Nội dung bài viết
Bạn cảm thấy lo lắng khi những cơn đau đầu diễn ra một cách liên tục và không còn là một hiện tượng hiếm gặp? Vì sao chúng ta thường xuyên đau đầu? Hay đau đầu là bệnh gì? Bị nhức đầu thường xuyên có nguy hiểm không? Cách điều trị và phòng tránh như thế nào?
Đôi lúc cảm thấy đau đầu là một vấn đề hoàn toàn bình thường, nhưng nếu cơn đau đầu trở nên thường xuyên và ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày thì điều này có thể là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Cùng tìm hiểu ngay tình trạng thường xuyên đau đầu là bệnh gì cũng như cách để giải quyết tình trạng bị đau đầu thường xuyên bạn nhé.
Hay bị đau đầu là bệnh gì?
Nhức đầu được chia thành hai loại chính: nguyên phát và thứ phát. Đau đầu nguyên phát là những cơn đau đầu không phải do một tình trạng bệnh lý nào khác gây ra. Đau nửa đầu và đau đầu do căng thẳng là phổ biến nhất. Đau đầu thứ phát là triệu chứng của một vấn đề sức khỏe khác, chẳng hạn như sốt, nhiễm trùng, căng thẳng hoặc chấn thương đầu.
Hay bị đau đầu là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nghiêm trọng như đột quỵ, nhiễm trùng màng não, u não,… Cụ thể, các bệnh lý có thể gây đau đầu thường xuyên bao gồm:
1. Đột quỵ
Đột quỵ là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến bạn thường xuyên đau đầu. 2 nguyên nhân chính gây đột quỵ là xuất huyết não và tắc nghẽn mạch máu não. Một số triệu chứng điển hình của đột quỵ bao gồm đau đầu dữ dội không rõ nguyên nhân, mất cảm giác ở một bên cơ thể, mất thăng bằng và rối loạn thị giác,… Nếu không được điều trị sớm, người bị đột quỵ có thể gặp các biến chứng nguy hiểm hay thậm chí tử vong.
2. Khối u não
Có khối u não cũng là một trong những nguyên nhân khiến bạn thường xuyên bị đau đầu. Mặc dù không phải tất cả các khối u não đều ác tính, nhưng khối u não có thể gây áp lực lên các phần khác của não và dẫn đến đau đầu.
Cơn đau đầu do khối u não thường tăng dần theo thời gian và có thể kèm theo các triệu chứng khác như mất trí nhớ, thay đổi cảm xúc đột ngột, co giật, nôn mửa và suy giảm thị lực,…
3. Nhiễm trùng não, màng não
Nhiễm trùng não hoặc màng não là một trong những tình trạng y tế vô cùng nguy hiểm. Màng não là lớp màng mỏng bao quanh não và tủy sống, và khi bị viêm nhiễm, chúng sẽ gây ra viêm màng não. Nguyên nhân thường gặp nhất của viêm màng não là do vi khuẩn, virus, nấm, hoặc các ký sinh trùng gây nên.
Triệu chứng điển hình của tình trạng nhiễm trùng não, màng não bao gồm: đau đầu dữ dội và đột ngột, sốt, nhạy cảm với ánh sáng, mất khả năng tập trung, buồn nôn và cứng cổ,…
4. Di chứng chấn thương hoặc tai nạn
Khi bạn bị chấn thương sọ não, dù là những chấn thương nhẹ như va đập mạnh hoặc té ngã hay những những vết thương nghiêm trọng như chấn thương do tai nạn giao thông, bạn đều có thể cảm thấy thường xuyên đau đầu.
Cơn đau đầu xuất hiện sau chấn thương thường gọi là đau đầu hậu chấn thương. Dù vết thương ban đầu đã được điều trị và hồi phục, nhưng bạn vẫn có thể tiếp tục bị đau đầu trong một thời gian dài. Ngoài ra, bạn cũng có thể gặp các di chứng hậu chấn thương sọ não như mất trí nhớ, rối loạn tâm trạng và mất khả năng tập trung.
5. Viêm xoang
Triệu chứng đau đầu thường xuyên có thể là biểu hiện của tình trạng viêm xoang gây nên. Người bị viêm xoang thường cảm thấy đau ở vùng trán cũng như có những cơn đau ở cánh mũi, sau mắt,… Việc điều trị viêm xoang có thể giúp giảm thiểu triệu chứng và ngăn chặn các biến chứng bệnh.
6. Tăng nhãn áp
Nếu bạn bị tăng nhãn áp nhưng không kịp thời điều trị, bạn cũng có thể bị đau đầu kéo dài. Những cơn đau đầu ngày càng tăng nặng, đi kèm với các triệu chứng khác như cảm thấy đau mắt, mất thị lực,… Nếu không được điều trị, tăng nhãn áp có thể dẫn đến tổn thương dây thị và gây mù lòa.
7. Đau nửa đầu migraine
Thường xuyên đau đầu là một biểu hiện phổ biến ở những người bị đau đầu migraine. Cơn đau đầu migraine thường xuất hiện ở một bên đầu và có thể kéo dài từ vài giờ đến vài ngày. Đau nửa đầu migraine thường đi kèm với những triệu chứng như nhạy cảm với ánh sáng, tiếng ồn, mùi cũng như buồn nôn và nôn mửa.
Hiện vẫn chưa thể xác định được nguyên nhân gây đau đầu migraine. Tuy nhiên, các yếu tố được cho là gây ra tình trạng đau đầu này có thể kể đến như như thay đổi nội tiết, thức ăn, stress và thay đổi thời tiết.
8. Thiếu máu nặng
Thiếu máu nặng khiến bạn cảm thấy đau đầu, cùng với các biểu hiện khác như hoa mắt, chóng mặt, khó thở, mệt mỏi, giảm tập trung, chán ăn,… Ngoài ra, bạn cũng có thể thấy da xanh xao nhợt nhạt, mất kinh hoặc rối loạn kinh nguyệt, móng tay dễ gãy,…
9. Các bệnh lý khác
Một số bệnh lý như dị dạng mạch máu não, béo phì,… cũng là nguyên nhân khiến bạn hay bị đau đầu.
Nguyên nhân gây đau đầu thường xuyên không do bệnh lý
Đau đầu không phải lúc nào cũng xuất phát từ các nguyên nhân bệnh lý. Một số nguyên nhân phổ biến gây đau đầu mà không liên quan đến bệnh tật bao gồm:
- Stress: Áp lực công việc, học tập và những lo âu trong cuộc sống thường ngày có thể gây ra đau đầu căng thẳng. Bạn có thể cảm nhận những cơn đau từ nhẹ đến nặng, đau âm ỉ, liên tục ở cả hai bên đầu và không có triệu chứng nào khác. Đau đầu do căng thẳng thường dễ điều trị hơn các loại đau đầu khác. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể gặp đau đầu do căng thẳng mãn tính nếu không kịp thời điều trị.
- Thói quen ăn uống: Một số thực phẩm và chất kích thích như cà phê, chocolate, phô mai, hoặc các thực phẩm chứa chất bảo quản có thể gây đau đầu. Nếu bạn dùng thường xuyên, bạn có thể cảm thấy có những cơn đau đầu kéo dài không khỏi, cơn đau lặp đi lặp lại.
- Mất nước: Tình trạng cơ thể thiếu nước, mất nước cũng có thể làm bạn đau đầu.
- Hormone thay đổi: Hormone thay đổi do chu kỳ kinh nguyệt hoặc trong thai kỳ,… là một trong những nguyên nhân dẫn đến cơn đau đầu. Bạn có thể hay bị đau đầu định kỳ vào trước hoặc trong kỳ kinh nguyệt hoặc thường xuyên đau đầu trong suốt thai kỳ.
- Uống nhiều cà phê: Người thường xuyên uống cà phê ở một mức vượt qua mức cho phép sẽ dễ bị đau đầu hơn do cà phê có chứa caffeine – một yếu tố kích hoạt cơn đau đầu của bạn.
- Thuốc: Việc sử dụng một số loại thuốc có thể dẫn đến đau đầu do tác dụng phụ của thuốc. Những cơn đau đầu này có thể hết ngay khi bạn ngừng dùng thuốc hoặc thay đổi sang một loại thuốc khác.
Ngoài ra, việc ngủ không đủ giấc, mất ngủ, sử dụng một số loại thuốc,… cũng là các yếu tố dễ dẫn đến đau đầu.
Cách chẩn đoán bệnh nhức đầu thường xuyên
Vì tình trạng thường xuyên nhức đầu có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau nên khi chẩn đoán, bác sĩ có thể yêu cầu bạn thực hiện các xét nghiệm cũng như kiểm tra thông qua các phương pháp chẩn đoán hình ảnh để tìm được nguyên nhân chính xác khiến bạn thường xuyên đau đầu.
Dưới đây là các bước thường được áp dụng trong quá trình chẩn đoán:
- Thăm khỏi bệnh án: Bác sĩ sẽ yêu cầu bạn mô tả chi tiết về triệu chứng đau đầu thường xuyên, bao gồm cả thời gian bắt đầu, tần suất, đặc điểm đau, mức độ đau, vị trí, và thời gian kéo dài. Họ cũng sẽ hỏi về các triệu chứng khác có thể đi kèm. Bác sĩ có thể yêu cầu bạn ghi chép chi tiết về cơn đau đầu của mình trong một khoảng thời gian, ghi lại thời điểm xảy ra, thức ăn hoặc hoạt động bạn đã thực hiện trước đó, và mức độ đau.
- Khám lâm sàng: Bác sĩ sẽ tiến hành một số kiểm tra cơ bản như đo huyết áp, kiểm tra mắt, nghe tiếng tim và thậm chí cả kiểm tra thị lực.
- Chụp hình và cận lâm sàng:
- Chụp cắt lớp vi tính (CT scan): Phương pháp chẩn đoán hình ảnh này có thể giúp tìm ra các vấn đề như khối u, viêm, chảy máu, và các vấn đề khác trong não.
- Chụp cộng hưởng từ (MRI): Giúp cung cấp hình ảnh rõ ràng hơn về não và có thể phát hiện các vấn đề như khối u não, viêm màng não, dị dạng mạch máu não và các vấn đề về mạch máu khác.
- Chụp X-quang xoang: Được sử dụng để chẩn đoán bệnh viêm xoang.
- Kiểm tra dịch não tủy: Trong một số trường hợp, việc lấy một mẫu dịch từ cột sống có thể giúp phát hiện các dấu hiệu của viêm màng não, nhiễm trùng hoặc các vấn đề khác ở não bộ làm cho bạn hay bị đau đầu.
- Chẩn đoán loại trừ: Trong trường hợp các xét nghiệm trên không tìm ra nguyên nhân, bác sĩ có thể tiếp tục chẩn đoán dựa trên việc loại trừ các nguyên nhân khác cho đến khi tìm ra nguyên nhân thực sự.
Một khi nguyên nhân đã được xác định, bác sĩ sẽ tư vấn và đề xuất phương án điều trị phù hợp.
Cách khắc phục tình trạng thường xuyên đau đầu
Tình trạng thường xuyên đau đầu có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày. Tùy theo nguyên nhân gây đau đầu, bác sĩ có thể tư vấn cho bạn những biện pháp khắc phục phù hợp. (2)
Một số biện pháp thường được áp dụng để cải thiện tình trạng thường xuyên đau đầu có thể kể đến như:
1. Dùng thuốc
Bác sĩ có thể kê đơn các loại thuốc giảm đau như Paracetamol hoặc Ibuprofen – những loại thuốc có thể giúp giảm đau đầu nhẹ. Một số thuốc đau đầu có thể mua mà không cần đơn. Tuy nhiên, bạn cần dùng theo hướng dẫn của nhà sản xuất và nếu đau đầu kéo dài thì không nên tự dùng thuốc mà cần có sự tư vấn từ bác sĩ.
Ngoài ra, bạn cũng có thể được kê đơn thuốc đặc trị dành cho những người mắc bệnh migraine hoặc các loại thuốc chống trầm cảm, thuốc chống lo âu nếu bạn bị đau đầu thường xuyên do căng thẳng hoặc mất ngủ.
2. Lối sống lành mạnh
Với những người thường xuyên đau đầu, việc quan trọng là phải duy trì một lối sống lành mạnh. Theo đó, chú ý ngủ đủ giấc và ngủ theo một lịch trình khoa học bởi thiếu ngủ có thể là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng thường xuyên đau đầu.
Ngoài ra, hãy tránh ăn quá nhiều thực phẩm chứa chất tyramine như rượu vang đỏ, phô mai,… Không dùng quá nhiều caffeine, thực phẩm có cồn hoặc các loại thực phẩm có chứa muối. (3)
Để cải thiện cơn đau đầu, lưu ý vận động thường xuyên bằng những bài tập thể dục, yoga, đi bộ,… Nên duy trì thói quen luyện tập tối thiểu 3-4 lần/tuần và mỗi lần kéo dài ít nhất 20-30 phút.
3. Giảm căng thẳng
Nếu bạn thường xuyên đau đầu do căng thẳng, việc bạn cần làm chính là học cách quản lý những căng thẳng này. Bạn có thể tập yoga, thiền, massage hay đơn giản chỉ là học cách hít thở sâu.
Bên cạnh đó, không quên xác định nguyên nhân gây căng thẳng và tìm cách giảm bớt hoặc loại bỏ những nguyên nhân này.
4. Trị liệu
Bạn có thể nhận liệu pháp trị liệu từ chuyên gia tâm lý để có thể cải thiện tình trạng thường xuyên đau đầu nếu những cơn đau của bạn xuất phát từ nguyên nhân tâm lý.
5. Kích thích từ trường xuyên sọ
Phương pháp kích thích từ trường xuyên sọ giúp bạn có thể cải thiện những cơn đau đầu kéo dài. Với kỹ thuật này, máy kích thích từ trường sẽ tạo ra các sóng điện tử đi xuyên qua xương sọ (công suất từ 3.000 đến 8.000 ampe).
Phương pháp kích thích từ trường xuyên sọ là phương pháp điều trị không xâm lấn, không gây đau, có thể giúp người bệnh giảm phụ thuộc vào thuốc.
- XEM THÊM:Massage là gì? lợi ích của việc massage
- Thoái hóa cột sống cổ điều trị như thế nào tại Đông y Tuấn Du.
6. Các phương pháp khác
Ngoài những biện pháp kể trên, người thường xuyên đau đầu cũng có thể châm cứu, bấm huyệt, massage,… để cải thiện cơn đau của mình. Việc dùng các loại trà thảo dược cũng giúp bạn giảm đau nhanh chóng hơn.
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Nếu bạn thường xuyên bị đau đầu, bạn không nên xem nhẹ tình trạng này. Dù phần lớn những đau đầu không phải do nguyên nhân nghiêm trọng, nhưng một số trường hợp có thể liên quan đến tình trạng bệnh lý cần can thiệp kịp thời, đặc biệt là khi bạn thường xuyên đau đầu, cơn đau lặp lại nhiều lần.
Vậy trường hợp nào cần đến bệnh viện thăm khám? Hầu hết các tình trạng thường xuyên đau đầu đều cần đến bệnh viện để tìm nguyên nhân bệnh. Tuy nhiên, một số trường hợp đặc biệt mà bạn cần đến bệnh viện càng sớm càng tốt bao gồm:
- Có những cơn đau nghiêm trọng: Nếu bạn có những cơn đau nghiêm trọng, đó có thể là dấu hiệu của vỡ mạch máu não hoặc tình trạng khác cần can thiệp ngay lập tức.
- Thay đổi đặc điểm cơn đau: Nếu bạn đã có tiền sử về đau đầu nhưng cảm nhận sự thay đổi trong mức độ hoặc tần suất của những cơn đau, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ.
- Đau đầu có triệu chứng khác đi kèm: Đau đầu đi kèm với triệu chứng khó nói, mất thăng bằng, mất thị lực, nôn mửa không lý do, tê một bên cơ thể, không thể giơ hai tay qua khỏi đầu, sốt, cứng cổ, giảm cân đột ngột, cơn đau nghiêm trọng hơn khi ho hoặc cử động… là những dấu hiệu cho thấy bạn nên đến bệnh viện càng sớm càng tốt.
- Sau chấn thương: Nếu bạn thường xuyên đau đầu sau một tai nạn, rơi từ độ cao, va chạm mạnh hoặc chấn thương đầu, bạn nên đến bệnh viện thăm khám sớm.
Nếu bạn cảm thấy lo lắng về tình trạng của mình hoặc gặp bất kỳ triệu chứng nào trong những triệu chứng kể trên, hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức để được tư vấn và chẩn đoán kịp thời.
Với Phòng Khám Đông Y Tuấn Du, chúng tôi luôn đặt sức khỏe của bạn là trên hết!
Tại Phòng Khám Đông Y Tuấn Du, chúng tôi hiểu rằng sức khỏe là tài sản quý giá nhất và yêu cầu sự chăm sóc chuyên môn. Đội ngũ y bác sĩ tại chúng tôi đều có chứng chỉ hành nghề chuyên môn về vật lý trị liệu và y học cổ truyền, đồng thời được trang bị kiến thức sâu rộng và nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này.
HOT NEWS
Tác Dụng Giải Độc Của Hoàng Cầm và Liên Kiều
1. Tổng Quan Về Hoàng Cầm và Liên Kiều Hoàng Cầm: [...]
Tác Dụng Của Cặp Thuốc Sài Hồ Và Hoàng Cầm Trong Y Học Cổ Truyền
Trong y học cổ truyền, các vị thuốc từ thiên nhiên [...]
Điều Trị Thoát Vị Đĩa Đệm Bằng Vật Lý Trị Liệu Kết Hợp Y Học Cổ Truyền – Phương Pháp Hiệu Quả Và An Toàn
Điều Trị Thoát Vị Đĩa Đệm Bằng Vật Lý Trị Liệu [...]
Lung Cu Flag Tower – A Proud Landmark at Vietnam’s Northernmost Border
The Lung Cu Flag Tower, located in Lung Cu commune, Dong [...]
Cột Cờ Lũng Cú – Điểm Tựa Tự Hào Nơi Địa Đầu Tổ Quốc
Cột cờ Lũng Cú, thuộc xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, [...]
Explore Suoi Thau Steppe – The Untouched Beauty of Ha Giang’s Highlands
Explore the Enchanting Steppe of Suoi Thau – Ha Giang’s Hidden [...]