Bấm huyệt hay xoa bóp bấm huyệt từ lâu đã được áp dụng như một phương pháp phòng và điều trị bệnh hiệu quả. Vậy bấm huyệt có những tác dụng gì? Bấm huyệt ứng dụng trong phòng và điều trị những bệnh lý nào? Hãy cùng Đông y Tuấn Du tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Nội dung bài viết
Tác dụng của xoa bóp bấm huyệt đối với sức khỏe
Tác dụng xoa bóp bấm huyệt trên da
Da là cơ quan nhận cảm, truyền các kích thích vào hệ thống thần kinh trung ương và tiếp nhận những phản ứng trả lời của cơ thể với các kích thích. Vì vậy, khi xoa bóp bấm huyệt có tác dụng trực tiếp lên da và thông qua da ảnh hưởng tới toàn thân.
Khi xoa bóp bấm huyệt, lớp sừng của biểu bì da bong ra làm hô hấp da được tốt hơn, tăng cường chức năng tuyến mỡ, tuyến mồ hôi, từ đó đào thải các chất cặn bã ra ngoài.
Xoa bóp bấm huyệt làm mạch máu giãn, tăng cường tuần hoàn động mạch và tĩnh mạch, có lợi cho việc dinh dưỡng ở da, làm cho da co giãn tốt hơn, da bóng đẹp và mịn, có tác dụng tốt với chức năng bảo vệ cơ thể của da. Ngoài ra các thao tác và áp lực tạo ra khi xoa bóp bấm huyệt làm phá vỡ các mô đệm dưới da, phá vỡ các mô xơ và giúp ngăn ngừa xơ hóa – lão hóa da.
Thông qua xoa bóp bấm huyệt, các chất trung gian hóa học được giải phóng và các nhà khoa học cho rằng các chất này “có thể ức chế việc truyền các tín hiệu thần kinh độc hại đến não”, đồng thời làm giảm phóng thích các chất trung gian hóa học gây đau giúp giảm đau và tạo cảm giác hạnh phúc cho người được xoa bóp bấm huyệt.
>> Thoái hóa cột sống cổ: nguyên nhân, triệu chứng
Tác dụng bấm huyệt trên hệ thần kinh
Lớp trung bì của da có chứa vô số các đầu tận cùng của dây thần kinh cảm giác liên kết với các hạch thần kinh, trung khu thần kinh và não tủy. Tác động vào da bằng xoa bóp bấm huyệt là tác động vào toàn bộ hệ thần kinh.
Trong đó xoa bóp bấm huyệt có ảnh hưởng rất lớn đối với hệ thần kinh thực vật, nhất là hệ giao cảm, tạo ra những thay đổi tích cực cho các cơ quan và mạch máu:
- Xoa bóp bấm huyệt làm hệ thống thần kinh thực vật chuyển từ trạng thái giao cảm sang trạng thái phó giao cảm, từ đó giúp cơ thể giảm căng thẳng, giảm lo âu trầm cảm, giảm nhịp tim, hạ huyết áp và làm tăng cường sự thư giãn, thoải mái và tỉnh táo.
- Bấm huyệt gáy, lưng, vai, ngực có thể giúp điều trị các bệnh về mũi họng, cao huyết áp, trạng thái thần kinh như mất ngủ, rối loạn dinh dưỡng ở tay, đau nửa đầu do vận mạch.
- Bấm huyệt vùng thắt lưng cùng tác động đến vùng gây phản xạ thần kinh thực vật ở thắt lưng cùng, từ đó có tác dụng dinh dưỡng khi có bệnh về hệ mạch, chấn thương ở chân, giảm co thắt mạch, hàn gắn vết thương, dinh dưỡng các vết loét.
- Xoa bóp bấm huyệt vùng thượng vị cũng ảnh hưởng tới chức năng của dạ dày, tá tràng, bàng quang.
- Bấm huyệt có thể gây lên những thay đổi trên điện não: kích thích nhẹ nhàng gây hưng phấn, kích thích mạnh thường gây ức chế.
Tác dụng bấm huyệt lên cơ, gân, khớp
Đối với cơ, bấm huyệt làm tăng tính đàn hồi của cơ, tăng sức bền và phục hồi sức khoẻ cho cơ nhanh hơn. Bấm huyệt giúp giải quyết tình trạng căng cơ, hay làm tăng dinh dưỡng cơ, từ đó chữa teo cơ hiệu quả. Ngoài ra, xoa bóp làm cơ bị chấn thương mau lành, sẹo tốt và ít di chứng trên cơ thể.
Đối với gân khớp, xoa bóp bấm huyệt làm tăng tính co giãn, tăng tính hoạt động của gân, dây chằng, thúc đẩy việc tiết dịch trong cơ khớp và tuần hoàn quanh khớp. Bấm huyệt được ứng dụng nhiều trong các bệnh lý khớp.
Tác dụng bấm huyệt với hệ tuần hoàn và hệ bạch huyết
- Đối với tuần hoàn máu: xoa bóp bấm huyệt làm giãn mạch, trở lực trong lòng mạch giảm đi. Mặt khác, xoa bóp trực tiếp đẩy máu về tim, do đó vừa làm giảm gánh nặng cho tim, vừa giúp máu về tim tốt hơn. Xoa bóp toàn thân cũng làm cho một lượng máu khá lớn được trao đổi giữa các cơ quan trong cơ thể và da. Sự vận chuyển này làm cho tuần hoàn máu trong cơ thể được lưu thông thuận lợi, tạo điều kiện tốt cho quá trình thay cũ đổi mới trong các tế bào và tăng cường sự dinh dưỡng toàn thân
- Đối với người huyết áp cao ít luyện tập, xoa bóp bấm huyệt có thể làm hạ áp.
- Trong khi xoa bóp, số lượng bạch cầu và tiểu cầu đến tại vùng đó hơi tăng. Sự thay đổi nhất thời này có tác dụng tăng cường sự phòng vệ của cơ thể.
Ngoài hệ tuần hoàn, bấm huyệt còn giúp cho việc vận chuyển bạch huyết được tăng cường. Dòng máu và dòng bạch huyết tăng, tạo điều kiện làm giảm hiện tượng ngưng trệ và tiết dịch ở vùng khớp, ổ bụng, từ đó có tác dụng tiêu nề.
Tác dụng bấm huyệt trên các hệ cơ quan khác
- Đối với hô hấp: Khi xoa bóp trên da, sẽ tác động đến các trung khu hô hấp giúp cho phổi hoạt động dễ dàng hơn. Bấm huyệt hỗ trợ điều trị các bệnh lý phế khí thũng, hen phế quản, xơ cứng phổi… nâng cao chức năng thở.
- Đối với tiêu hoá: tăng cường nhu động dạ dày, ruột và cải thiện chức năng tiêu hoá khi chức năng tiết dịch tiêu hoá kém. Bấm huyệt với kích thích mạnh làm tăng tiết dịch, ngược lại bấm huyệt với cường độ vừa và nhẹ giúp làm giảm tiết dịch.
Trên đây là những thông tin về tác dụng của bấm huyệt mà bạn nên biết. Bấm huyệt là phương pháp trị liệu an toàn, đem lại hiệu quả tích cực trong nhiều vấn đề phòng và điều trị bệnh.
_____________________________________________________________________________________
HOT NEWS
Combo Refresh tại Đông Y Tuấn Du: Phục Hồi Năng Lượng Sau Hành Trình Khám Phá Hà Giang
Hà Giang là điểm đến lý tưởng với cảnh sắc hùng [...]
Herbal Shampoo After Massage at Tuấn Du Oriental Healthcare – Feeling Fresh and Clean.1
You’ve just finished an incredibly relaxing massage session, and your whole [...]
Gội Đầu Thảo Dược Sau Massage – Đã “Đã” Rồi Lại Còn “Sạch Sành Sanh”!
Bạn vừa hoàn thành buổi massage thư giãn cực đã, toàn [...]
Cặp Thuốc Bổ Thận Bổ Dương Hoàng Kỳ và Phụ Tử: Bí Quyết Tăng Cường Sức Khỏe Nam Giới 2024
Trong hệ thống y học cổ truyền, hoàng kỳ và phụ [...]
Cặp thuốc táo thấp hóa đàm hay được sử dụng trong đông y
Bán Hạ Và Sinh Khương – Cặp Thuốc Táo Thấp Hóa [...]
Hiệu Quả Tiêu Thực Của Thần Khúc Và Mạch Nha Trong Đông Y
Thần Khúc Và Mạch Nha – Cặp Thuốc Tiêu Thực Hiệu [...]