thoát Vị Đĩa Đệm Bằng Vật Lý Trị Liệu Kết Hợp Y Học Cổ Truyền – Phương Pháp Hiệu Quả Và An Toàn
Điều Trị Thoát Vị Đĩa Đệm Bằng Vật Lý Trị Liệu [...]
Lung Cu Flag Tower – A Proud Landmark at Vietnam’s Northernmost Border
The Lung Cu Flag Tower, located in Lung Cu commune, Dong [...]
Cột Cờ Lũng Cú – Điểm Tựa Tự Hào Nơi Địa Đầu Tổ Quốc
Cột cờ Lũng Cú, thuộc xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, [...]
Explore Suoi Thau Steppe – The Untouched Beauty of Ha Giang’s Highlands
Explore the Enchanting Steppe of Suoi Thau – Ha Giang’s Hidden [...]