Nội dung bài viết
Châm cứu là gì?
Châm cứu là tên gọi của hai hình thức tác động khác nhau. Tuy nhiên, cả hai củng kích thích vào huyệt nhằm mục đích phòng và điều trị bệnh. Do đó, châm và cứu thường hay đi chung với nhau.
- Châm: dùng kim châm xuyên qua da của vùng cơ thể, gọi là huyệt.
- Cứu: dùng lá khô của cây Ngải cứu (Artemisia vulgaris L.) đốt nhằm hơ nóng trên huyệt.
Huyệt theo y học cổ truyền là nơi tập trung cơ năng hoạt động của tạng phủ, kinh lạc…Huyệt nằm ở một vị trí cố định nào đó trên cơ thể.
Huyệt cũng là cửa ngõ xâm nhập của nguyên nhân gây bệnh từ bên ngoài. Khi sức đề kháng của cơ thể suy yếu thì tác nhân bên ngoài dễ xâm nhập các cửa ngõ này để gây bệnh. Việc kích thích huyệt bằng châm hay cứu nhằm tạo phản ứng để đạt được kết quả điều trị mong muốn. Như vậy, huyệt không những có quan hệ chặt với hoạt động sinh lý và biểu hiện bệnh lý. Chúng còn giúp cho việc chẩn đoán và phòng chữa bệnh một cách tích cực, hiệu quả.
Châm cứu có tác dụng gì?
Tác dụng của châm cứu theo lý luận của y học cổ truyền
Một cơ thể khỏe mạnh thể hiện sự hài hòa của âm-dương. Bệnh tật phát sinh do sự mất cân bằng giữa “âm” và “dương” trong cơ thể. Nguyên nhân có thể do bên ngoài (tà khí) quá mạnh, hoặc từ bên trong cơ thể bị suy yếu (chính khí hư). Một trong hai yếu tố này trội hơn sẽ làm cơ thể mất đi sự hài hòa vốn có. Từ đó, gốc rễ của bệnh tật sẽ phát sinh. Theo đó:
- Âm: nền tảng vật chất, thụ động, hướng vào trong, tính mát – lạnh…
- Dương: khả năng hoạt động, chủ động, hướng ra ngoài, tính ấm – nóng…
Khi âm và dương mất cân bằng, cơ thể sẽ giảm khả năng chống đỡ bệnh tật. Kinh – mạch (hệ thống các đường dẫn năng lượng, dinh dưỡng, dịch thể) bị tắc nghẽn và bệnh sẽ phát sinh.
Nếu do nguyên nhân từ ngoài xâm nhập sẽ gây tắc sự vận hành của khí huyết. Châm cứu vào các huyệt trên đường kinh để loại trừ tác nhân gây bệnh ra ngoài (gọi là khu tà). Nếu là nguyên nhân bên trong: chính khí hư, khí huyết không đủ. Châm cứu sẽ làm tăng khí huyết để đạt mục đích điều trị (gọi là bổ chính). Như vậy, phương pháp này giúp phục hồi lại sự tuần hoàn của hệ kinh – mạch, tăng khả năng phòng vệ (sức đề kháng) nên giúp phòng và trị bệnh.
Tác dụng của châm cứu theo y học hiện đại
Các công trình nghiên cứu cho thấy:
Khi đo điện trở da trên huyệt và đường kinh, thấy điện trở thấp hơn vùng da không phải là huyệt và đường kinh. Nhờ vào tính chất này giúp chẩn đoán bệnh và lựa chọn thủ thuật điều trị.
Châm cứu làm cơ thể thay đổi nồng độ các chất dẫn truyền thần kinh như: morphine nội sinh, cũng như các nội tiết tố: estrogen, testosterone, cortisol… tăng các tế bào bạch cầu đa nhân, tế bào lympho, các endorphin… Từ đó, châm cứu có tác dụng điều chỉnh các rối loạn trong cơ thể.
Châm cứu có tác dụng giúp an thần, giãn cơ, tăng ngưỡng đau, phục hồi các cơ yếu liệt.
Điều trị bằng châm cứu là nhằm điều hòa cân bằng âm dương. Cụ thể: khi chính khí hư thì phải bổ, tà khí thực thì tả, bệnh nhiệt thì châm, bệnh hàn thì cứu. Phương pháp này còn giúp điều hòa hoạt động bình thường của hệ kinh lạc.
Tác dụng của châm cứu trong điều trị bệnh lý
Hiệu quả giảm đau của châm cứu đã được xác lập qua các nghiên cứu lâm sàng. Chúng được chứng minh giúp giảm đau lưng – cổ, đau sau phẫu thuật và nhiều cơn đau khác. Tuy nhiên tác dụng của châm cứu còn thể hiện ở nhiều bệnh lý khác. Châm cứu có tác dụng giảm đau tốt hơn so với giả dược trong hầu hất các loại đau. Tỷ lệ giảm đau mạn tính bằng châm cứu chiếm 55-85% trường hợp.
Do tác dụng phụ và ít nguy cơ lệ thuộc thuốc giảm đau, châm cứu được lựa chọn để điều trị đau mạn tính. Hiện nay, có rất nhiều hình thức khác như: điện châm, thủy châm, nhu châm (cấy chỉ)… Điều trị bằng châm cứu có thể áp dụng cho 3 nhóm bệnh lý chính: đau, liệt, rối loạn chức năng cơ thể. Cụ thể như sau:
Đối với đau:
- Đau do thần kinh:
- Đau thần kinh tọa.
- Đau sau zona.
- Đau cơ xương khớp:
- Giãn dây chằng.
- Thoái hóa khớp gối.
- Đau do thoái hóa- thoát vị cột sống cổ, cột sống lưng.
Đau là vấn đề thuờng gặp gây suy giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh
Liệt:
- Liệt nửa người sau đột quỵ.
- Liệt các dây thần kinh III, IV, V, VI, VII, liệt dây thanh…
Rối loạn chức năng cơ thể:
- Cảm cúm.
- Mất ngủ
- Viêm xoang.
Các bệnh về dạ dày, ruột.
Các bệnh rối loạn kinh nguyệt, đau bụng khi hành kinh, di mộng tinh, tiểu dầm, bí tiểu.
An toàn khi châm cứu
Châm cứu được xem là một phương pháp điều trị an toàn, ít tác dụng phụ. Đặc biết, nếu được thực hiện bởi y bác sĩ có chuyên môn.
Những rủi ro có thể gặp phải khi châm cứu
Ngoài tìm hiểu châm cứu có tác dụng gì, chúng ta cũng cần điểm qua những tác dụng phụ sau. Một số tác dụng phụ của châm cứu bao gồm phản ứng toàn thân như:
- Mệt mỏi.
- Buồn ngủ.
- Ngứa ở vùng châm.
- Hoa mắt, chóng mặt.
- Đau đầu, đau ngực.
- Choáng do châm. Nhẹ có thể gặp: mặt nhợt, vã mồ hôi, bồn chồn, buồn nôn…Nặng: ngất, tay chân lạnh.
Phản ứng tại chỗ:
- Kim rút chặt không rút ra được.
- Gãy kim.
- Chảy máu khi rút kim.
- Đau ở vùng châm trong hoặc sau khi rút kim.
- Xuất huyết dạng chấm hoặc vết bầm máu, tụ máu dưới da.
Tuy nhiên, tất cả các triệu chứng trên đều được dung nạp tốt bởi người bệnh. Hơn nữa, các tác dụng phụ nghiêm trọng của châm cứu là rất hiếm gặp như:
- Viêm gan hoặc HIV.
- Tràn khí màng phổi, tim và màng ngoài tim.
Tất cả đều có thể tránh được nếu châm cứu được thực hiện bởi các chuyên gia được đào tạo tốt. Tuy nhiên, các biện pháp phòng ngừa chung vẫn cần thiết để tránh tác dụng phụ có thể xảy ra.
Chân cứu có tác dụng gì? Phuong pháp này có tác dụng trong điều trị nhiều bệnh đau cấp và mạn
Phòng khám Đông y Tuấn Du là 1 trong những địa chỉ khám và điều trị bằng châm cứu, y học cổ truyền tốt nhất tại Hà Giang. Đội ngũ bác sĩ, kỹ thuật viên giỏi, giàu kinh nghiệm sẽ mang đến sự hài lòng và tin cậy đối với mọi khách hàng khi lựa chọn điều trị, chăm sóc sức khỏe tại đây.
Với Phòng Khám Đông Y Tuấn Du, chúng tôi luôn đặt sức khỏe của bạn là trên hết!
Tại Phòng Khám Đông Y Tuấn Du, chúng tôi hiểu rằng sức khỏe là tài sản quý giá nhất và yêu cầu sự chăm sóc chuyên môn. Đội ngũ y bác sĩ tại chúng tôi đều có chứng chỉ hành nghề chuyên môn về vật lý trị liệu và y học cổ truyền, đồng thời được trang bị kiến thức sâu rộng và nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này.
HOT NEWS
Thịt Trâu Héo Hà Giang – Hương Vị Núi Rừng Quyến Rũ 2025
Hà Giang, vùng đất nơi mây trời hòa quyện cùng núi [...]
Rau muống trong đông y, tại sao ăn rau muống lại bị sẹo lồi ? 2025
Rau muống (Ipomoea aquatica) là loại rau quen thuộc trong bữa [...]
Các vị thuốc đông y có nguồn gốc từ cây tre Việt Nam 2025
Cây tre là một hình ảnh quen thuộc trong đời sống [...]
The Benefits of Oriental Medicine Massage in Improving Sleep and Mental Health 2025
Oriental medicine massage is a therapeutic approach rooted in ancient principles [...]
Tác dụng của massage Đông y trong cải thiện giấc ngủ và tinh thần
Massage Đông y là phương pháp trị liệu dựa trên nguyên [...]
Guide to Choosing the Right Massage Therapy for Your Condition 2025
Massage is not just a relaxation method but also an effective [...]