Luyện tập thể thao hằng ngày bằng cách đạp xe đạp là một trong những phương pháp hữu hiệu giúp bạn cải thiện sức khỏe và tinh thần. Hãy cùng Đông y Tuấn Du khám phá 13 lợi ích của việc đi xe đạp mỗi ngày nhé!

1 Tăng cường sức khoẻ tim mạch

Đạp xe được biết đến như một cách để tăng cường sức khỏe cho tim mạch. Theo Hiệp hội Y khoa Anh, đi xe đạp 20km/tuần có thể làm giảm nguy cơ của bệnh tim mạch lên đến 50%. Vì vậy, bạn nên tích cực rèn luyện bộ môn này kết hợp với các bài tập thể dục khác để có một trái tim khỏe mạnh nhé!

2 Cơ bắp trở nên săn chắc hơn

Đạp xe là sự lựa chọn hoàn hảo nếu bạn đang tìm kiếm các bài tập để làm thon gọn cũng như săn chắc vùng hông và chân. Việc tập luyện với xe đạp thường xuyên sẽ giúp bạn phát triển cơ gân kheo, cơ mông và bắp chân, từ đó giúp bạn có đôi chân thon gọn.

Bên cạnh đó, đạp xe còn có lợi ích đối với vùng cơ eo và lưng. Bạn sẽ cảm nhận được sự săn chắc hơn ở những vùng này nhờ việc tập luyện thường xuyên. Điều này giúp bạn tăng cường thể chất cho toàn bộ cơ thể.

Người dùng có thể sử dụng xe đạp địa hình để rèn luyện cơ bắp trở nên săn chắc hơn

Người dùng có thể sử dụng xe đạp địa hình để rèn luyện cơ bắp trở nên săn chắc hơn

3 Kiểm soát cân nặng hiệu quả

Đạp xe là một trong những bộ môn thể thao có tác động tích cực đến việc giảm cân và duy trì cân nặng. Tương tự như các bài tập cardio như chạy bộ và bơi lội, đạp xe giúp bạn có thể đốt cháy lượng calo lớn và thúc đẩy quá trình giảm mỡ.

Sử dụng xe đạp địa hình rèn luyện mỗi ngày sẽ giúp kiểm soát cân nặng được hiệu quả hơn

Sử dụng xe đạp địa hình rèn luyện mỗi ngày sẽ giúp kiểm soát cân nặng được hiệu quả hơn

4. Giảm stress, giúp tinh thần vui vẻ, tăng tuổi thọ

Hoạt động đạp xe có thể kích thích cơ thể tiết ra hormone endorphin, tạo nên cảm giác hưng phấn, thoải mái và có tác động tích cực đến tâm trạng của bạn, làm giảm căng thẳng hiệu quả.

Đồng thời, việc tập luyện đạp xe cũng tạo điều kiện cho bạn để tạm rời xa môi trường áp lực và tập trung vào vận động, giúp xua tan những suy nghĩ tiêu cực và lo lắng.

Việc đạp xe địa hình hằng ngày giúp tinh thần trở nên phấn chấn hơn

Việc đạp xe địa hình hằng ngày giúp tinh thần trở nên phấn chấn hơn

5. Xương khớp chắc khỏe hơn

Việc tập luyện đạp xe sẽ có tác động trực tiếp đến khớp gối, kích thích sản xuất chất nhầy và làm trơn bề mặt khớp. Điều này có thể làm giảm đáng kể các cơn đau và cải thiện sự linh hoạt của khớp gối.

Bên cạnh đó, đạp xe thường xuyên còn tác động lên các nhóm cơ, gân và xương trong cơ thể, giúp cải thiện sự linh hoạt, tăng sự phối hợp của hệ cơ bắp và xương khớp của cơ thể.

Khi đạp xe, phần khớp gối được tác động sâu giúp xương khớp luôn được hoạt động linh hoạt

Khi đạp xe, phần khớp gối được tác động sâu giúp xương khớp luôn được hoạt động linh hoạt

6. Tốt cho hệ miễn dịch

Hệ miễn dịch của chúng ta đạt đến mức tối đa vào năm 30 tuổi, sau đó nó sẽ suy giảm với tốc độ khoảng 2 – 3 %/năm. Do đó, để duy trì một hệ miễn dịch mạnh mẽ nhằm chống lại bệnh tật, việc tập luyện thể thao là vô cùng quan trọng.

Tập luyện với bộ môn đạp xe sẽ giúp bạn tăng cường tính dẻo dai và xây dựng một lớp lá chắn vững chắc để bảo vệ sức khỏe. Bên cạnh đó, hoạt động này cũng giúp giảm mức đường huyết, cân bằng hormone, từ đó đem đến cho bạn hệ miễn dịch khỏe mạnh.

Vận động bằng xe đạp địa hình giúp tăng cường hệ miễn dịch của người đạp

Vận động bằng xe đạp địa hình giúp tăng cường hệ miễn dịch của người đạp

7. Tăng sức bền, độ dẻo dai cho cơ thể

Để rèn luyện sức bền và tính dẻo dai, đạp xe có thể là một bộ môn thể thao tuyệt vời mà bạn không nên bỏ qua. Tuy nhiên, việc luyện tập nên được lên kế hoạch cụ thể từ cơ bản đến nâng cao để tránh gây kiệt sức và chấn thương không đáng có.

Ngoài ra, hãy đảm bảo rằng bạn trang bị đầy đủ phụ kiện bảo hộ như: mũ bảo hiểm, găng tay và quần áo thích hợp để bảo vệ an toàn khi đạp xe hoặc bình nước để cung cấp nước cho cơ thể trong quá trình đạp xe.

Hầu như, xe đạp địa hình được trang bị bình nước giúp người dùng cấp nước, tăng cường sức bền khi di chuyển lâu

Hầu như, xe đạp địa hình được trang bị bình nước giúp người dùng cấp nước, tăng cường sức bền khi di chuyển lâu

8. Cải thiện thị lực

Hoạt động đạp xe ngoài trời sẽ tạo điều kiện cho bạn tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên, giúp mắt hoạt động tốt hơn và tăng khả năng phân biệt các chi tiết nhỏ trong môi trường xung quanh. Bạn có thể trang bị thêm mắt kính để bảo vệ mắt trước tác động của thời tiết.

Ngoài ra, việc đạp xe ngoài trời đòi hỏi bạn phải tập trung và lưu ý đến các yếu tố như xe cộ, người đi bộ và các tình huống giao thông khác. Việc quan sát này có thể giúp bạn cải thiện khả năng tập trung trong việc quan sát và phản xạ nhạy bén hơn.

Đạp xe đạp địa hình đều đặn giúp người dùng được tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên, tăng cường thị lực

Đạp xe đạp địa hình đều đặn giúp người dùng được tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên, tăng cường thị lực

9. Cải thiện chức năng phổi

Khi bạn thực hiện hoạt động thể chất như đạp xe, phổi của bạn sẽ co bóp và giãn nhanh hơn, tăng khả năng cung cấp oxy và giải phóng CO2, đồng thời làm giảm nguy cơ bị nghẹt đường hô hấp.

Bên cạnh đó, đạp xe ngoài trời trong môi trường trong lành cũng có thể giúp cải thiện sức khỏe của đường hô hấp, giảm nguy cơ gặp phải các vấn đề liên quan đến hô hấp như viêm phế quản và hen suyễn.

Hoạt động phổi của bạn sẽ được tăng cường ngay khi đạp xe đạp để đi làm, leo núi

Hoạt động phổi của bạn sẽ được tăng cường ngay khi đạp xe đạp để đi làm, leo núi

10. Cải thiện bệnh táo bón

Việc tăng cường hoạt động thể chất bằng cách đi xe đạp có thể giúp kích thích ruột làm việc hiệu quả hơn, giảm tình trạng táo bón. Bên cạnh đó, đạp xe sẽ tăng cường quá trình tiêu hóa và làm giảm thời gian tiếp xúc của các chất gây ung thư trong ruột, ngăn chặn chứng bệnh ung thư đại tràng.

Người đang gặp các vấn đề về đường ruột có thể sử dụng xe đạp địa hình rèn luyện sức khỏe nhằm cải thiện hoạt động đường ruột

Người đang gặp các vấn đề về đường ruột có thể sử dụng xe đạp địa hình rèn luyện sức khỏe nhằm cải thiện hoạt động đường ruột

11. Phòng tránh nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Duy trì việc đạp xe hằng ngày từ 30 – 60 phút có thể giúp giảm lượng đường trong máu và làm tăng khả năng cơ thể sử dụng insulin một cách hiệu quả. Đây là hình thức vận động được các bác sĩ, chuyên gia khuyến khích các bệnh nhân bị bệnh tiểu đường luyện tập nhằm thúc đẩy quá trình tiêu thụ glucose trong cơ bắp và duy trì lượng đường trong máu ổn định.

Thêm vào đó, việc đạp xe đều đặn có thể khiến cơ thể dần dần trở nên nhạy cảm hơn với insulin, giúp điều tiết lượng đường trong máu một cách hiệu quả hơn. Từ đó giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 và hỗ trợ quản lý bệnh tiểu đường loại 1 để cơ thể bạn thêm khỏe.

Bạn có thể vận động bằng xe đạp địa hình để ngăn ngừa tình trạng tiểu đường

Bạn có thể vận động bằng xe đạp địa hình để ngăn ngừa tình trạng tiểu đường

12. Hỗ trợ chống lại bệnh ung thư

Việc đạp xe đạp có thể giảm nguy cơ mắc các loại ung thư lên tới 45%. Đạp xe đều đặn và thường xuyên giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, cải thiện lối sống lành mạnh và điều chỉnh cân bằng hormone trong cơ thể từ đó ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh ung thư.

Đạp xe đạp giúp bạn vận động để phòng tránh ung thư

Đạp xe đạp giúp bạn vận động để phòng tránh ung thư

13. Bảo vệ môi trường

Việc sử dụng xe đạp như là phương tiện di chuyển hàng ngày thay vì xe máy hoặc xe hơi cũng là một lựa chọn để nâng cao sức khỏe và bảo vệ môi trường sống của con người.

Bằng cách lựa chọn xe đạp làm phương tiện di chuyển hàng ngày, ta có thể giảm thiểu lượng khí thải, tiết kiệm năng lượng đồng thời bảo vệ môi trường tự nhiên và duy trì cân bằng sinh thái.

Rối loạn tiền đình: nguyên nhân và cách điều trị?